Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Đoàn Văn Khâm 段文欽 | |
---|---|
Thượng thư bộ Công | |
Nhiệm kỳ | 1075 – không rõ |
Hoàng đế | Lý Nhân Tông |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1020 |
Nơi sinh | Kim Thành, Hải Dương |
Mất | 1094 |
Gia đình | |
Cha mẹ | Đoàn Văn Liễn (bố) |
Con cái | Đoàn Thiện Hồng Đoàn Thiện Nguyên |
Học vị | Thái học sinh |
Sự nghiệp văn học | |
Tác phẩm | Tặng Quảng Trí Thiền sư |
Đoàn Văn Khâm (chữ Hán: 段文欽 1020 - 1094) đỗ Thái học sinh thời nhà Lý, là nhà thơ, danh thần, Thượng thư Bộ Công đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128).
Đoàn Văn Khâm quê gốc ở Tô Xuyên (nay là An Mỹ, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Là con của Đoàn Văn Liễn (tướng nhà Đinh và Tiền Lê), cháu của Đoàn Văn Lan (thuộc tướng của sứ quân Trần Lãm và khai quốc công thần nhà Đinh), chắt của Đoàn Huy Lượng (tướng nhà Ngô) và chút của Đoàn Liêm Duy (thuộc tướng của Khúc Thừa Dụ). Họ Đoàn của ông quê gốc ở Sơn Vi, Phú Thọ sau lại di cư sang khu vực quận Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống đã tặng cho Đoàn Văn Liễn, người có công trạng lớn trong việc dẹp giặc, câu đối:
"Bình Tống huân danh tại Phù Lê sử sách thùy"
Dịch nghĩa:
Dẹp giặc Tống, danh tiếng còn đây Phò tá nhà Lê, sách sử còn truyền
Khi Lý Thái Tổ lên ngôi hoàng đế, Đoàn Văn Liễn được cấp đất ở Tô Xuyên làm thái ấp do có công ủng hộ và đưa Lý Công Uẩn lên ngai vàng. Năm 1020, phu nhân Lý thị hạ sinh Đoàn Văn Khâm tại thái ấp. Đoàn Văn Khâm còn có một người em trai là Đoàn Duy Hải, sau kế tập cha lãnh thái ấp Tô Xuyên.
Đoàn Văn Khâm đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) trong khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam - khoa Minh kinh bác học năm Ất Mão 1075 đời vua Lý Nhân Tông. Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám, năm đó Lê Văn Thịnh đỗ đầu - tương đương Trạng nguyên). Đoàn Văn Khâm đỗ thứ 2 (tương đương Bảng nhãn). Ngay sau khi đỗ đại khoa, ông được vua Lý Nhân Tông bổ nhiệm luôn vào chức Công Bộ Thượng thư năm 1075.
Tại Việt Nam, chức Thượng thư được đặt ra lần đầu tiên vào triều nhà Lý. Đời vua Lý Nhân Tông, có các vị thượng thư: Đoàn Văn Khâm, Mạc Hiển Tích…
Tuy làm đến Thượng thư nhưng ông vẫn luôn có ý muốn từ quan. Ông là một cư sĩ mộ đạo Phật, thường quấn khăn vải, mặc áo nâu và hay giao du với khách thiền lâm. Ông thường làm thơ, được người đương thời khen tặng nhưng nay đã thất lạc gần hết (do lịch sử). Đến nay ghi nhận còn lại được 4 bài thơ viết bằng chữ Hán.
Trong đó có 3 bài được chép trong Hoàng Việt thi tuyển do Bùi Huy Bích sưu tập, đó là:
Bài 1. Tặng Quảng Trí Thiền sư (Tặng Thiền sư Quảng Trí).
Bài 2. Vãn Quảng Trí Thiền sư (Viếng Thiền sư Quảng Trí).
Bài 3. Truy điệu Thiền sư Chân Không.
Cũng theo Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích thì Thiền sư Quảng Trí họ Nhan, năm thứ nhất niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059) sư từ bỏ thế tục đến tham vấn Thiền Lão ở Tiên Du. Nhờ một câu nói của Thầy, sư nhận được yếu chỉ, từ đó dốc sức vào thiền học. Về sau sư trụ trì chùa Quán Đỉnh núi Không Lộ, kết bạn với tăng Minh Huệ, người đời cho là Hàn Sơn, Thập Đắc tái thế. Công Bộ Thượng thư Đoàn Văn Khâm làm bài thơ trên thương tiếc khi sư quy tịch (khoảng niên hiệu Quảng Hựu 1085-1091).
Và bài thứ 4 là Gửi Tĩnh-giới Thiền sư ở núi Bí-linh thuộc Nghệ-an được chép trong sách Kiến văn tiểu lục của Bảng nhãn Lê Quý Đôn.
Qua mấy bài thơ còn lại, có thể thấy Đoàn Văn Khâm là người đức hạnh cao, rất hâm mộ đạo Phật và cũng là nhà thơ xuất sắc đời bấy giờ.
Nguyên văn chữ Hán:
Phiên âm:
Dịch nghĩa:
Bản dịch của Đoàn Trọng Hân:
- Chú thích:
(1) lục trần: Danh từ nhà Phật, tức: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Theo "Pháp giới thứ đệ" thì trần là dơ bẩn, có thể làm cho tâm linh người ta bị hoen ố, nên người tu hành cần phải bỏ hết lục trần.
(2) Trừng, Thập: Trừng, Thập tức là Phật Đổ Trừng và Cưu Ma La Thập, hai vị sư nổi tiếng người Thiên Trúc đến Trung Quốc vào đời Hậu Tấn, thường du hành thuyết pháp, viết rất nhiều kinh Phật.
(3) lộ quần: Nghĩa đen là đàn cò. Giống cò này thường bay từng đàn, có hàng ngũ thứ tự, nên văn ngôn dùng danh từ này để tượng trưng triều thần sắp hàng ngũ đứng chầu vua.
Nguyên văn chữ Hán:
Phiên âm:
Dịch nghĩa:
Dựa theo Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng:
- Chú thích:
(1) bạch: Bản của Lê Quý Đôn chép là chữ "hồi", ở đây chép theo "Hoàng Việt thi tuyển".
(2) di lý: Trút dép, dùng điển trong "Truyền đăng lục": nhà sư Đạt Ma tịch, táng ở chân núi Hùng Nhĩ, khi Tống Vân đi sứ Tây Vực, lại gặp nhà sư cầm một chiếc dép nói là đi sang Tây Trúc. Tống Vân về, sai người đào mộ và mở áo quan ra, thì chỉ thấy có một chiếc dép còn lại trong quan. Ở đây dùng điển này để nói về nhà sư Quảng Trí mất.
(3) đình: Bản trong "Hoàng Việt thi tuyển" chép là chữ đường, ở đây theo bản của Lê Quý Đôn.
Nguyên văn chữ Hán:
Phiên âm:
Dựa theo bản dịch của Hòa thượng Thanh Từ:
- Chú thích:
(1) Tích trụ như vân mộ tập long: Câu này ý nói các đạo hữu kính mến phẩm hạnh đạo đức sư Chân Không, nên mang tích trượng đến núi Phả Lại sum họp đông đúc, không khác gì rồng đi đến đâu mây theo đến đấy.
(2) minh tùng: Có bản chép là trinh tùng 貞松.
Lâu nay trong nhiều tài liệu viết về thơ văn của Đoàn Văn Khâm thường cho biết có 3 bài: "Tặng Quảng Trí Thiền sư", "Vãn Quảng Trí Thiền sư", "Truy điệu Chân Không Thiền sư" bằng chữ Hán chép trong "Hoàng Việt thi tuyển" do Bùi Huy Bích sưu tập cho thấy Đoàn Văn Khâm rất hâm mộ những vị tu hành, nhưng bản thân không lên núi ở ẩn chỉ vì "chót bị cái dây cân đai buộc chặt vào hàng ngũ chim cò" (hàng ngũ quan lại).
Trong sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn[1] có chép một bài thơ nữa của cụ Đoàn Văn Khâm:[2]
Tạm dịch:
- Chú thích:
(*) Bát đẩu nghĩa là tám đấu: Tạ Linh Vận nói: Tất cả tài hoa trong thiên hạ có một thạch (mười đấu) mà riêng Tào Tử-kiến (tức Tào Thực, con Tào Tháo) chiếm được tám đấu. Sau thi gia thường dùng danh từ "bát đẩu" để nói về người tài hoa.