A-đề-sa

Atiśa
अतिश
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiTrung quán tông
Đệ tửDromtön
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh982
Nơi sinhBikrampur, Đế quốc Pala
Mất
Ngày mất1054
Nơi mấtNyêtang, Tây Tạng
Giới tínhnam
Nghề nghiệptu sĩ, biên tập viên, nhà văn, Tertön, dịch giả, compiler
Quốc tịchĐế quốc Pala
icon Cổng thông tin Phật giáo

Atisha (zh. 阿提沙, sa. atīśa, atiśa), dịch ý là "Người xuất chúng, xuất sắc", cũng được gọi là Nhiên Đăng Cát Tường Trí (zh. 燃燈吉祥智, sa. dīpaṅkaraśrījñāna, bo. jo bo rje dpal ldan a ti sha ཇོ་བོ་རྗེ་དཔལ་ལྡན་ཨ་ཏི་ཤ་). Là một Tỳ-khưu vĩ đại người Đông Ấn (982-1054), đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta). Là Tổ của dòng Ma-kiệt-đa (sa. magadha) và thuyết sư tại đại học Siêu Giới (sa. vikramaśīla), Sư được mời qua Tây Tạng và sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Sư là người sáng lập trường phái Kadampa (zh. 迦當派, bo. bka' gdams pa བཀའ་གདམས་པ་), gây ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Tây Tạng, nhất là dòng Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་) của Tông-khách-ba (bo. tsong-kha-pa). Đệ tử quan trọng nhất của Sư là Lạc-mẫu-đông (hoặc Đông-đốn, bo. `brom ston འབྲོམ་སྟོན་, 1003-1064).

Thế kỉ thứ 10 được xem là thời đại truyền pháp lần thứ hai từ Ấn Độ qua Tây Tạng, thông qua vương triều miền Tây. Ban đầu nhà vua cử sứ giả qua Ấn Độ thỉnh Kinh, như dịch giả Rinchen Sangpo (bo. rinchen sangpo རིན་ཆེན་བཟང་པོ་). Về sau nhà vua mời hẳn một Luận Sư Ấn Độ và người đó là Atisha. Năm 1042, Sư bước chân vào đất Tây Tạng, sống ở Netang và bắt đầu giáo hoá.

Trong tác phẩm Bồ-đề đạo đăng (sa. bodhipathapradīpa), Sư trình bày toàn cảnh giáo pháp Đại thừa và chia hành giả theo ba căn cơ khác nhau:

  1. Hạ sĩ: Loại người mong được tái sinh nơi tốt lành.
  2. Trung sĩ: Loại người tu vì sự giác ngộ của chính mình (Tiểu thừa).
  3. Thượng sĩ: Loại người tu vì sự Giác ngộ của tất cả chúng sinh (Bồ Tát).

Công trình chính của Atisha là xếp đặt thứ tự Kinh sách, không phổ biến bừa bãi. Sư là người đưa Bổn Tôn Đa-la (sa. tārā) trở thành một vị nữ Bổn Tôn quan trọng trong hệ thống đạo Phật Tây Tạng. Trong các tác phẩm, Sư thống nhất hai trường phái chính của Giáo Pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa: quan điểm tính Không (sa. śūnyatā) của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và tính bao trùm của tâm thức giác ngộ theo Vô Trước (sa. asaṅga).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Nanami là dạng người sống luôn đặt trách nhiệm rất lớn lên chính bản thân mình, nên cái c.hết ở chiến trường ắt hẳn làm anh còn nhiều cảm xúc dang dở
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Nếu bạn đang có ý định “chơi” chứng khoán, hay đang “chơi” với số vốn trăm triệu đổ lại thì bài này dành cho bạn
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
If you're looking for a quick read, then this can be a good one. On top of that, if you like a bit of sarcastic humor with some *cussing* involved, this is THE one.
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Nhà vật lý đoạt giải Nobel Richard Feynman (1918–1988) là một chuyên gia ghi nhớ những gì ông đã đọc