Đồng Thịnh, Định Hóa

Đồng Thịnh
Xã Đồng Thịnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐịnh Hóa
Địa lý
Tọa độ: 21°52′35″B 105°35′48″Đ / 21,8763°B 105,5967°Đ / 21.8763; 105.5967
Đồng Thịnh trên bản đồ Việt Nam
Đồng Thịnh
Đồng Thịnh
Vị trí xã Đồng Thịnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích13,92 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng4.091 người
Mật độ294 người/km²
Khác
Mã hành chính05572[1]
Websitedongthinh.dinhhoa.thainguyen.gov.vn

Đồng Thịnh là một thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đồng Thịnh nằm ở trung tâm huyện Định Hóa, có vị trí địa lý:

Xã Đồng Thịnh có diện tích 13,92 km², dân số năm 1999 là 4.091 người, mật độ dân số đạt 294 người/km².

Đây là nơi hợp lưu của hai khe suối, một chảy từ xã Bảo Linh qua xã Định Biên tới và một từ xã Thanh Định tới, dòng suối sau đó chảy về thị trấn Chợ Chu và đổ vào sông Chợ Chu.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Đồng Thịnh là một xã thuộc huyện Định Hóa.

Đến năm 2019, xã Đồng Thịnh được chia thành 22 xóm: An Thịnh 1, An Thịnh 2, Đồng Bo, Nà Lẹng, Du Nghệ 1, Du Nghệ 2, Đồng Làn, Đồng Mòn, Đồng Phương, Nà Chà, Nà Táp, Khuân Ca, Làng Bầng, Co Quân, Đèo Tọt 1, Đèo Tọt 2, Đồng Đình, Búc 1, Búc 2, Làng Bèn, Bồ Kết, Thâm Bây.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập hai xóm An Thịnh 1 và An Thịnh 2 thành xóm An Thịnh, sáp nhập xóm Nà Lẹng vào xóm Đồng Bo, sáp nhập hai xóm Du Nghệ 1 và Du Nghệ 2 thành xóm Ru Nghệ, sáp nhập hai xóm Đồng Mòn và Đồng Phương vào xóm Đồng Làn, sáp nhập xóm Nà Trà vào xóm Nà Táp, sáp nhập xóm Co Quân vào xóm Làng Bầng, sáp nhập hai xóm Đèo Tọt 1 và Đèo Tọt 2 thành xóm Đèo Tọt, sáp nhập ba xóm Đồng Đình, Búc 1, Búc 2 thành xóm Làng Búc, sáp nhập hai xóm Bồ Kết và Thâm Bây vào xóm Làng Bèn.[2]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đồng Thịnh được chia thành 10 xóm: An Thịnh, Đèo Tọt, Đồng Bo, Đồng Làn, Khuân Ca, Làng Bầng, Làng Bèn, Làng Búc, Nà Táp, Ru Nghệ.[2]

Đồng Thịnh là một trong những xã sản xuất giống lúa đặc sản Bao thai Định Hóa.[3] Đây cũng là một trong 19 xã ATK của tỉnh Thái Nguyên với những cơ chế ưu đãi trong đầu tư kinh tế - xã hội.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ “Đánh giá kết quả mô hình sản xuất giống lúa ĐS1”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ Quyết định 15/2005/QĐ-TTg
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan