Nguyễn Phương Thiệp

Nguyễn Phương Thiệp
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 3 tại Cộng hòa Liên bang Đức
Nhiệm kỳ
Tháng 6 năm 1974 – Tháng 5 năm 1975
Tiền nhiệmNguyễn Duy Liễn
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đan Mạch, Na UyThụy Điển
Nhiệm kỳ
Tháng 6 năm 1974 – Tháng 5 năm 1975
Tiền nhiệmNguyễn Duy Liễn
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 4 tại Úc
Nhiệm kỳ
1973–1974
Tiền nhiệmTrần Kim Phượng
Kế nhiệmĐoàn Bá Cang
Thông tin cá nhân
Sinh(1929-01-01)1 tháng 1, 1929
Nghệ An, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất1978 (48–49 tuổi)[1]
New Jersey, Hoa Kỳ
Con cái4
Nghề nghiệpLuật sư, nhà báo, chính khách, nhà ngoại giao

Nguyễn Phương Thiệp[2][3] (1929 – 1978)[1] là luật sư, nhà báo, chính khách và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Úc, Cộng hòa Liên bang Đức và các nước khác.[4]:751

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Phương Thiệp sinh ngày 1 tháng 1 năm 1929 ở Nghệ An, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương.

Năm 1953, ông đủ tiêu chuẩn làm luật sư ở Sài Gòn và bắt đầu công tác cùng năm đó cho đến năm 1956. Đồng thời, ông cũng làm nhà báo từ năm 1953 đến năm 1962.[4]:751 Năm 1955, ông tham dự Hội nghị Á – Phi tổ chức tại Bandung, Indonesia với tư cách là thành viên của phái đoàn Quốc gia Việt Nam.[4]:751 Năm 1956, ông giữ chức Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Cộng hòa và tích cực tham gia soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.[5] Từ năm 1956 đến năm 1963, ông là Dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hòa.[4]:751

Từ năm 1957 đến năm 1963, ông là thành viên thuộc Liên minh Nghị viện Thế giới.[4]:751 Từ năm 1968 đến năm 1972, ông giữ chức Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Brasil.[4]:751 Năm 1973, Nguyễn Phương Thiệp được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Úc.[6] Trước đó, chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại nước này đã bị bỏ trống hai năm rưỡi, trong thời gian này, đại sứ quán do các đại biện trong nước bao gồm Đỗ Trọng Châu[7] và Võ Văn Hiếu chủ trì.[6][8] Ngày 20 tháng 6 cùng năm, ông sang Úc đệ trình quốc thư.[9][10]

Tháng 6 năm 1974, ông giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Cộng hòa Liên bang Đức,[11] đồng thời giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đan Mạch, Na UyThụy Điển.[4]:751 Từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Bonn thuộc Tây Đức đành phải đóng cửa vào ngày 2 tháng 5 năm đó.[11][12]

Nguyễn Phương Thiệp qua đời ở tiểu bang New Jersey nước Mỹ năm 1978.[1]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Phương Thiệp là người Công giáo. Ông đã kết hôn và có bốn đứa con.[4]:751

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Thiep Phuong Nguyen”. Find a Grave. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.(tiếng Anh)
  2. ^ “越國會議員阮方涉飛台北訪問參加亞盟理事會議” [Dân biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phương Thiệp bay sang Đài Bắc thăm dự kỳ họp Hội nghị Hội đồng ASEAN]. Hoa kiều nhật báo (bằng tiếng Trung). 27 tháng 9 năm 1957. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ “阮、陳曾晋謁蔣總統” [Nguyễn, Trần tới diện kiến Tổng thống Tưởng Giới Thạch]. Thiên Văn Đài (bằng tiếng Trung). 6 tháng 10 năm 1957. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ a b c d e f g h Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Saigon: Vietnam Press. 1974. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Nguyễn Hữu Thống (15 tháng 3 năm 2009). “Nhân ngày tưởng niệm các Giáo sư Nguyễn Văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy”. www.vietnamdaily.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ a b “Vietnam appoints envoy”. The Canberra Times (bằng tiếng Anh). 6 tháng 6 năm 1973. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  7. ^ Bộ Ngoại giao Úc (tháng 8 năm 1971). Current Notes ON INTERNATIONAL AFFAIRS - CONFERENCES AND SHORTER NOTES: Registry of Scientific and Technical Services for the Asian and Pacific Region. Australian Government Publishing Service. tr. 433. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2022.(tiếng Anh)
  8. ^ Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 294. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2022.(tiếng Anh)
  9. ^ “VICE-REGAL”. The Canberra Times (bằng tiếng Anh). 21 tháng 6 năm 1973. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ Department of Foreign Affairs (Australia) (tháng 6 năm 1973). Australian foreign affairs record (bằng tiếng Anh). 44. Australian Government Publishing Service. tr. 436. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ a b “REQUEST FOR IO DATA: NGUYEN PHUONG THIEP”. WikiLeaks (bằng tiếng Anh). 24 tháng 9 năm 1975. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ “CLOSING OF SOUTH VIETNAMESE EMBASSY IN BONN”. WikiLeaks (bằng tiếng Anh). 2 tháng 5 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2022.
Chức vụ ngoại giao
Tiền vị:
Nguyễn Duy Liễn
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 3 tại Cộng hòa Liên bang Đức
1974 – 1975
Cuối cùng
Nguyên nhân:Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ
Tiền vị:
Nguyễn Duy Liễn
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đan Mạch, Na UyThụy Điển
1974 – 1975
Cuối cùng
Nguyên nhân:Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ
Tiền vị:
Trần Kim Phượng
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 4 tại Úc
1973 – 1974
Kế vị:
Đoàn Bá Cang
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download anime Azur Lane Vietsub
Download anime Azur Lane Vietsub
Một hải quân kỳ lạ với một sức mạnh lớn dưới cái tên là Siren đã bất ngờ xuất hiện
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Những bí ẩn xung, ý nghĩa xung quanh các vùng đất của đại lục Tervat Genshin Impact
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954