Đức Trường

Đức Trường
德長
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Duệ Thân vương
Tại vị1865 – 1876
Tiền nhiệmNhân Thọ
Kế nhiệmKhôi Bân
Thông tin chung
Sinh(1838-10-01)1 tháng 10, 1838
Mất12 tháng 5, 1876(1876-05-12) (37 tuổi)
An tángDuệ vương phần, thôn Bang Tử Tỉnh, Triều Dương, Bắc Kinh
Phối ngẫuxem văn bản
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Đức Trường
(愛新覺羅 德長)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Duệ Ý Thân vương
(和碩睿懿親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụDuệ Hy Thân vương
Nhân Thọ
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Triệu Giai thị

Đức Trường (tiếng Trung: 德長; 1 tháng 10 năm 183812 tháng 5 năm 1876) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Đức Trường sinh vào giờ Ngọ, ngày 13 tháng 8 (âm lịch) năm Đạo Quang thứ 18 (1838), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ ba của Duệ Hy Thân vương Nhân Thọ, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Diêm Giai thị (閻佳氏).[1]

Năm Đạo Quang thứ 27 (1847), ông được ban thưởng mang Hoa linh.[a] Năm Hàm Phong thứ 4 (1854), tháng 12, ông được thưởng chức Nhị đẳng Thị vệ,[2] được hành tẩu ở Đại Môn. Đến năm thứ 6 (1856), tháng 12, được hành tẩu ở Càn Thanh môn. Năm thứ 7 (1857), tháng 12, ông được phong tước Nhị đẳng Trấn quốc Tướng quân,[3] nhậm Càn Thanh môn Thị vệ.[4] Năm thứ 9 (1859), tháng 3, thăng làm Đầu đẳng Thị vệ.

Năm Đồng Trị thứ 3 (1864), tháng 4, thay quyền Phó Đô thống Mông Cổ Tương Hồng kỳ.[5] Năm thứ 4 (1865), tháng giêng, phụ thân ông qua đời, ông được thế tập tước vị Duệ Thân vương đời thứ 7,[6] thưởng Tam nhãn Hoa linh, được hành tẩu ở Ngự tiền.[7] Tháng 7 cùng năm, thụ chức Nội đại thần (內大臣).[8] Đến tháng 8 cùng năm, trở thành Tổng tộc trưởng của Chính Lam kỳ.[b] Năm thứ 7 (1868), tháng 4, quản lý sự vụ của Chính Bạch kỳ Giác La học. Năm thứ 8 (1869), tháng 4, nhậm chức Đô thống Mông Cổ Tương Hồng kỳ[6], cùng tháng tiến vào Lĩnh thị vệ Nội đại thần ban. Tháng 5, nhậm Sát thành Đại thần (察城大臣), kiêm Tân thư doanh phòng sự vụ Đại thần (新书营房事务大臣). Tháng 8, điều làm Tiền dẫn Đại thần (前引大臣). Tháng 12, thụ Quản yến Đại thần (管宴大臣).

Năm thứ 9 (1870), tháng 10, nhậm Chính Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[9] Năm thứ 10 (1871), tháng 2, thay quyền Phó Đô thống của Mông Cổ Tương Hoàng kỳ.[7] Tháng 5 cùng năm, nhậm Tương Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[10] Năm thứ 11 (1872), được ban thưởng Bổ phục Chính long. Năm thứ 13 (1874), tháng 12, lại điều làm Quản lý Hành dinh sự vụ Đại thần (管理行營事務大臣).[11] Năm Quang Tự thứ 2 (1876), ngày 19 tháng 4 (âm lịch), giờ Mẹo, ông qua đời, thọ 39 tuổi, được truy thụy Duệ Ý Thân vương (睿懿親王).

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyên phối: Bích Lỗ thị (碧魯氏), con gái của Tuần phủ Phúc Tế (福濟).
  • Kế thất: Ngột Trát Lạp thị (兀扎拉氏), con gái của Đạo viên Cảnh Phúc (景福).
  • Trắc Phúc tấn: Triệu Giai thị (趙佳氏), con gái của Triệu Tường (兆祥).
  • Thứ Phúc tấn: Kim Giai thị (金佳氏), con gái của Kim Thọ (金壽).
  1. Duyên Linh (延齡; 1863 – 1866), mẹ là Đích Phúc tấn Bích Lỗ thị. Chết yểu.
  2. Kỳ Linh (耆齡; 1863 – 1866), mẹ là Thứ Phúc tấn Kim Giai thị. Chết yểu.
  3. Quế Bân (桂斌; 1864 – 1866), mẹ là Đích Phúc tấn Bích Lỗ thị. Chết yểu.
  4. Khôi Bân (魁斌; 1864 – 1915), mẹ là Trắc Phúc tấn Triệu Giai thị. Năm 1876 được thế tập tước vị Duệ Thân vương. Sau khi qua đời được truy thụy Duệ Kính Thân vương (睿敬親王). Có hai con trai.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hoa linh là lông khổng tước được gắn trên mũ của quan viên và tông thất, trên đó sẽ có các "nhãn" hình tròn, chia làm Đơn nhãn, Song nhãn và Tam nhãn.
  2. ^ Những năm Ung Chính, kỳ tịch của Tông thất (Cận chi) được chia theo "Tả dực" (gồm Tương Hoàng, Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Lam) cùng "Hữu dực". Mỗi "dực" sẽ được chia làm 20 "Tộc" (như Tả dực có Tương Hoàng 1 tộc, Chính Bạch 3 tộc, Tương Bạch 3 tộc, Chính Lam 13 tộc). Vậy tổng cộng là 40 tộc với 40 Tộc trưởng. Đến những năm Càn Long, tất cả 40 tộc này được xếp vào "Viễn chi", thiết lập 16 "Tổng tộc trưởng". Mỗi Tổng tộc trưởng đều do đích thân Hoàng Đế bổ nhiệm, có thể không thuộc kỳ mình quản lý.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Phòng hồ sơ Minh - Thanh. “Nội các đại khố đương án”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2020.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1866). Cổ Trinh, 賈楨; Chu Tổ Bồi, 周祖培; Chu Thập Hồn Bố, 倭什珲布 (biên tập). 文宗顯皇帝實錄 [Văn Tông Hiển Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1879). Bảo Vân, 寶鋆; Thẩm Quế (biên tập). 穆宗毅皇帝實錄 [Mục Tông Nghị Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927). Trần Bảo Sâm, 陳寶琛 (biên tập). 德宗景皇帝實錄 [Đức Tông Cảnh Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Nếu Akaza không nhớ lại được quá khứ nhờ Tanjiro, anh sẽ không muốn tự sát và sẽ tiếp tục chiến đấu
Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
[Zhihu] Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn
Mẫu ấm trầm ca Vila - Genshin Impact
Mẫu ấm trầm ca Vila - Genshin Impact
Chia sẻ vài hình ảnh về villa