Bài này viết về một thuật ngữ trong Phật giáo, các nghĩa khác xem Giới (định hướng).
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
Cổng thông tin Phật giáo |
Có hai thuật ngữ Giới đồng âm dị nghĩa trong Phật học.
Giới(戒) là gì? (zh. 戒, sa. शील śīla, pi. sīla) là giới luật mà tăng, ni cũng như người tu tại gia phải tuân thủ.
Nguyên nhân gì phải giữ giới?
- Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.
- Nhưng bạch Thế Tôn, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, không có hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.
- Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.
- Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.
- Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, khinh an có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.
- Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.
- Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.
- Nhưng bạch Thế Tôn, như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
- Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.
Phương pháp nào khiến Thiện giới không bị bỏ quên?
Mười giới cho Tỉ-khâu, Tỉ-khâu-ni và Sa-di (sa. śrāmaṇera) là:
Năm giới đầu (ngũ giới) được áp dụng cho Cư sĩ, Phật tử tại gia, và trong một số ngày đặc biệt có thể lên đến tám (Bố-tát).
Giới là những quy định tự nhiên trong đời sống thông thường, trong lúc đó Luật được hiểu là quy luật dành cho những người xuất gia, sống trong chùa chiền hay thiền viện. Giới được nhắc tới như một phần trong ba nhóm của Bát chính đạo, một trong Tam học cũng là một của các hạnh Ba-la-mật-đa.
Trong Đại thừa Phật giáo, người ta phân ra hai loại giới: Hiển và mật. Mười hiển giới tại đây có khác với mười giới nêu trên chút ít và có giá trị như nhau cho tăng, ni và cư sĩ (ngoài giới thứ 3), được ghi lại trong kinh Phạm võng (sa. brahmajālasūtra):
Mười hiển giới nêu trên rất quan trọng, có ích về khía cạnh đạo lý thế gian và cả khía cạnh cơ sở của một cuộc đời hành đạo xuất thế. Hành giả không thể tiến xa nếu thâm tâm còn vướng mắc vào những vọng niệm - mà những vọng niệm này chính là kết quả của một cách sống không tôn trọng giới luật, không có ý thức. Nhưng dù có chí thế nào đi nữa thì hành giả cũng khó lòng thực hiện, giữ được trọn vẹn mười giới trên và phạm giới trong một mức độ nào đó là một hậu quả khó tránh. Nhưng vi phạm giới không làm ngăn cản bước đường tu đạo, với điều kiện là hành giả phải thật sự ăn năn hối lỗi, nguyện không tái phạm. Với sự tiến triển trên con đường tu tập, những kết quả tốt đẹp đạt được qua phương pháp Toạ thiền như Bi, Trí, dũng, những lần vi phạm giới luật sẽ tự giảm dần. Nhưng việc cần phải chú trọng tuyệt đối chính là việc giữ vững niềm tin nơi Phật pháp. Nếu mất lòng tin nơi Phật-đà, chân lý Phật đã trực chứng và những lời khuyến khích của chư vị Tổ sư thì Đạo không thể nào thành, Vô minh không thể nào đoạn diệt và giải thoát vượt khỏi tầm tay.
Dưới dạng Mật giới, hành giả nguyện rằng:
Giới (zh. 界, sa. pi. dhātu, bo. khams ཁམས་) là cảnh giới, không gian, yếu tố. Là khái niệm quan trọng của đạo Phật, có nhiều nghĩa:
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |