Sơn Dương

Sơn Dương
Huyện
Huyện Sơn Dương
Biểu trưng
Cây đa Tân Trào
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhTuyên Quang
Huyện lỵThị trấn Sơn Dương
Trụ sở UBNDPhố Lê Văn Lương, tổ dân phố Quyết Tiến, thị trấn Sơn Dương
Phân chia hành chính1 thị trấn, 29 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Văn Lương
Chủ tịch HĐNDHoàng Văn Hiển
Bí thư Huyện ủyNguyễn Thị Thanh Huyền
Địa lý
Tọa độ: 21°42′03″B 105°23′57″Đ / 21,700952°B 105,399163°Đ / 21.700952; 105.399163
MapBản đồ huyện Sơn Dương
Sơn Dương trên bản đồ Việt Nam
Sơn Dương
Sơn Dương
Vị trí huyện Sơn Dương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích787,95 km²[1]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng215.610 người[1]
Mật độ273 người/km²
Khác
Mã hành chính076[2]
Biển số xe22-S1-S2
Websitesonduong.tuyenquang.gov.vn

Sơn Dương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Sơn Dương nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 30 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 103 km về phía bắc, có vị trí địa lý:

Điểm cao nhất của huyện Sơn Dương là núi Lịch với độ cao gần 1km.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Sơn Dương có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Sơn Dương (huyện lỵ) và 29 xã: Bình Yên, Cấp Tiến, Chi Thiết, Đại Phú, Đông Lợi, Đồng Quý, Đông Thọ, Hào Phú, Hồng Sơn, Hợp Hòa, Hợp Thành, Kháng Nhật, Lương Thiện, Minh Thanh, Ninh Lai, Phú Lương, Phúc Ứng, Quyết Thắng, Sơn Nam, Tam Đa, Tân Thanh, Tân Trào, Thiện Kế, Thương Ấm, Trung Yên, Trường Sinh, Tú Thịnh, Văn Phú, Vĩnh Lợi.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trải qua các thời kỳ lịch sử, huyện Sơn Dương có nhiều thay đổi về địa giới, hành chính. Khi nhà nước Văn Lang ra đời, Sơn Dương thuộc bộ Văn Lang. Dưới chế độ Bắc thuộc, Sơn Dương trực thuộc các phủ, quận do thống trị phương Bắc lập ra.

Huyện Sơn Dương ngày nay được sáp nhập từ hai huyện: Để Giang và Đăng Đạo. Cả hai huyện từ thời Lý - Trần - Lê Sơ đến trước năm 1833, thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây.

Huyện Sơn Dương, đời Trần gọi là huyện Đáy Giang thuộc lộ Quốc Oai. Thời thuộc Minh gọi là huyện Để Giang (để là đáy, giang là sông). Đến thời Lê, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) sáp nhập vào phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Đến thời Lê Trung Hưng đổi tên thành huyện Sơn Dương, bao gồm có 9 tổng: Ất Sơn, Yên Lịch, Lương Viên, Đồng Chương, Linh Xuyên, Mẫn Hóa, Hội Kế, Hữu Vu, Gia Mông (Từ xã Tuân Lộ ngày nay đến hết các xã hạ huyện Sơn Dương).

Huyện Đăng Đạo thời thuộc Minh là huyện Đương Đạo, phủ Tuyên Hóa. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) nhập vào phủ Đoan Hùng. Năm Minh Mệnh thứ nhất (1820) đổi tên thành huyện Đăng Đạo, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Gồm 7 tổng: Kim Quan Thượng, Khang Lực, Tứ Lân, Phượng Liễn, Hồng La, Bắc Hoàng, Đồng Liêu (từ xã Phúc Ứng ngày nay đến các xã thượng huyện Sơn Dương và một số xã của huyện Yên Sơn). Năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) sáp nhập huyện Đăng Đạo vào huyện Sơn Dương.

Ngày 18 tháng 4 năm 1888, Thống sứ Bắc Kỳ tách huyện Sơn Dương ra khỏi tỉnh Sơn Tây nhập vào tỉnh Tuyên Quang, (tỉnh Tuyên Quang được thành lập năm 1831).

Năm 1891, tỉnh Tuyên Quang bị xóa bỏ, các đơn vị hành chính của tỉnh Tuyên Quang được chia vào đạo quan binh 2 và đạo quan binh 3.

Năm 1900, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, Sơn Dương dưới quyền quản lý nhà nước trực tiếp của tỉnh Tuyên Quang.

Ngày 10 tháng 3 năm 1945, cuộc khởi nghĩa ở đình Thanh La (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương ngày nay), tiến đánh giải phóng đồn Đăng châu, thành lập Châu Tự Do, bao gồm các xã vùng thượng huyện Sơn Dương; các xã vùng hạ huyện Sơn Dương gọi là châu Kháng Địch.

Năm 1946, châu Tự Do và châu Kháng Địch sáp nhập lại thành huyện Sơn Dương.

Năm 1976, Tuyên Quang và Hà Giang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Sơn Dương trở thành một trong những huyện trọng điểm kinh tế của Hà Tuyên.[3]

Năm 1991, Hà Tuyên được chia thành hai tỉnh: Tuyên Quang và Hà Giang[4], Sơn Dương là đơn vị hành chính thuộc Tuyên Quang, bao gồm thị trấn nông trường Tân Trào và 33 xã: Bình Yên, Cấp Tiến, Chi Thiết, Đại Phú, Đông Lợi, Đồng Quý, Đông Thọ, Hào Phú, Hồng Lạc, Hợp Hòa, Hợp Thành, Kháng Nhật, Kỳ Lâm, Lâm Xuyên, Lương Thiện, Minh Thanh, Ninh Lai, Phú Lương, Phúc Ứng, Quyết Thắng, Sầm Dương, Sơn Nam, Tam Đa, Tân Trào, Thanh Phát, Thiện Kế, Thương Ấm, Trung Yên, Tú Thịnh, Tuân Lộ, Văn Phú, Vân Sơn, Vĩnh Lợi.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Sơn Dương, thị trấn huyện lỵ huyện Sơn Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Kỳ Lâm.[5]

Ngày 15 tháng 7 năm 1999, giải thể thị trấn nông trường Tân Trào. Dân cư thuộc thị trấn nông trường hiện đang sinh sống trên địa bàn các xã Minh Thanh, Tú Thịnh, Phúc Ứng, Bình Yên, Thượng Ấm, Tân Trào và thị trấn Sơn Dương được giao về các xã và thị trấn nói trên quản lý.[6]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập 2 xã: Tuân Lộ và Thanh Phát thành xã Tân Thanh, sáp nhập 2 xã: Sầm Dương và Lâm Xuyên thành xã Trường Sinh.[7]

Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1106/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2024).[8] Theo đó, thành lập xã Hồng Sơn trên cơ sở toàn bộ 9,76 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 6.038 người của xã Hồng Lạc và toàn bộ 9,59 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 3.538 người của xã Vân Sơn.

Huyện Sơn Dương có 1 thị trấn và 29 xã như hiện nay.

Chủ yếu thu nhập của người dân quanh đây là trồng cây công nghiệp ngắn ngày (trồng mía phục vụ nhà máy đường sơn dương) và một phần trồng cây công nghiệp (trồng rừng).

Huyện Sơn Dương diện tích 790,62 km², dân số năm 2019 là 182.030 người.

Huyện Sơn Dương có diện tích 787,95 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2022 là 215.610 người,[1] mật độ dân số đạt 273 người/km².

Huyện có di tích lịch sử là chiến khu Tân Trào. Tân Trào cũng là tên của một nông trường chè và một nhà máy chế biến chè của huyện.

Đình Tân Trào: Một ngôi đền nhỏ thờ thần sông, núi của làng Tân Lập. Đình được dựng vào năm Quý Hợi (1923) theo kiểu nhà sàn cột gỗ, ba gian, hai chái, mái nhà lợp lá cọ, sàn lát ván.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Đề án 01/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023 – 2025”. Trang thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang. 30 tháng 3 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  4. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  5. ^ Nghị định số 97-CP năm 1994 của Chính phủ.
  6. ^ “Nghị định 56/1999/NĐ-CP năm 1999 về việc giải thể các thị trấn nông trường Tân Trào, Sông Lô, Tháng 10 Và thành lập các xã thuộc các huyện Na Hang, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
  7. ^ “Nghị quyết số 816/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang”.
  8. ^ “Nghị quyết số 1106/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Tuyên Quang”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 23 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan