Đoàn Bá Cang

Đoàn Bá Cang
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 5 tại Úc
Nhiệm kỳ
Tháng 12 năm 1974 – Tháng 5 năm 1975
Tiền nhiệmNguyễn Phương Thiệp
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 4 tại New Zealand
Nhiệm kỳ
Tháng 6 năm 1972 – Tháng 12 năm 1974
Tiền nhiệmTrần Kim Phượng
Kế nhiệmNguyễn Hoàn
Đại biện Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản
Nhiệm kỳ
Tháng 2 năm 1970 – Tháng 5 năm 1972
Tiền nhiệmVĩnh Thọ
Kế nhiệmĐỗ Vạn Lý
Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
9 tháng 11 năm 1967 – 17 tháng 5 năm 1968
Thông tin cá nhân
Sinh(1928-08-18)18 tháng 8, 1928
Bến Tre, Liên bang Đông Dương
Mất28 tháng 7, 2019(2019-07-28) (90 tuổi)
Sydney, Úc
Nghề nghiệpNhà ngoại giao

Đoàn Bá Cang[1] (18 tháng 8 năm 1928 – 28 tháng 7 năm 2019), là nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, đồng thời cũng là vị đại sứ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa tại Úc.[2][3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Bá Cang chào đời ngày 18 tháng 8 năm 1928 tại tỉnh Bến Tre, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[4][5]

Ông tốt nghiệp cử nhân Trường Trung học Chasseloup-LaubatSài Gòn năm 1949,[4] lấy bằng luật của Đại học Paris năm 1952[4] và bằng luật tư năm 1953, rồi về sau đậu thêm bằng luật công năm 1954.[4][5] Cùng năm, ông gia nhập Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam[2][3] và công tác tại các đại sứ quán ở Phnôm PênhAnkara.[6]

Từ năm 1964 đến năm 1965, ông làm tham vụ Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Pháp. Năm 1965, ông trở về nước và giữ chức vụ Giám đốc Văn phòng Sự vụ châu Âu và châu Phi của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm đó, ông được cử sang Nhật Bản trên cương vị là Tham vụ Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản cho đến năm 1967.[5][2]

Ông trở về nước vào năm 1967 và lên làm Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng của Nội các Nguyễn Văn Lộc cho đến năm 1968.[5][7] Từ năm 1968 đến năm 1970, ông là Phó Tổng lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại Paris.[2][3] Từ năm 1970 đến năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Công sứĐại biện của Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản.[2][8] Từ năm 1972 đến năm 1974, ông giữ chức Đại sứ tại New Zealand, và từ năm 1974 đến năm 1975, ông giữ chức Đại sứ tại Úc, đây cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông.[3][6]

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình định cư ở Sydney. Ông qua đời tại Sydney vào ngày 28 tháng 7 năm 2019.[3][6]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Bá Cang đã kết hôn,[4][5][2] sinh được một cậu con trai và hai cô con gái.[4] Vợ ông cũng là người tỉnh Bến Tre, cả hai đều là thành viên Hội Đồng hương Bến Tre.[9]

  • Đệ Nhị Hạng Chương Mỹ Bội Tinh[5][2][6]
  • Đệ Nhất Hạng Hành Chính Bội Tinh[2][6]
  • Đệ Nhất Hạng Công Cộng Phục Vụ Bội Tinh[2][6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “救濟越南難民衣物運抵西貢” [Chuyến hàng cứu trợ và quần áo cho người tị nạn Việt Nam đến Sài Gòn]. Taiwan Digitalarchives. 6 tháng 4 năm 1968. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022. 大使館歐陽中庸公使夫人則代表婦聯會,以小衣盒一個遞交越南總統府辦公廳主任段伯剛夫人。
  2. ^ a b c d e f g h i Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 84. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.(tiếng Anh)
  3. ^ a b c d e “Đại sứ cuối cùng của VNCH tại Úc ông Đoàn Bá Cang qua đời”. Special Broadcasting Service. 29 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  4. ^ a b c d e f Who's who in Vietnam 1968. Vietnam Press Agency. 1968. tr. dbc1167. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2022.(tiếng Anh)
  5. ^ a b c d e f Who's who in Vietnam 1972. Vietnam Press Agency. 1972. tr. 40. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.(tiếng Anh)
  6. ^ a b c d e f “Chân Dung nhà ngoại giao xuất sắc VNCH: Cựu Đại Sứ Đoàn Bá Cang”. Việt Luận. 31 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ Việt Nam Cộng hòa (9 tháng 11 năm 1967). Nội các Nguyễn Văn Lộc và chương trình hoạt động (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ 秦郁彥, Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 1988). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-1987 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987]. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 653.(tiếng Nhật)
  9. ^ “Ông cựu Đại sứ Đoàn Bá Cang qua đời”. qghc.wordpress.com. 30 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
Chức vụ ngoại giao
Tiền vị:
Nguyễn Phương Thiệp
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 5 tại Úc
Tháng 12 năm 1974 – Tháng 5 năm 1975
Cuối cùng
Nguyên nhân:Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ
Tiền vị:
Trần Kim Phượng
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 4 tại New Zealand
Tháng 6 năm 1972 – Tháng 12 năm 1974
Kế vị:
Nguyễn Hoàn
Tiền vị:
Vĩnh Thọ
Đại biện Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản
Tháng 2 năm 1970 – Tháng 5 năm 1972
Kế vị:
Đỗ Vạn Lý
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Dự đoán Thế cục của Tensura sau Thiên ma đại chiến.
Dự đoán Thế cục của Tensura sau Thiên ma đại chiến.
Leon với kiểu chính sách bế quan tỏa cảng nhiều năm do Carrera thì việc có tham gia đổi mới kinh tế hay không phải xem chính sách của ông này
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns