A Nạp Thất Thất Lý

A Nạp Thất Thất Lý hoàng hậu
阿纳失失里皇后
Nguyên Nhân Tông hoàng hậu
Chân dung A Nạp Thất Thất Lý
Chính hậu nhà Nguyên
Tại vị13131320
Tiền nhiệmHoằng Cát Lạt Chân Ca
Kế nhiệmDiệc Khất Liệt Tốc Ca Bát Lạt
Hoàng thái hậu nhà Nguyên
Tại vị13201322
Tiền nhiệmHoằng Cát Lạt Đáp Kỷ
Kế nhiệmHoằng Cát Lạt Bát Bất Hãn
Thông tin chung
Mất1322
Phối ngẫuNguyên Nhân Tông
Tên đầy đủ
Hoằng Cát Lạt A Nạp Thất Thất Lý
(弘吉剌·阿纳失失里)
Thụy hiệu
Trang Ý Từ Thánh Hoàng hậu
(庄懿慈圣皇后)
Hoàng tộcHoằng Cát Lạt thị (xuất thân)
Bột Nhi Chỉ Cân (hôn nhân)

A Nạp Thất Thất Lý (tiếng Hoa: 阿纳失失里; tiếng Mông Cổ: Раднашири; ? – 1322) là chính thất Hoàng hậu của Nguyên Nhân Tông Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt, Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài ra, bà còn là sinh mẫu của Nguyên Anh Tông Thạc Đức Bát Thích, Hoàng đế thứ năm của triều Nguyên.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà xuất thân bộ tộc Hoằng Cát Lạt thị. Không rõ năm sinh cũng như năm bà gả cho Nguyên Nhân Tông, chỉ biết ngày 22 tháng 2 năm 1302, dưới thời Nguyên Thành Tông Thiết Mộc Nhĩ, bà sinh Thạc Đức Bát Thích.

Năm 1311, Nguyên Nhân Tông đăng cơ. Tháng 3 năm Hoàng Khánh thứ 2 (1313), bà được sách lập Hoàng hậu, cử hành lễ phong và nhận sách bảo. Theo lệ nhà Nguyên, Hoàng đế được lập một lúc nhiều Hoàng hậu. Bên cạnh bà còn có Đáp Lý Ma Thất Lý hoàng hậu đồng tại vị, nhưng chỉ có bà nhận sách bảo nên được xem là chính thất Hoàng hậu duy nhất.

Trước khi Nguyên Vũ Tông, anh trai của Nhân Tông băng hà, Nhân Tông được phong Hoàng thái đệ với điều kiện sau khi mất phải truyền ngôi cho hậu duệ của Vũ Tông[1]. Tuy nhiên, Nhân Tông đã nuốt lời và phong con trai bà là Thạc Đức Bát Thích làm Thái tử vào năm 1316. Thái hậu Đáp Kỷ, mẹ Nhân Tông còn tiếp tay đuổi 2 người con còn sống của Vũ Tông là Đồ Thiếp Mục NiHòa Thế Lạt khỏi cung, với lý do mẹ họ là thị thiếp và không thuộc tộc Hoằng Cát Lạt thị[2], mục đích bảo toàn thế lực ngoại thích ở triều đình.

Hoàng thái hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Diên Hữu thứ 7 (1320), ngày 1 tháng 3, Nguyên Nhân Tông bạo băng[3]. Thạc Đức Bát Thích kế vị, tức Nguyên Anh Tông, tôn bà làm Hoàng thái hậu, tổ mẫu Đáp Kỷ làm Thái hoàng thái hậu.

Sách văn viết:

Như vậy, trong số các chính thất Hoàng hậu nhà Nguyên, bà là người đầu tiên được ghi nhận lên ngôi Hoàng thái hậu. Mặc dù trước đó đã có hai vị Thái hậu là Khoác Khoác Chân và Đáp Kỷ, song họ chưa bao giờ làm Hoàng hậu mà được phong Thái hậu vì là Đế mẫu.

Năm Chí Trị thứ 2 (1322), Thái hậu A Nạp Thất Thất Lý băng thệ. Anh Tông truy thụy cho bà là Trang Ý Từ Thánh hoàng hậu (庄懿慈圣皇后), hợp táng với phu quân ở Nhân Tông miếu. Sách thụy văn viết:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyên sử》, quyển 31. tr. 639.
  2. ^ Herbert Franke, Denis Twitchett, John King Fairbank. Lịch sử Trung Quốc của Cambridge: chế độ đối ngoại và các vùng biên giới, 907–1368. tr. 542.
  3. ^ Herbert Franke, Denis Twitchett, John King Fairbank. Lịch sử Trung Quốc của Cambridge: chế độ đối ngoại và các vùng biên giới, 907–1368. tr. 526.
  4. ^ Ch. Sodbileg (2010) «Lịch sử nước Mông Cổ Đại Nguyên (Nguyên)». Ulaanbaatar. tr. 262

  • 《Nguyên sử》, quyển 114, Hậu phi liệt truyện thượng.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Anime Nekopara TV Vietsub
Download Anime Nekopara TV Vietsub
Cuộc sống thường ngày của những cô hầu gái mèo siêu cute
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Mục đích cuối cùng của cuộc sống, theo mình, là để tìm kiếm hạnh phúc, dù cho nó có ở bất kì dạng thức nào
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
Là sản phẩm tiếp theo nằm trong Shinza Bansho của Masada sau Paradise Lost, Dies Irae, Kajiri Kamui Kagura