Đại Vương

Đại Vương (chữ Hán: 大王) là thụy hiệu hoặc tôn hiệu của một số vị quân chủ, ngoài ra Đại Vương (代王) còn là tước hiệu của một số vị quân chủ.

Thụy hiệu Đại vương (大王)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tước hiệu Đại vương (大王)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Việt Nam đệ tam bắc thuộc Bố Cái Đại Vương (truy tôn)
  2. Việt Nam Đinh triều Tây Vị Đại Vương
  3. Việt Nam Tiền Lê Triều tướng soái Hoằng Thánh Đại Vương (nhà Lý truy tặng, sau kiêng húy đổi là Hồng Thánh Đại Vương)
  4. Việt Nam Tiền Lê triều Kình Thiên Đại Vương
  5. Việt Nam Tiền Lê triều Đông Thành Đại Vương
  6. Kim triều Hoàng Đệ Án Sát Đại Vương
  7. Việt Nam Trần triều Kiến Quốc Đại Vương
  8. Việt Nam Trần triều Tĩnh Quốc Đại Vương
  9. Việt Nam Trần triều Hưng Ninh Đại Vương
  10. Việt Nam Trần triều Chiêu Văn Đại Vương
  11. Việt Nam Trần triều Khai Minh Đại Vương
  12. Việt Nam Trần triều Hưng Nhân Đại Vương
  13. Việt Nam Trần triều Khâm Thiên Đại Vương
  14. Việt Nam Trần triều Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương
  15. Việt Nam Trần triều Huệ Vũ Đại Vương
  16. Việt Nam Trần triều Cung Túc Đại Vương
  17. Việt Nam Trần triều Tá Thiên Đại Vương
  18. Việt Nam Trần triều Cung Tĩnh Đại Vương
  19. Việt Nam Trần triều Trang Định Đại Vương (thụy là Mẫn Vương)
  20. Việt Nam Trần triều Chương Vũ Đại Vương
  21. Việt Nam Trần triều Tuyên Trung Vệ Quốc Đại Vương
  22. Việt Nam Trần triều Linh Đức Đại Vương
  23. Việt Nam Hồ triều Vệ Quốc Đại Vương
  24. Việt Nam Hồ triều Bảo Ninh Đại Vương
  25. Việt Nam Lê triều Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương (có thụy hiệu khác là Hiếu Cao Đế)
  26. Việt Nam Mạc triều Hồng Phúc Đại Vương (truy tôn)
  27. Việt Nam Hậu Lê Triều Hiển Uy Chính Nghị Anh Kiệt Trung Trinh Đại Vương (truy tặng).
  28. Việt Nam Hậu Lê triều Đông Hải Đại Vương (truy tặng)
  29. Việt Nam Mạc triều tướng soái Nam Hải Đại Vương (nhân dân truy tặng)
  30. Việt Nam Mạc triều Minh Nghĩa Đại Vương

Phong hiệu Đại vương (代王)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại Vương Triệu Gia đời Chiến Quốc
  • Đại Vương là tước phong của Triệu Yết thời Tây Sở
  • Đại Vương là tước phong của Trần Dư thời Tây Sở
  • Đại Vương còn là tước hiệu tự xưng của Trần Hy đời Tây Hán
  • Đại Vương là tước phong của Lưu Hỷ thời Tây Hán
  • Đại Vương từng là tước phong của Lưu Như Ý thời Tây Hán
  • Đại Vương là tước hiệu trước khi lên ngôi của Hán Văn Đế Lưu Hằng
  • Đại Vương từng là tước phong của Lưu Vũ thời Tây Hán
  • Đại Vương là tước phong của Lưu Tham đời Tây Hán, truyền được ba thế hệ
  • Đại Vương là tước phong của Lư Phương thời Đông Hán
  • Đại Vương là tước phong của Tư Mã Diễn thời Tây Tấn
  • Đại Vương là tước phong của Thác Bạt Y Lư thời Đông Tấn, truyền được 7 đời
  • Đại Vương là tước hiệu tự xưng ban đầu của Ngụy Đạo Vũ Đế Thác Bạt Khuê sau khi phục quốc
  • Đại Vương là tước phong của Vũ Văn Đạt thời Bắc Chu
  • Đại Vương là tước phong của Chu Quế đời nhà Minh, truyền được 16 thế hệ

Nhân vật khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Hồng Thánh đại vương (hay Quảng Lợi đại vương, là một nhân vật thần thoại miền Giang Nam Trung Quốc)
  2. Mộc Lộc đại vương (nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa)
  3. Đóa Tư đại vương (nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa)
  4. Kim Giác đại vương (nhân vật Tây Du Ký, vốn là đồng tử quạt lò của Thái Thượng Lão Quân)
  5. Ngân Giác đại vương (nhân vật Tây Du Ký, vốn là đồng tử quạt lò của Thái Thượng Lão Quân)
  6. Thánh Anh đại vương (nhân vật Tây Du Ký, con trai của Ngưu Ma VươngThiết Phiến công chúa)
  7. Linh Cảm đại vương (nhân vật Tây Du Ký, vốn là con cá chép vàng của Quan Âm Bồ Tát, tác quái ở sông Thông Thiên)
  8. Nam Sơn đại vương (nhân vật Tây Du Ký, chính là con báo đốm thành tinh ở núi Trung Nam)
  9. Tích Hàn đại vương (nhân vật Tây Du Ký, vốn là con tê giác thành tinh, đại ca ở động Huyền Anh núi Thanh Long)
  10. Tích Thử đại vương (nhân vật Tây Du Ký, vốn là con tê giác thành tinh, nhị ca ở động Huyền Anh núi Thanh Long)
  11. Tích Trần đại vương (nhân vật Tây Du Ký, vốn là con tê giác thành tinh, tam ca ở động Huyền Anh núi Thanh Long)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan