Đại Sơn, Tứ Kỳ

Đại Sơn
Xã Đại Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHải Dương
HuyệnTứ Kỳ
Thành lập1/12/2019[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°52′47″B 106°22′29″Đ / 20,87972°B 106,37472°Đ / 20.87972; 106.37472
Đại Sơn trên bản đồ Việt Nam
Đại Sơn
Đại Sơn
Vị trí xã Đại Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9,74 km²[1]
Dân số (2018)
Tổng cộng9.401 người[1]
Mật độ965 người/km²
Khác
Mã hành chính11083[2]

Đại Sơn là một xã thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Tên của xã được ghép từ tên của hai xã cũ là Đại Đồng và Kỳ Sơn.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại Sơn nằm ở phía bắc huyện Tứ Kỳ, có vị trí địa lý:

Xã Đại Sơn có diện tích 9,74 km², dân số năm 2018 là 9.401 người[1], mật độ dân số đạt 965 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại Sơn trước đây vốn là hai xã Đại Đồng và Kỳ Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ.

Xã Đại Đồng được thành lập từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, trên cơ sở sáp nhập các xã cũ: Liêu Xá, Nghĩa Dũng, Nghĩa Xá; các xã cũ chuyển thành 3 thôn thuộc xã Đại Đồng.

Xã Kỳ Sơn, năm 1946 có tên là Ngô Sơn sau khi đã hợp nhất các xã: Mỗ Đoạn, Hương Quất, Bỉnh Di, Phạm Xá. Năm 1949, Ngô Sơn hợp với Mỹ Ngọc để thành xã Ngọc Sơn. Năm 1956, các làng Mỗ Đoạn, Hương Quất, Bỉnh Di tách khỏi Ngọc Sơn để hình thành nên xã Kỳ Sơn như sau này.

Trước khi sáp nhập, xã Đại Đồng có diện tích 6,61 km², dân số là 5.901 người, mật độ dân số đạt 893 người/km². Xã Kỳ Sơn có diện tích 3,13 km², dân số là 3.500 người, mật độ dân số đạt 1.118 người/km².

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Đại Đồng và Kỳ Sơn thành xã Đại Sơn.

Giáo dục - khoa cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Hương Quất có 4 tiến sĩ Nho học trong lịch sử và là 1 trong 2 làng của huyện Tứ Kỳ xưa (cùng với La Xá) có nhiều tiến sĩ Nho học nhất:

- Chu Thiêm Uy (Thám hoa 1448).

- 3 anh em tiến sĩ (Nguyễn Thiện - 1448, Nguyễn Thận - 1453, Nguyễn Tài, 1463)

Làng Nghĩa Dũng có tiến sĩ Phạm Đức Mậu (1583).[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Đỉnh Khiết Đại Việt Lịch triều đăng khoa lục - năm 1779

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Cùng tìm hiểu những biện pháp bảo vệ đôi mắt các bạn nhé
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune