Đại bàng đầu nâu

Đại bàng đầu nâu
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Accipitriformes
Họ (familia)Accipitridae
Phân họ (subfamilia)Aquilinae
Chi (genus)Aquila
Loài (species)A. heliaca
Danh pháp hai phần
Aquila heliaca
Savigny, 1809
Bản đồ phân bố của Đại bàng đầu nâu, nơi sinh sản (màu cam) và nơi trú đông (màu xanh)
Bản đồ phân bố của Đại bàng đầu nâu, nơi sinh sản (màu cam) và nơi trú đông (màu xanh)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Aquila heliacea heliacea

Đại bàng đầu nâu[2] hay đại bàng hoàng đế phương Đông (danh pháp hai phần: Aquila heliaca) là một loài chim săn mồi lớn, sinh sản ở đông nam châu Âu, Tây Á đến Trung Á. Hầu hết các cá thể di trú trong mùa đông về phía đông bắc châu Phi hay miền nam và miền đông châu Á.[3] Quần thể toàn cầu là nhỏ và đang suy giảm do ngược đãi, mất môi trường sống và con mồi. Vì thế loài này được Sách đỏ IUCN liệt kê như là sắp nguy cấp kể từ năm 1994.[1]

Đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha tìm thấy ở Tây Ban NhaBồ Đào Nha, trước đây được gộp trong loài này. Tuy nhiên hiện nay thì chúng đã được chia tách như là các loài riêng biệt[4] do các khác biệt đáng kể về hình thái,[5] sinh thái[3] và các đặc trưng phân tử.[6][7]

Đại bàng đầu nâu là loài đại bàng lớn, với chiều dài 72–90 cm (28–35 in), sải cánh 1,8–2,16 m (5,9–7,1 ft) và cân nặng 2,45–4,55 kilôgam (5,4–10,0 lb). Chim mái khoảng 25% lớn hơn chim trống.[3][8][9] Nó rất giống với đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha, nhưng có ít màu trắng ở vai hơn và hơi to lớn hơn một chút.[3].

Môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại châu Âu, đại bàng đầu nâu đang bị đe dọa tuyệt chủng. Nó đã gần như biến mất từ nhiều khu vực trong phạm vi phân bố trước đây của nó, ví dụ như Hungary và Áo.[1] Ngày nay, các quần thể châu Âu duy nhất đang gia tăng là trong bồn địa Karpat, chủ yếu là vùng núi phía bắc Hungary và khu vực phía nam Slovakia. Quần thể sinh sản ở Hungary gồm khoảng 105 cặp.[10] Quần thể sinh sản xa nhất về phía tây nằm trên biên giới Áo và Cộng hòa Séc gồm khoảng 25–30 cặp và chúng chủ yếu là chim không di trú. Có nhiều tổ đại bàng đầu nâu trong phần Bulgaria/Hy Lạp của vành đai xanh châu Âu.

Hoàng gia Áo-Hungary từng chọn đại bàng đầu nâu làm động vật huy hiệu của mình, nhưng điều này cũng không giúp đỡ gì cho loài chim này. Môi trường sống ưa thích của đại bàng đầu nâu là các vùng quê thoáng đãng với các khu rừng nhỏ. Không giống như nhiều loài đại bàng khác, loài này nói chung không sống trong núi, các khu rừng lớn hay thảo nguyên không có cây gỗ.

Đại bàng đầu nâu thường thích làm tổ trên một cây không được các cây khác bao quanh, sao cho tổ có thể nhìn thấy từ một khoảng cách đáng kể, và để những con cư trú có thể quan sát xung quanh mà không bị cản trở. Cành cây được dùng để làm tổ, được lót bằng cỏ và lông vũ. Rất hiếm khi nó làm tổ trên vách đá hoặc mặt đất.[3]

Trong tháng 3 hoặc tháng 4 chim mái đẻ 2-3 trứng. Chim non nở sau khoảng 43 ngày và ra khỏi tổ ​​sau 60-77 ngày.[3] Tuy nhiên, thông thường chỉ có một con sống sót để rời tổ, với những con khác chết trước khi đủ lông đủ cánh. Trong một phần của phạm vi phân bố của nó, hơn một phần ba các nỗ lực làm tổ là hoàn toàn không thành công.[3]

Đại bàng đầu nâu chủ yếu ăn thịt thỏ rừng châu Âu (Lepus europaeus), Hamster châu Âu (Cricetus cricetus) và chim trĩ (Phasianus colchicus) cũng như một loạt các loài chim và động vật có vú khác.[10]

Aquila heliaca

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c BirdLife International (2019). Aquila heliaca. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T22696048A155464885. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T22696048A155464885.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ “Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp” (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ a b c d e f g Meyburg, B.U. (1994). del Hoyo; Elliott; Sargatal (biên tập). Eastern Imperial Eagle (Aquila heliaca). Handbook of the Birds of the World. 2. tr. 194–195. ISBN 84-87334-15-6.
  4. ^ Sangster, George; Knox, Alan G.; Helbig, Andreas J.; Parkin, David T. (2002). “Taxonomic recommendations for European birds”. Ibis. 144 (1): 153–159. doi:10.1046/j.0019-1019.2001.00026.x.
  5. ^ Cramp, S.; Simmons, K.E.L. (1980). Birds of the Western Palearctic. 2. Oxford: Oxford University Press.
  6. ^ Padilla, J.A.; Martinez-Trancón, M.; Rabasco, A.; Fernández-García, J.L. (1999). “The karyotype of the Iberian imperial eagle (Aquila adalberti) analyzed by classical and DNA replication banding”. Cytogenetics and Cell Genetics. 84: 61–66. doi:10.1159/000015216.
  7. ^ Seibold, I.; Helbig, A.J.; Meyburg, B.U.; Negro, J.J.; Wink, M. (1996). Meyburg, B.U.; Chancellor, R.D. (biên tập). “Genetic differentiation and molecular phylogeny of European Aquila eagles (Aves: Falconiformes) according to cytochrome-b nucleotide sequences” (PDF). Eagle Studies. Berlin: World Working Group on Birds of Prey: 1–15.
  8. ^ Ferguson-Lees, J.; Christie, D. (2001). Raptors of the World. Houghton Mifflin Harcourt. ISBN 0-618-12762-3.
  9. ^ Ali, Salim (1993). The Book of Indian Birds. Bombay: Bombay Natural History Society. ISBN 0-19-563731-3.
  10. ^ a b Horváth, M.; và đồng nghiệp (2010). “Spatial variation in prey composition and its possible effect on reproductive success in an expanding eastern imperial eagle (Aquila heliaca) population” (PDF). Acta Zoologica Academiae Scientiarum Hungaricae. 56: 187–200.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer
Cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho mấy ní cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer nè
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Rất lâu rất lâu về trước, lâu đến mức thế giới chưa thành hình, con người chưa xuất hiện, kẻ thống trị chưa đổ bộ, từng có một vùng biển đặc thù, chất nước của nó khác xa so với nước biển hiện tại
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
Cha Hae-In: Cô Thợ Săn S-Class Mạnh Mẽ và Bí Ẩn Trong Solo Leveling
Cha Hae-In: Cô Thợ Săn S-Class Mạnh Mẽ và Bí Ẩn Trong Solo Leveling
Cha Hae-In là một nhân vật phụ trong bộ truyện Solo Leveling (Cấp độ cô đơn), một tác phẩm nổi tiếng trong thể loại truyện tranh webtoon của Hàn Quốc