Polana đang cộng hưởng 1:2 với Sao Hỏa | |
Khám phá[1] | |
---|---|
Khám phá bởi | Johann Palisa |
Nơi khám phá | Đài thiên văn Hải quân Áo |
Ngày phát hiện | 28 tháng 1 năm 1875 |
Tên định danh | |
(142) Polana | |
Phiên âm | [cần dẫn nguồn] |
Đặt tên theo | Pula |
A875 BA; 1923 WA; 1954 BH; 1956 XZ; 1963 SA | |
Vành đai chính | |
Đặc trưng quỹ đạo[1] | |
Kỷ nguyên 25 tháng 2 năm 2023 (JD 2.460.000,5) | |
Tham số bất định 0 | |
Cung quan sát | 51.888 ngày (142,06 năm) |
Điểm viễn nhật | 2,7444 AU (410,56 Gm) |
Điểm cận nhật | 2,0934 AU (313,17 Gm) |
2,4189 AU (361,86 Gm) | |
Độ lệch tâm | 0,134 57 |
3,76 năm (1374,1 ngày) | |
Tốc độ vũ trụ cấp 1 trung bình | 19,07 km/s |
140,92° | |
0° 15m 43.128s / ngày | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 2,2379° |
291,27° | |
292,00° | |
Trái Đất MOID | 1,0865 AU (162,54 Gm) |
Sao Mộc MOID | 2,23699 AU (334,649 Gm) |
TJupiter | 3,501 |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 55,29±1,6 km[1] 55,3 ± 1,6[2] |
9,764 giờ (0,4068 ngày) | |
0,0451±0,003[1] 0,045 ± 0,003[2] | |
10,27[1] | |
Polana (định danh hành tinh vi hình: 142 Polana) là một tiểu hành tinh rất tối nằm trong vành đai tiểu hành tinh. Ngày 28 tháng 1 năm 1875, nhà thiên văn học người Áo Johann Palisa phát hiện tiểu hành tinh Polana khi ông thực hiện quan sát tại Đài thiên văn Hải quân Áo và đặt tên nó theo tên thành phố Pola (Pula, Croatia), nơi đặt Đài thiên văn Hải quân Áo.[1]
142 Polana là thành viên chính của nhóm tiểu hành tinh họ Polana, một nhóm con của nhóm tiểu hành tinh họ Nysa.[3] Tiểu hành tinh này có đường kính ước tính khoảng 55,3 km và suất phản chiếu mức thấp là 0,045.[2] Nó quay ở khoảng cách gấp 2,419 lần khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo là 3,76 năm và độ lệch tâm 0,14.
Trong phân loại Tholen, Polana không phải là một tiểu hành tinh cacbon nguyên thủy loại F, mà thuộc các tiểu hành tinh loại C phổ biến hơn.[1] Theo phân loại SMASS, Polana được phân loại là tiểu hành tinh loại B, một dạng kết hợp giữa loại B Tholen và loại F. Quang phổ của nó có lớp màu xanh cho thấy sự hiện diện của magnetit (Fe3O4), một đặc tính của lớp SMASS.[4]