Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang

Đội Cấn
Phường
Phường Đội Cấn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhTuyên Quang
Thành phốTuyên Quang
Trụ sở UBNDTổ dân phố 9
Thành lập1/1/2020[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°43′25″B 105°13′19″Đ / 21,72361°B 105,22194°Đ / 21.72361; 105.22194
MapBản đồ phường Đội Cấn
Đội Cấn trên bản đồ Việt Nam
Đội Cấn
Đội Cấn
Vị trí phường Đội Cấn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích34 km²[2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng14.373 người[2]
Mật độ422 người/km²
Khác
Mã hành chính02524[3]
Websitedoican.tuyenquang.gov.vn

Đội Cấn là một phường thuộc thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Đội Cấn nằm ở phía nam thành phố Tuyên Quang, có vị trí địa lý:

Phường Đội Cấn có diện tích 34 km², dân số năm 2022 là 14.373 người,[2] mật độ dân số đạt 422 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Đội Cấn có 15 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Đội Cấn trước đây vốn là thị trấn Tân Bình và xã Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc thành lập tỉnh Hà Tuyên trên cơ sở tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang. Khi đó, xã Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Hà Tuyên.

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 20-CP[6] về việc thành lập thị trấn Tân Bình thuộc huyện Yên Sơn.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang. Khi đó, thị trấn Tân Bình và xã Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Ngày 15 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/1999/NĐ-CP[8] về việc sáp nhập một phần dân cư của thị trấn nông trường Sông Lô vào xã Đội Cấn và thị trấn Tân Bình.

Ngày 3 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2008/NĐ-CP[9] về việc sáp nhập xã Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn vào thị xã Tuyên Quang.

Ngày 2 tháng 7 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP[10] về việc thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang. Xã Đội Cấn trực thuộc thành phố Tuyên Quang.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010:

  • Xã Đội Cấn có 20 thôn: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 11, 18, Khe Cua 1, Khe Cua 2, Xá Ngoại, Xá Nội, Kỳ Lãm 1, Kỳ Lãm 2, Tân Tạo, Cây Khế, Vôi Thủy, Khe Xoan.[11]
  • Thị trấn Tân Bình có 11 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.[12]

Ngày 19 tháng 3 năm 2019, HĐND tỉnh Tuyên Quang ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND[13] về việc:

1. Thị trấn Tân Bình
  • Sáp nhập tổ dân phố 2 vào tổ dân phố 1.
  • Sáp nhập tổ dân phố 10 vào tổ dân phố 7.

Thị trấn Tân Bình có 9 tổ dân phố: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11.

2. Xã Đội Cấn
  • Thành lập Thôn 1 trên cơ sở thôn Xá Ngoại và thôn Tân Tạo.
  • Thành lập Thôn 2 trên cơ sở Thôn 9 và Thôn 4.
  • Thành lập Thôn 3 trên cơ sở thôn Xá Nội.
  • Thành lập Thôn 4 trên cơ sở thôn Khe Xoan.
  • Thành lập Thôn 5 trên cơ sở thôn Khe Cua 2.
  • Thành lập Thôn 6 trên cơ sở thôn Khe Cua 1.
  • Thành lập Thôn 7 trên cơ sở thôn Kỳ Lãm 1.
  • Thành lập Thôn 8 trên cơ sở Thôn 11 và thôn Kỳ Lãm 2.
  • Thành lập Thôn 9 trên cơ sở Thôn 7 và Thôn 8.
  • Thành lập Thôn 10 trên cơ sở Thôn 6.
  • Thành lập Thôn 11 trên cơ sở thôn Cây Khế.
  • Thành lập Thôn 12 trên cơ sở Thôn 18 và thôn Vôi Thủy.
  • Thành lập Thôn 13 trên cơ sở Thôn 1.
  • Thành lập Thôn 14 trên cơ sở Thôn 2.
  • Thành lập Thôn 15 trên cơ sở Thôn 3.

Xã Đội Cấn có 15 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.

Trước khi sáp nhập, thị trấn Tân Bình có diện tích 8,04 km², dân số là 6.111 người, mật độ dân số đạt 760 người/km². Xã Đội Cấn có diện tích 25,96 km², dân số là 11.420 người, mật độ dân số đạt 440 người/km².

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 816/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020).[1] Theo đó:

  • Sáp nhập thị trấn Tân Bình thuộc huyện Yên Sơn vào thành phố Tuyên Quang quản lý.
  • Thành lập phường Đội Cấn trên cơ sở toàn bộ 8,04 km² diện tích tự nhiên, 6.111 người của thị trấn Tân Bình và toàn bộ 25,96 km² diện tích tự nhiên, 11.420 người của xã Đội Cấn.

Sau khi thành lập, phường Đội Cấn có 34,00 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.531 người.

Ngày 4 tháng 4 năm 2020, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 307/QĐ-UBND[14] về việc:

  • Chuyển Thôn 1 thành tổ dân phố 1.
  • Chuyển Thôn 2 thành tổ dân phố 2.
  • Chuyển Thôn 3 thành tổ dân phố 3.
  • Chuyển Thôn 4 thành tổ dân phố 4.
  • Chuyển Thôn 5 thành tổ dân phố 5.
  • Chuyển Thôn 6 thành tổ dân phố 6.
  • Chuyển Thôn 7 thành tổ dân phố 7.
  • Chuyển Thôn 8 thành tổ dân phố 8.
  • Chuyển Thôn 9 thành tổ dân phố 9.
  • Chuyển Thôn 10 thành tổ dân phố 10.
  • Chuyển Thôn 11 thành tổ dân phố 11.
  • Chuyển Thôn 12 thành tổ dân phố 12.
  • Chuyển Thôn 13 thành tổ dân phố 13.
  • Chuyển Thôn 14 thành tổ dân phố 14.
  • Chuyển Thôn 15 thành tổ dân phố 15.

Phường Đội Cấn có 15 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.

Ngày 5 tháng 9 năm 2020, HĐND tỉnh Tuyên Quang ban hành Nghị quyết số 34/NQ-HĐND[4] về việc:

  • Thành lập tổ dân phố 16 trên cơ sở tổ dân phố 6.
  • Thành lập tổ dân phố 17 trên cơ sở tổ dân phố 3.
  • Thành lập tổ dân phố 18 trên cơ sở tổ dân phố 11.
  • Thành lập tổ dân phố 19 trên cơ sở tổ dân phố 1.
  • Thành lập tổ dân phố 20 trên cơ sở tổ dân phố 4.
  • Thành lập tổ dân phố 21 trên cơ sở tổ dân phố 5.
  • Thành lập tổ dân phố 22 trên cơ sở tổ dân phố 7.
  • Thành lập tổ dân phố 23 trên cơ sở tổ dân phố 8.
  • Thành lập tổ dân phố 24 trên cơ sở tổ dân phố 9.

Phường Đội Cấn có 24 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24.

Di tích Đình làng Minh Cầm thờ 2 vị tướng thời Hùng Vương là thần Quý Minhthần Cao Sơn. Thế kỷ X, thời Đinh Tiên Hoàng, hàng năm vào tháng giêng, nhà vua xa giá từ kinh đô Hoa Lư về đây làm lễ thể hiện sự linh ứng của hai ông. Do trước đây Vua Đinh bị vây hãm ở chùa, hai vị thần đã hiển linh phù trợ và giải thoát được. Từ đấy trở đi vua và dân làng vẫn thường tới đây tế lễ.[15]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị quyết số 816/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang”. Thư viện Pháp luật. 21 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ a b c “Đề án số 01/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023 – 2025”. Trang thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang. 30 tháng 3 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b “Nghị quyết số 34/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc huyện Sơn Dương, huyện Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang; hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách và các chức danh Thôn đội trưởng, Công an viên, Bảo vệ dân phố, Nhân viên y tế dôi dư do ghép cụm dân cư và sáp nhập tổ dân phố thuộc thành phố Tuyên Quang”. Hệ thống pháp luật. 4 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Văn bản Pháp luật. 27 tháng 12 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ “Quyết định số 20-CP năm 1979 về việc thành lập thị trấn Tân Bình thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Hà Tuyên”. Thư viện Pháp luật. 16 tháng 1 năm 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Hệ thống pháp luật. 12 tháng 8 năm 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ “Nghị định số 56/1999/NĐ-CP về việc giải thể các thị trấn nông trường Tân Trào, Sông Lô, Tháng 10 và thành lập các xã thuộc các huyện Na Hang, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”. Hệ thống pháp luật. 15 tháng 7 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ “Nghị định số 99/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang”. Thư viện Pháp luật. 3 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ “Nghị quyết số 27/NQ-CP về việc thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang”. Hệ thống pháp luật. 2 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ Giang Văn Huỳnh, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Quang Ân (2014). “Địa chí Tuyên Quang: Phần thứ bảy: Lược chí thành phố Tuyên Quang và các huyện” (PDF). Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang. tr. 1331, 1332. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  12. ^ Giang Văn Huỳnh, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Quang Ân (2014). “Địa chí Tuyên Quang: Phần thứ bảy: Lược chí thành phố Tuyên Quang và các huyện” (PDF). Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang. tr. 1455. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ “Nghị quyết số 02/NQ-HĐND năm 2019 về việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở nông thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”. Hệ thống pháp luật. 19 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ “Quyết định số 307/QĐ-UBND năm 2020 về việc chuyển thôn thành tổ dân phố thuộc thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang”. Hệ thống pháp luật. 4 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ “Thần phả đình làng Minh Cầm”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2018.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan