Danh sách hoàng hậu Trung Quốc

Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu, người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc

Hoàng hậu (chữ Hán: 皇后) là một tước hiệu hoàng tộc thời phong kiến được tấn phong cho vợ chính (chính cung, chính thất, nguyên phối) của Hoàng đế, do Hoàng đế sắc phong. Vương hậu là tước hiệu được phong cho vợ chính (chính cung, chính thất, nguyên phối) của Quốc vương, hoặc đôi khi một số người được Hoàng đế phong Vương tước (thường là người trong Hoàng tộc hay anh em trai của Hoàng đế) thì vợ chính của họ được phong ngôi Vương phi.

Tuy nhiên, ngày nay nhiều người hay hiểu Hoàng hậu theo nghĩa là vợ chính của nhà Vua nói chung, bao gồm cả Quốc vương lẫn Hoàng đế, điều này có thể gây ra một số nhầm lẫn.

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, thường chỉ có duy nhất một Hoàng hậu tại vị khi còn sống. Khi Hoàng hậu trước đã qua đời hoặc bị phế bỏ thì mới lập Hoàng hậu mới. Theo lịch sử Trung Quốc thì Hoàng hậu đầu tiên là Lữ Trĩ của nhà Hán, chính thất của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Vị Hoàng hậu cuối cùng là Uyển Dung của nhà Thanh, chính thất của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi.

Hoàng đế Hoàng hậu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Hán Cao Tổ
Lưu Bang
Hiếu Cao Lã Hoàng hậu Lã Trĩ 202 – 195 TCN Nguyên phối và là Hoàng hậu duy nhất của Hán Cao Tổ.

Bà là vị Hoàng hậu và Hoàng thái hậu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau trở thành nhiếp chính dưới thời Hán Huệ Đế, Hán Tiền Thiếu ĐếHán Hậu Thiếu Đế.

Cao Hoàng hậu Bạc thị Truy phong Phi tần của Hán Cao Tổ, sinh mẫu của Hán Văn Đế. Bà là vị Thái hoàng thái hậu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, được Hán Quang Vũ Đế truy tặng Cao Hoàng hậu.
Hán Huệ Đế
Lưu Doanh
Hiếu Huệ Trương Hoàng hậu Trương Yên 192 – 188 TCN Kế thất, nhưng là Hoàng hậu duy nhất của Hán Huệ Đế, cháu ngoại Hiếu Cao Lã Hoàng hậu và là con gái của Lỗ Nguyên Công Chúa.

Từng được tôn làm Hoàng thái hậu, đến thời Hán Văn Đế đổi gọi Hiếu Huệ Hoàng hậu hay Bắc cung Hoàng hậu.

Hán Hậu Thiếu Đế
Lưu Hồng
Lã Hoàng hậu Lã thị 184 – 180 TCN Hoàng hậu duy nhất của Hán Hậu Thiếu Đế, cháu gái Hiếu Cao Lã Hoàng hậu và là con gái của Lã Lộc.

Bị các đại thần bức tử.

Hán Văn Đế
Lưu Hằng
Hiếu Văn Đậu Hoàng hậu Đậu Y Phòng 179 – 157 TCN Kế thất, nhưng là Hoàng hậu duy nhất của Hán Văn Đế, sinh mẫu của Hán Cảnh Đế.
Hán Cảnh Đế
Lưu Khải
Hiếu Cảnh Bạc Hoàng hậu Bạc thị 157 – 151 TCN Nguyên phối của Hán Cảnh Đế, cháu gái Cao Hoàng hậu Bạc thị. Bị Hán Cảnh Đế phế truất, trở thành Phế hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Hiếu Cảnh Vương Hoàng hậu Vương Chí 150 – 141 TCN Sinh mẫu của Hán Vũ Đế.
Hán Vũ Đế
Lưu Triệt
Hiếu Vũ Trần Hoàng hậu Trần A Kiều 140 – 130 TCN Nguyên phối của Hán Vũ Đế, cháu ngoại Hiếu Văn Đậu Hoàng hậu và là con gái của Quán Đào Công chúa. Bị Hán Vũ Đế phế truất.
Hiếu Tư Vệ Hoàng hậu Vệ Tử Phu 128 – 91 TCN Hoàng hậu tại vị lâu nhất nhà Tây Hán (38 năm), cũng Hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có thụy hiệu riêng Tư hoàng hậu.
Hiếu Vũ Lý Hoàng hậu Lý thị Truy phong Phi tần của Hán Vũ Đế, được Hán Chiêu Đế truy tặng Hiếu Vũ Hoàng hậu theo di ngôn của Vũ Đế.

Là phi tần đầu tiên của Trung Hoa được truy phong dù không phải chính thất hay Đế mẫu.

Hán Chiêu Đế
Lưu Phất Lăng
Hiếu Chiêu Thượng Quan Hoàng hậu Thượng Quan thị 83 – 74 TCN Hoàng hậu duy nhất của Hán Chiêu Đế, là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử Trung Hoa nắm giữ 3 danh Hoàng hậu, Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu.
Hán Tuyên Đế
Lưu Tuân
Cung Ai Hứa Hoàng hậu Hứa Bình Quân 74 – 71 TCN Nguyên phối của Hán Tuyên Đế, sinh mẫu của Hán Nguyên Đế.
Hiếu Tuyên Hoắc Hoàng hậu Hoắc Thành Quân 71 – 66 TCN Con gái của Hoắc Quang. Bị Hán Tuyên Đế phế truất, lưu đày rồi bức tử.
Hiếu Tuyên Vương Hoàng hậu Vương thị 64 – 49 TCN Dưỡng mẫu của Hán Nguyên Đế.
Hán Nguyên Đế
Lưu Thích
Hiếu Nguyên Vương Hoàng hậu Vương Chính Quân 48 – 33 TCN Hoàng hậu duy nhất của Hán Nguyên Đế, sinh mẫu của Hán Thành Đế, cô ruột của Vương Mãng. Thời nhà Tân đổi gọi là Văn Mẫu Thái hoàng thái hậu.
Hiếu Nguyên Phó Hoàng Hậu Phó thị Truy phong

sau truy phế

Phi tần của Hán Nguyên Đế, được cháu nội là Hán Ai Đế truy tặng Hiếu Nguyên Hoàng hậu. Sau bị Vương Mãng truy phế làm Định Đào Cung Vương mẫu.
Hán Thành Đế
Lưu Ngao
Hiếu Thành Hứa Hoàng hậu Hứa thị 31 – 18 TCN Nguyên phối của Hán Thành Đế. Bị Hán Thành Đế phế truất, giáng làm Trường Định Quý nhân.
Hiếu Thành Triệu Hoàng hậu Triệu thị
Biệt hiệu Phi Yến
16 – 7 TCN Bị Vương Mãng bức tử và truy phế.
Hán Ai Đế
Lưu Hân
Hiếu Ai Phó Hoàng hậu Phó thị 6 – 1 TCN Bị Vương Mãng bức tử và truy phế.
Hán Bình Đế
Lưu Khản
Hiếu Bình Vương Hoàng hậu Vương thị 1 – 5 Hoàng hậu duy nhất của Hán Bình Đế, con gái của Vương Mãng. Bà là Hoàng hậu cuối cùng của Tây Hán, dưới thời nhà Tân bị truất làm Định An Thái hậu rồi Hoàng Hoàng Thất chủ.

Đông Hán

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng đế Hoàng hậu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Hán Quang Vũ Đế
Lưu Tú
Quang Vũ Quách Hoàng hậu Quách Thánh Thông 24 – 41 Kế thất, nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của Hán Quang Vũ Đế. Là vị Phế hậu đầu tiên của thời kỳ Đông Hán.
Quang Liệt Âm Hoàng hậu Âm Lệ Hoa 41 – 64 Nguyên phối, nhưng là Hoàng hậu thứ hai của Hán Quang Vũ Đế, là sinh mẫu của Hán Minh Đế.
Hán Minh Đế
Lưu Trang
Minh Đức Mã Hoàng hậu Mã thị 59 – 75 Hoàng hậu duy nhất của Hán Minh Đế, đích mẫu và cũng là dưỡng mẫu của Hán Chương Đế.
Hán Chương Đế
Lưu Đát
Chương Đức Đậu Hoàng hậu Đậu thị 78 – 88 Hoàng hậu duy nhất của Hán Chương Đế.
Cung Hoài Lương Hoàng hậu Lương thị Truy phong Phi tần của Hán Chương Đế, sinh mẫu của Hán Hòa Đế.
Kính Ẩn Tống Hoàng hậu Tống thị Truy phong Phi tần của Hán Chương Đế, tổ mẫu của Hán An Đế.
Hán Hòa Đế
Lưu Triệu
Hiếu Hòa Âm Hoàng hậu Âm thị 96 – 102 Cháu trong họ của Quang Liệt Âm Hoàng hậu. Là vị Phế hậu thứ hai của thời kỳ Đông Hán sau Quang Vũ Quách Hoàng hậu.
Hòa Hi Đặng Hoàng hậu Đặng Tuy 102 – 106 Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Hán Thương ĐếHán An Đế.
Hán An Đế
Lưu Hỗ
An Tư Diêm Hoàng hậu Diêm Cơ 108 – 125 Hoàng hậu duy nhất của Hán An Đế. Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Hán Thiếu Đế.
Cung Mẫn Lý Hoàng hậu Lý thị Truy phong Phi tần của Hán An Đế, sinh mẫu của Hán Thuận Đế.
Hán Thuận Đế
Lưu Bảo
Thuận Liệt Lương Hoàng hậu Lương Nạp 131 – 144 Hoàng hậu duy nhất của Hán Thuận Đế. Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Hán Xung Đế, Hán Chất ĐếHán Hoàn Đế.
Hán Hoàn Đế
Lưu Chí
Ý Hiến Lương Hoàng hậu Lương Nữ Oánh 147 – 159 Nguyên phối của Hán Hoàn Đế, em gái Thuận Liệt Lương hoàng hậu. Bị Hán Hoàn Đế truy phế sau khi qua đời.
Hoàn Đế Đặng Hoàng hậu Đặng Mãnh Nữ 159 – 165 Cháu trong họ với Hòa Hi Đặng hoàng hậu. Bị Hán Hoàn Đế phế truất, giam vào lãnh cung.
Hoàn Tư Đậu Hoàng hậu Đậu Diệu 165 – 168
Hán Linh Đế
Lưu Hoằng
Hiếu Linh Tống Hoàng hậu Tống thị 171 – 178 Bị Hán Linh Đế phế truất, giam trong ngục rồi qua đời.
Linh Tư Hà Hoàng hậu Hà thị 180 – 189 Sinh mẫu của Hán Thiếu Đế. Bị Đổng Trác sát hại.
Linh Hoài Vương Hoàng hậu Vương Vinh Truy phong Phi tần của Hán Linh Đế, sinh mẫu của Hán Hiến Đế.
Hán Hiến Đế
Lưu Hiệp
Hiếu Hiến Phục Hoàng hậu Phục Thọ 195 – 214 Bị Tào Tháo giết.
Hiến Mục Tào Hoàng hậu Tào Tiết 215 – 220 Con gái của Tào Tháo. Bà là Hoàng hậu cuối cùng của Đông Hán cũng như toàn triều đại nhà Hán trong lịch sử.

Tây Tấn

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng đế Hoàng hậu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Tấn Văn Đế
Tư Mã Chiêu
Văn Minh Vương Hoàng hậu Vương Nguyên Cơ Truy phong Sinh mẫu của Tấn Vũ Đế.
Tấn Vũ Đế
Tư Mã Viêm
Vũ Nguyên Dương Hoàng hậu Dương Diễm tự Quỳnh Chi 265 – 274 Hoàng hậu chính thức đầu tiên của triều Tấn. Sinh mẫu của Tấn Huệ Đế.
Vũ Điệu Dương Hoàng hậu Dương Chỉ tự Quý Lan 276 – 290 Em họ của Vũ Nguyên hoàng hậu.
Vũ Hoài Vương Hoàng hậu Vương Viện Cơ Truy phong Sơ phong Trung Tài nhân, hạ sinh Tấn Hoài Đế Tư Mã Sí, truy tôn Vũ Hoài Thái hậu (武懷太后).
Tấn Huệ Đế
Tư Mã Trung
Giả Hoàng hậu Giả Nam Phong 290 – 300 Con gái của Giả Sung.
Hiến Văn Dương Hoàng hậu Dương Hiến Dung 280 – 322 Người duy nhất trong lịch sử trở thành Hoàng hậu của hai triều đại khác nhau là Tây TấnHán Triệu
Tấn Hoài Đế
Tư Mã Xí
Lương Hoàng hậu Lương Lan Bích 307 – 311

Đông Tấn

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng đế Hoàng hậu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Tấn Nguyên Đế
Tư Mã Duệ
Nguyên Kính Ngu Hoàng hậu Ngu Mạnh Mẫu Truy phong Vương phi của Tấn Nguyên Đế khi còn là Lang Nha vương.
Tấn Minh Đế
Tư Mã Thiệu
Minh Mục Dữu Hoàng hậu Dữu Văn Quân 323 – 326 Sinh mẫu của Tấn Thành ĐếTấn Khang Đế
Tấn Thành Đế
Tư Mã Diễn
Thành Cung Đỗ Hoàng hậu Đỗ Lăng Dương 336 – 341
Tấn Khang Đế
Tư Mã Nhạc
Khang Hiến Chử Hoàng hậu Chử Toán Tử 342 – 344 Sinh mẫu của Tấn Mục Đế Tư Mã Đam, từng 3 lần nắm quyền nhiếp chính
Tấn Mục Đế
Tư Mã Đam
Mục Chương Hà Hoàng hậu Hà Pháp Nghê 357 – 361
Tấn Ai Đế
Tư Mã Phi
Ai Tĩnh Vương Hoàng hậu Vương Mục Chi 361 – 365
Tấn Phế Đế
Tư Mã Dịch
Hiếu Hoàng hậu Dữu Đạo Liên 365 – 366
Tấn Giản Văn Đế
Tư Mã Dục
Thuận Hoàng hậu Vương Giản Cơ Truy phong Sau bị phế truất
Văn Hoàng hậu Lý Lăng Dung Truy phong Sinh mẫu của Tấn Hiếu Vũ Đế
Tấn Hiếu Vũ Đế
Tư Mã Diệu
Hiếu Vũ Định Hoàng hậu Vương Pháp Tuệ 375 – 380 Cháu gái của Ai Tĩnh hoàng hậu.
Đức Hoàng hậu Trần Quy Nữ Truy phong Sinh mẫu của Tấn An ĐếTấn Cung Đế.
Tấn An Đế
Tư Mã Đức Tông
An Hi Vương Hoàng hậu Vương Thần Ái 396 – 412 Con gái của Tân An Công chúa.
Tấn Cung Đế
Tư Mã Đức Văn
Cung Tư Trữ Hoàng hậu Trữ Linh Viên 419 – 420 Con gái là Hải Diêm công chúa, hoàng hậu của Lưu Tống Thiếu Đế.
Hoàng đế Phối ngẫu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Bắc Chu Văn Đế
Vũ Văn Thái
(truy phong)
Văn Hoàng hậu Nguyên thị Truy phong Em gái của Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế, sinh mẫu của Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế.
Tuyên Hoàng hậu Sất Nô thị Truy phong Sinh mẫu của Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung.
Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế
Vũ Văn Giác
Sùng Nghĩa Hoàng hậu Nguyên Hồ Ma ? – ? Tấn An công chúa của Tây Ngụy. Bị ép xuất gia sau khi Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế chết, sau khi về cung được tôn làm Hoàng tẩu.
Bắc Chu Minh Đế
Vũ Văn Dục
Minh Kính Hoàng hậu Độc Cô thị Truy phong Con gái của Độc Cô Tín.
Bắc Chu Vũ Đế
Vũ Văn Ung
Vũ Thành Hoàng hậu A Sử Na thị 568 – 582 Công chúa của Đột Quyết.
Lý Nga Tư Sinh mẫu của Bắc Chu Tuyên Đế.
Bắc Chu Tuyên Đế
Vũ Văn Uân
Thiên Nguyên Đại Hoàng hậu Dương Lệ Hoa 578 – 580 Sau là Lạc Bình công chúa (con gái Tùy Văn Đế Dương Kiên).
Thiên Đại Hoàng hậu Chu Mãn Nguyệt 578 – 580 Hoàng hậu không chính thống, sinh mẫu của Bắc Chu Tĩnh Đế.
Thiên Trung Đại Hoàng hậu Trần Nguyệt Nghi 579 – 580 Hoàng hậu không chính thống.
Thiên Hữu Đại Hoàng hậu Nguyên Lạc Thượng 579 – 580 Hoàng hậu không chính thống.
Thiên Tả Đại Hoàng hậu Uất Trì Sí Phồn 579 – 580 Hoàng hậu không chính thống.
Bắc Chu Tĩnh Đế
Vũ Văn Diễn
Tư Mã Lệnh Cơ 579 – 581
Hoàng đế Phối ngẫu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Tùy Văn Đế
Dương Kiên
Văn Hiến Hoàng hậu Độc Cô Già La 581 – 602 Con gái của Độc Cô Tín, sinh mẫu của Tùy Dạng Đế, Dương Lệ Hoa.
Tùy Dạng Đế
Dương Quảng
Dạng Mẫn Hoàng hậu Tiêu thị 605 – 618 Con gái của Tây Lương Minh Đế, sinh mẫu của Nguyên Đức thái tử.
Tùy Cung Đế
Dương Hựu
Vi Hoàng hậu Vi thị

Tùy mạt Đường sơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng đế Phối ngẫu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Tần Đế Tiết Cử Cúc Hoàng hậu Cúc thị 617 – 618
Định Dương Khả Hãn Lưu Vũ Chu Thư Hoàng hậu Thư thị 617 – 620
Hạ Vương Đậu Kiến Đức Tào Hoàng hậu Tào thị 617 – 621
Hoàng đế Hoàng hậu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Đường Thế Tổ

Lý Bính

Nguyên Trinh Hoàng hậu Độc Cô thị Truy phong Con gái thứ tư của Độc Cô Tín, em gái Bắc Chu Minh Kính Hoàng hậu và chị gái Tùy Văn Hiến Hoàng hậu, sinh mẫu Đường Cao Tổ Lý Uyên.
Đường Cao Tổ
Lý Uyên
Thái Mục Thần Thuận Thánh Hoàng hậu Đậu thị Truy phong Chính thất của Đường Cao Tổ, cháu ngoại của Vũ Văn Thái, sinh mẫu của Ẩn Thái tử, Đường Thái Tông,Sào Lạt Vương-ba người tạo nên sự biến Huyền Vũ Môn nổi tiếng.
Đường Thái Tông
Lý Thế Dân
Văn Đức Thuận Thánh Hoàng hậu Trưởng Tôn thị 626–636 Em gái của Trưởng Tôn Vô Kị. Sinh mẫu của Phế Thái tử Lý Thừa Càn và Đường Cao Tông Lý Trị.
Đường Cao Tông
Lý Trị
Vương Hoàng hậu Vương thị 650–655 Nguyên phối cũng như Hoàng hậu đầu tiên của Đường Cao Tông Lý Trị. Bị Võ Tắc Thiên xử tử.
Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu Võ Chiếu 655–683 Từng là phi tần của Đường Thái Tông. Năm 690 lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Võ Chu. Nữ hoàng duy nhất của lịch sử Trung Quốc.
Đường Trung Tông
Lý Hiển
Hoà Tư Thuận Thánh Hoàng hậu Triệu thị Truy phong Cháu ngoại của Đường Cao Tổ. Bị Võ Tắc Thiên phế, sau đó giam cầm và bỏ đói đến chết.
Thuận Thiên Dực Thánh Hoàng hậu Vi thị 684, 705–710 Bị Đường Huyền Tông phế truất xử tử, sinh mẫu của Ý Đức Thái tử
Đường Duệ Tông
Lý Đán
Túc Minh Thuận Thánh Hoàng hậu Lưu thị 684–690 Bị Võ Tắc Thiên xử tử
Chiêu Thành Thuận Thánh Hoàng hậu Đậu thị Truy phong Bị Võ Tắc Thiên xử tử, được truy phong sau khi con trai là Đường Huyền Tông lên ngôi.
Đường Thương Đế
Lý Trọng Mậu
Lục Hoàng hậu Lục thị 710 (17 ngày)
Đường Huyền Tông
Lý Long Cơ
Vương Hoàng hậu Vương thị 712–724 Nguyên phối của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ khi ông còn là Lâm Tri vương. Bị phế và chết năm 724.
Trinh Thuận Hoàng hậu Võ thị Truy phong Cháu gái Võ Tắc Thiên, truy phong năm 737. Phi tần đầu tiên và là một trong 2 phi tần duy nhất của triều Đường được truy phong dù không phải chính thất hay Đế mẫu. Năm 756 bị Đường Túc Tông truy phế ngôi hoàng hậu.
Nguyên Hiến Hoàng hậu Dương thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Túc Tông.
Đường Túc Tông
Lý Hanh
Chương Thành Hoàng hậu Trương thị 758–762 Bị giáng mất thụy hiệu vào đời sau.
Chương Kính Hoàng hậu Ngô thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Đại Tông
Đường Đại Tông
Lý Dự
Trinh Ý Hoàng hậu Độc Cô thị Truy phong Một trong 2 phi tần duy nhất của triều Đường được truy phong dù không phải chính thất hay Đế mẫu.
Duệ Chân Hoàng hậu Thẩm thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Đức Tông.
Đường Đức Tông
Lý Quát
Chiêu Đức Hoàng hậu Vương thị 786 (3 ngày) Chỉ giữ ngôi Hoàng hậu được 3 ngày rồi qua đời. Sinh mẫu của Đường Thuận Tông
Đường Thuận Tông
Lý Tụng
Trang Hiến Hoàng hậu Vương thị Sinh mẫu của Đường Hiến Tông Lý Thuần
Đường Hiến Tông
Lý Thuần
Ý An Hoàng hậu Quách thị Truy phong Cháu nội Quách Tử Nghi, cháu ngoại Đường Đại Tông. Sinh mẫu của Đường Mục Tông. Là chính thất nhưng bà chỉ được phong làm Quý phi.
Hiếu Minh Hoàng hậu Trịnh thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Tuyên Tông, là một trong hai vị Thái hoàng thái hậu duy nhất của triều Đường.
Đường Mục Tông
Lý Hằng
Cung Hi Hoàng hậu Vương thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Kính Tông.
Trinh Hiến Hoàng hậu Tiêu thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Văn Tông.
Tuyên Ý Hoàng hậu Vi thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Vũ Tông.
Đường Tuyên Tông
Lý Thầm
Nguyên Chiêu Hoàng hậu Triều thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Ý Tông
Đường Ý Tông
Lý Thôi
Huệ An Hoàng hậu Vương thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Hi Tông.
Cung Hiến Hoàng hậu Vương thị Truy phong Sinh mẫu của Đường Chiêu Tông.
Đường Chiêu Tông
Lý Diệp
Tuyên Mục Hoàng hậu Hà thị 898–900 Hoàng hậu cuối cùng của nhà Đường. Sinh mẫu của Đường Ai Đế

Bắc Tống

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng đế Hoàng hậu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Tống Thái Tổ
Triệu Khuông Dận
Hiếu Huệ Hoàng hậu Hạ thị Truy phong Sinh mẫu của Yến Ý vương Triệu Đức Chiêu (tổ tiên trực hệ của Tống Lý Tông Triệu Dữ Cử và Tống Độ Tông Triệu Mạnh Khải)
Hiếu Minh Hoàng hậu Vương thị 960 – tháng 12 năm 963 Kế thất nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn.
Hiếu Chương Hoàng hậu Tống thị tháng 2 năm 968 – 976 Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn băng hà xưng là Khai Bảo Hoàng hậu, sau được phong thụy là Hiếu Chương Hoàng hậu.
Tống Thái Tông
Triệu Khuông Nghĩa
Thục Đức Hoàng hậu Doãn thị Truy phong Nguyên phối của Tống Thái Tông.
Ý Đức Hoàng hậu Phù thị Truy phong Kế thất của Tống Thái Tông khi ông còn là Tấn vương.
Minh Đức Hoàng hậu Lý thị 984 – 997 Chính thất thứ ba nhưng là Hoàng hậu duy nhất của Tống Thái Tông.
Nguyên Đức Hoàng hậu Lý thị Truy phong Sinh mẫu của Tống Chân Tông
Tống Chân Tông
Triệu Hằng
Chương Hoài Hoàng hậu Phan thị Truy phong Nguyên phối của Tống Chân Tông khi ông chưa đăng cơ.
Chương Mục Hoàng hậu Quách thị 997 – 1007
Chương Hiến Minh Túc Hoàng hậu Lưu Nga 1012 – 1022 Dưỡng mẫu của Tống Nhân Tông, từng nắm quyền nhiếp chính
Chương Ý Hoàng hậu Lý thị Truy phong Sinh mẫu của Tống Nhân Tông.
Chương Huệ Hoàng hậu Dương thị Truy phong Cùng Chương Hiến Hoàng hậu nuôi dưỡng Tống Nhân Tông.

Phi tần đầu tiên của triều Tống được truy phong dù không phải chính thất hay đế mẫu. Một trong 2 phi tần duy nhất của Trung Hoa chưa từng làm Hoàng hậu và chỉ là dưỡng mẫu tân đế nhưng vẫn được tôn Hoàng thái hậu.

Tống Nhân Tông
Triệu Trinh
Quách Hoàng hậu Quách thị 1024 – 23/12/1032 Từng bị phế truất, sau khi mất đc Tống Nhân Tông truy tặng lại ngôi vị Hoàng hậu, nhưng không có thụy hiệu.
Từ Thánh Quang Hiến Hoàng hậu Tào thị 1034 – 1063 Từng nắm quyền nhiếp chính
Trương Hoàng hậu Trương thị Truy phong Ban đầu Nhân Tông muốn lập bà làm hậu, song bị ép lập Quách thị. Sau khi Quách hoàng hậu bị phế, bà được Nhân Tông truy phong Hoàng hậu nhưng không có thụy hiệu. Một trong 5 phi tần duy nhất của triều Tống được truy phong dù không phải chính thất hay Đế mẫu.
Ôn Thành Hoàng hậu Trương thị Truy phong Một trong 5 phi tần duy nhất của triều Tống được truy phong dù không phải chính thất hay Đế mẫu, nhưng là phi tần nhà Tống đầu tiên được an táng bằng lễ nghi Hoàng hậu dù đương kim Hoàng hậu còn sống.
Tống Anh Tông
Triệu Thự
Tuyên Nhân Thánh Liệt Hoàng hậu Cao Thao Thao 1065 – 1067 Sinh mẫu của Tống Thần Tông.
Tống Thần Tông
Triệu Húc
Khâm Thánh Hiến Túc Hoàng hậu Hướng thị 1068 – 1085
Khâm Thành Hoàng hậu Chu thị Truy phong Sinh mẫu của Tống Triết Tông.
Khâm Từ Hoàng hậu Trần thị Truy phong Sau khi Tống Thần Tông Triệu Húc băng hà vì quá đau buồn mà sinh bệnh qua đời. Là sinh mẫu của Tống Huy Tông Triệu Cát.
Tống Triết Tông
Triệu Hú
Chiêu Từ Thánh Hiến Hoàng hậu Mạnh thị 1092 – 1096 Hai lần bị phế truất rồi lại phục vị.
Chiêu Hoài Hoàng hậu Lưu Thanh Tinh 1099 – 1100
Tống Huy Tông
Triệu Cát
Hiển Cung Hoàng hậu Vương thị 1100 – 1108 Sinh mẫu của Tống Khâm Tông.
Hiển Túc Hoàng hậu Trịnh thị 1111 – 1126
Minh Đạt Hoàng hậu Lưu thị Truy phong Một trong 5 phi tần duy nhất của triều Tống được truy phong dù không phải chính thất hay Đế mẫu, và là một trong 3 phi tần nhà Tống duy nhất được an táng bằng lễ nghi Hoàng hậu dù đương kim Hoàng hậu còn sống.
Minh Tiết Hoàng hậu Lưu thị Truy phong Một trong 5 phi tần duy nhất của triều Tống được truy phong dù không phải chính thất hay Đế mẫu, và là một trong 3 phi tần nhà Tống duy nhất được an táng bằng lễ nghi Hoàng hậu dù đương kim Hoàng hậu còn sống.
Hiển Nhân Hoàng hậu Vi thị Truy phong Sinh mẫu của Tống Cao Tông.
Tống Khâm Tông
Triệu Hoàn
Nhân Hoài Hoàng hậu Chu thị 1126 – 1127

Nam Tống

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng đế Phối ngẫu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Tống Cao Tông
Triệu Cấu
Hiến Tiết Hoàng hậu Hình Bỉnh Ý 1127 – 1139
Hiến Thánh Từ Liệt Hoàng hậu Ngô thị 1143 – 1162
Tống Hiếu Tông
Triệu Thận
Thành Mục Hoàng hậu Quách thị Truy phong Sinh mẫu của Tống Quang Tông
Thành Cung Hoàng hậu Hạ thị 1162 – 1167
Thành Túc Hoàng hậu Tạ Tô Phương 1167 – 1189 Hoàng hậu thứ hai của Tống Hiếu Tông Triệu Thận.
Tống Quang Tông
Triệu Đôn
Từ Ý Hoàng hậu Lý Phượng Nương 1189 – 1194 Sinh mẫu của Tống Ninh Tông.
Tống Ninh Tông
Triệu Khoáng
Cung Thục Hoàng hậu Hàn thị 1194 – 1200
Cung Thánh Nhân Liệt Hoàng hậu Dương thị 1200 – 1224 Từng nắm quyền nhiếp chính
Tống Lý Tông
Triệu Quân
Thọ Xuân Quận phu nhân Tạ Đạo Thanh 1227 – 1264 Từng nắm quyền nhiếp chính với vai trò Thái hậu và Thái hoàng thái hậu
Tống Độ Tông
Triệu Mạnh Khải
Toàn Hoàng hậu Toàn thị 1267 – 1274 Hoàng hậu cuối cùng của nhà Tống. Sinh mẫu của Tống Cung Đế.

Các triều đại làm chủ một phần lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng đế Hiệu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Nguyên Thái Tổ
Thiết Mộc Chân
Quang Hiến Dực Thánh hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Bột Nhi Thiếp Truy phong
Hoàng hậu Hốt Lỗ Luân
Hoàng hậu Khoát Lý Kiệt Đam
Hoàng hậu Thoát Hốt Tư
Hoàng hậu Thiếp Mộc Luân
Hoàng hậu Diệc Liên Chân Bát Lạt
Hoàng hậu Bất Nhan Hốt Ngốc
Hoàng hậu Miệt Nhi Khất Hốt Lan
Hoàng hậu Cổ Nhi Biệt Tốc
Hoàng hậu Thoát Hốt Tư
Hoàng hậu Tháp Tháp Nhi Dã Toại Cùng Dã Tốc Can là hai chị em người Tatar.
Hoàng hậu Tháp Tháp Nhi Dã Tốc Can
Hoàng hậu Hốt Lỗ Ha Lạt
Hoàng hậu A Thất Lôn
Hoàng hậu Ngốc Nhi Ha Lạt
Hoàng hậu Lý Sát Hợp Con gái của Tây Hạ Tương Tông.
Hoàng hậu A Tích Mê Thất
Hoàng hậu Hoàn Giả Hốt Đô
Kì Quốc công chúa Hoàn Nhan thị Con gái thứ tư của Vệ Thiệu vương Hoàn Nhan Doãn Tế của nước Kim.
Hoàng hậu Yến Lý
Hoàng hậu Tốc Lặc Tốn Đô Hợp Đáp An
Nguyên Thái Tông
Oa Khoát Đài
Hoàng hậu Bột Lạt Hợp Chân thị
Hoàng hậu Ngang Hôi thị
Hoàng hậu Hốt Thiếp Ni thị
Hoàng hậu
Hoàng hậu
Chiêu Từ hoàng hậu Nãi Mã Chân Thoát Liệt Ca Na Truy phong
Nguyên Định Tông
Quý Do
Hoàng hậu
Hoàng hậu
Khâm Thục Hoàng hậu Oát Ngột Lập Hải Mê Thất Truy phong Bị Nguyên Hiến Tông xử tử, sau lại được truy phong.
Nguyên Hiến Tông
Mông Kha
Trinh Tiết hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Hốt Đô Đài 1251 – 1256
Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Dã Tốc Nhi 1251 – 1256 Em gái của Trinh Tiết hoàng hậu.
Nguyên Thế Tổ
Hốt Tất Liệt
Đại hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Thiếp Cổ Luân Nguyên phối của Hốt Tất Liệt.
Chiêu Duệ Thuận Thánh hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Sát Tất 1260 – 1281 Kế thất, nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của triều Nguyên nhận sách bảo. Tổ mẫu của Nguyên Thành Tông.
Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Nam Tất 1283 – 1294 Em họ hoặc cháu gái của Sát Tất hoàng hậu.
Hoàng hậu Tháp Lạt Hải
Hoàng hậu Nô Hãn
Hoàng hậu Bá Yếu Ngột Chân
Hoàng hậu Khoát Khoát Luân
Hoàng hậu Tốc Ca Đáp Tư
Nguyên Thành Tông
Thiết Mộc Nhĩ
Trinh Từ Tĩnh Ý Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Thất Liên Đáp Lý Truy phong Nguyên phối của Nguyên Thành Tông.
Hoàng hậu Bá Nhạc Ngô Bốc Lỗ Hãn 1295 – 1307 Bị Nguyên Vũ Tông ra lệnh bắt tự tận vì can thiệp triều chính
Hoàng hậu Khất Nhi Cát Tư Hốt Thiếp Ni
Nguyên Vũ Tông
Hải Sơn
Tuyên Từ Huệ Thánh hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Chân Ca 1310 – 1311
Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Tốc Ca Thất Lý Em họ của Chân Ca Hoàng hậu.
Hoàng hậu Hoàn Giả Đãi Không rõ họ
Hoàng hậu Khiếp Liệt Bá Hốt Địch
Nhân Hiến Chương Thánh Hoàng hậu Diệc Khất Liệt thị Truy phong Sinh mẫu của Nguyên Minh Tông
Văn Hiến Chiêu Thánh Hoàng hậu Đường Ngột thị Truy phong Sinh mẫu của Nguyên Văn Tông
Nguyên Nhân Tông
Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt
Trang Ý Từ Thánh hoàng hậu Hoằng Cát Lạt A Nạp Thất Thất Lý 1313 – 1320
Hoàng hậu Đáp Lý Ma Thất Lý
Nguyên Anh Tông
Thạc Đức Bát Lạt
Trang Tĩnh Ý Thánh hoàng hậu Diệc Khải Liệt Tốc Ca Bát Lạt 1321 – 1323
Hoàng hậu Nha Bát Hốt Đô Lỗ
Hoàng hậu Đóa Nhi Chỉ Ban
Nguyên Thái Định Đế
Dã Tôn Thiết Mộc Nhi
Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Bát Bất Hãn 1324 – 1328
Hoàng hậu Diệc Liên Chân Bát Lạt
Hoàng hậu Hốt Lạt
Hoàng hậu Dã Tốc
Hoàng hậu Tát Đáp Bát Lạt
Hoàng hậu Bốc Nhan Khiếp Lý Mê Thất
Hoàng hậu Thất Liệt Thiếp Mộc Nhi
Hoàng hậu Thiết Nhĩ
Hoàng hậu Tất Hãn
Hoàng hậu Tốc Ca Đáp Lý
Nguyên Văn Tông
Đồ Thiếp Mục Nhi
Hoàng hậu Hoằng Cát lạt Bốc Đáp Thất Lý 1328 – 1332
Nguyên Minh Tông
Hòa Thế Lạt
Trinh Dụ Huy Thánh hoàng hậu Hãn Lộc Lỗ Mại Lai Địch Truy phong Sinh mẫu của Nguyên Huệ Tông.
Hoàng hậu Nãi Mã Chân Bát Bất Sa 1329 Bị Nguyên Văn Tông lưu đày rồi ép tự vẫn.
Hoàng hậu Án Xuất Hãn
Hoàng hậu Nguyệt Lỗ Sa
Hoàng hậu Bất Nhan Hốt Lỗ Đô
Hoàng hậu Dã Tô
Hoàng hậu Thoát Hốt Tư
Nguyên Ninh Tông
Ý Chất Ban
Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Đáp Lý Dã Thắc Mê Thất

(Onggirat Daliyetemishi)

1332
Nguyên Huệ Tông
Thỏa Hoan Thiết Mục Nhĩ
Hoàng hậu Bá Nhạc Ngô Đáp Nạp Thất Lý
(Baya'ud Danashri)
1333 –1335 Bị phế truất và xử tử vì liên quan đến vụ mưu phản của anh trai
Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Bá Nhan Hốt Đô
(Onggirat Bayan Khutugh)
1337 – 1365
Phổ Hiển Thục Thánh Hoàng hậu Túc Lương Hợp Hoàn Giả Hốt Đô 1365–1368 Người Cao Ly, họ Kỳ. Đại Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyên.
Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt Mộc Nạp Thất Lý Phong Tam Hoàng hậu (không phải chính hậu như 3 vị trên)
Hoàng đế Hoàng hậu Tên họ Thời gian tại vị Ghi chú
Minh Thái Tổ
Chu Nguyên Chương
Hiếu Từ Cao Hoàng hậu Mã Tú Anh 1368 – 1382 Hoàng hậu đầu tiên của triều đại nhà Minh.
Minh Huệ Tông
Chu Doãn Văn
Hiếu Mẫn Nhượng Hoàng hậu Mã Ân Tuệ 1399 – 1402 Tự thiêu và chết trong cung khi Chu Đệ đánh Nam Kinh.
Minh Thành Tổ
Chu Đệ
Nhân Hiếu Văn Hoàng hậu Từ thị 1402 – 1407 Sinh mẫu của Minh Nhân Tông.
Minh Nhân Tông
Chu Cao Sí
Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu Trương thị 1424 – 1442 Sinh mẫu của Minh Tuyên Tông, là Hoàng thái hậuThái hoàng thái hậu đầu tiên tại vị của nhà Minh, từng nắm quyền nhiếp chính.
Minh Tuyên Tông
Chu Chiêm Cơ
Cung Nhượng Chương Hoàng hậu Hồ Thiện Tường 1426 – 1428 Từng bị phế truất, nhưng về sau được Minh Anh Tông truy phong.
Hiếu Cung Chương Hoàng hậu Tôn thị 1426 – 1462 Sinh mẫu của Minh Anh Tông.
Hiếu Dực Chương Hoàng hậu Ngô thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Đại Tông, được triều Nam Minh truy phong.
Minh Anh Tông
Chu Kì Trấn
Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu Tiền thị 1442 – 1468
Hiếu Túc hoàng hậu Chu thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Hiến Tông.
Minh Đại Tông
Chu Kì Ngọc
Hiếu Uyên Cảnh Hoàng hậu Uông thị 1449 – 1452 Từng bị phế truất, sau được Minh Vũ Tông truy phong thuỵ hiệu.
Túc Hiếu Hoàng hậu Hàng thị 1452 – 1453 Sinh mẫu của Hoài Hiến Thái tử Chu Kiến Tề, bị Minh Anh Tông truy phế ngôi vị, sau được triều Nam Minh khôi phục lại thuỵ hiệu.
Minh Hiến Tông
Chu Kiến Thâm
Ngô Hoàng hậu Ngô thị 1464 (31 ngày) Bà là Hoàng hậu tại vị ngắn nhất trong lịch sử triều Minh, chỉ ở ngôi 31 ngày rồi bị Minh Hiến Tông phế truất.
Hiếu Trinh Thuần Hoàng hậu Vương thị 1464 – 1487 Thái hoàng thái hậu cuối cùng của triều Minh.
Hiếu Mục Hoàng hậu Kỉ thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Hiếu Tông.
Hiếu Huệ Hoàng hậu Thiệu thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Duệ Tông.
Minh Hiếu Tông
Chu Hựu Đường
Hiếu Thành Kính Hoàng hậu Trương thị 1487 1505 Hoàng hậu duy nhất trong lịch sử Trung Quốc sống theo chế độ một vợ một chồng với Hoàng đế. Sinh mẫu của Minh Vũ Tông.
Minh Vũ Tông
Chu Hậu Chiếu
Hiếu Tĩnh Nghị Hoàng hậu Hạ thị 1506 – 1535
Minh Thế Tông
Chu Hậu Thông
Hiếu Khiết Túc Hoàng hậu Trần thị 1522 – 1528
Trương Hoàng hậu Trương thị 1530 – 1535 Bị phế truất.
Hiếu Liệt Hoàng hậu Phương thị 1535 – 1547 Minh Mục Tông đã không công nhận Hiếu Liệt Hoàng hậu là hoàng hậu chính thất của cha mình nên đã cải thuỵ của bà.
Hiếu Khác Hoàng hậu Đỗ thị Truy phong Sinh mẫu Minh Mục Tông.
Minh Mục Tông
Chu Tái Hậu
Hiếu Ý Trang Hoàng hậu Lý thị Truy phong Nguyên phối của Minh Mục Tông khi ông còn là Dụ vương.
Hiếu An Hoàng hậu Trần thị 1567–1572 Hoàng hậu duy nhất tại vị dưới triều Minh Mục Tông.
Hiếu Định Hoàng hậu Lý thị Truy phong Hoàng thái hậu tại vị cuối cùng theo lịch sử nhà Minh và đồng thời là vị Hoàng thái hậu người Hán cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Sinh mẫu của Minh Thần Tông, từng nắm quyền nhiếp chính.
Minh Thần Tông
Chu Dực Quân
Hiếu Đoan Hiển Hoàng hậu Vương Hỉ Thư 1578–1620 Hoàng hậu tại vị thời gian dài nhất trong lịch sử Trung Quốc
Hiếu Tĩnh Hoàng hậu Vương thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Quang Tông.
Hiếu Ninh Hoàng hậu Trịnh thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Cung Tông.
Hiếu Kính Hoàng hậu Lý thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Lễ Tông.
Minh Quang Tông
Chu Thường Lạc
Hiếu Nguyên Trinh Hoàng hậu Quách thị Truy phong Nguyên phối của Minh Quang Tông khi ông còn là Hoàng thái tử
Hiếu Hòa Hoàng hậu Vương thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Hy Tông.
Hiếu Thuần Hoàng hậu Lưu thị Truy phong Sinh mẫu của Minh Tư Tông.
Minh Hy Tông
Chu Do Hiệu
Hiếu Ai Triết Hoàng hậu Trương Bảo Châu 1621 – 1644
Minh Tư Tông
Chu Do Kiểm
Hiếu Tiết Liệt Hoàng hậu Chu thị 1628 – 1644 Hoàng hậu chính thống cuối cùng của triều đại nhà Minh
Hoàng đế Phối ngẫu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Minh An Tông
Chu Do Tung
Hiếu Triết Giản Hoàng hậu Hoàng thị Truy phong
Hiếu Nghĩa Hoàng hậu Lý thị Truy phong
Minh Thiệu Tông
Chu Dật Kiện
Hiếu Nghị Tương Hoàng hậu Tăng thị 1645 – 1646 Hoàng hậu đầu tiên nhà Nam Minh
Minh Chiêu Tông
Chu Do Lang
Hiếu Cương Khuông Hoàng hậu Vương thị 1646 – 1661 Hoàng hậu cuối cùng nhà Nam Minh
Hoàng đế Hoàng hậu Tên thật Thời gian tại vị Ghi chú
Thanh Thái Tổ
Nỗ Nhĩ Cáp Xích
Hiếu Từ Cao Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp Mạnh Cổ Triết Triết Truy phong Đại phúc tấn thứ ba của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, sinh mẫu của Hoàng Thái Cực.
Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp A Ba Hợi Truy phong Đại phúc tấn thứ tư của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, sinh mẫu của Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn. Được Đa Nhĩ Cổn truy phong, sau bị Thuận Trị truy phế.
Thanh Thái Tông
Hoàng Thái Cực
Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Triết Triết 1636–1643 Chính thất thứ ba, nhưng là Hoàng hậu duy nhất của Hoàng Thái Cực. Là cô của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.
Hiếu Trang Văn Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Bố Mộc Bố Thái Truy phong Sinh mẫu của Thuận Trị Đế.
Thanh Thành Tông
Đa Nhĩ Cổn
(Truy tôn)
Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Ba Đặc Mã Truy phong Nguyên là Đích Phúc tấn của Đa Nhĩ Cổn, sau khi Đa Nhĩ Cổn được tôn làm Nghĩa Hoàng đế thì bà cũng trở thành Nghĩa Hoàng hậu. Không lâu sau đó, Đa Nhĩ Cổn bị luận tội tước đi thụy hiệu Nghĩa Hoàng đế, bà cũng bị tước tư cách Hoàng hậu.
Thanh Thế Tổ
Thuận Trị Đế
Thế Tổ Phế Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Ngạch Nhĩ Đức Ni Bổn Ba 1651–1653 Nguyên phối của Thuận Trị Đế, cháu gái Hiếu Trang Văn Hoàng hậu. Bị giáng làm Tĩnh phi, là hoàng hậu duy nhất của triều Thanh bị phế khi đang tại vị.
Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc A Lạp Thản Kì Kì Các 1654–1661 Cháu gái của Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu.
Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu Đổng Ngạc thị Truy phong Phi tần đầu tiên của triều Thanh được truy phong dù không phải chính thất hay Đế mẫu, và là phi tần nhà Thanh duy nhất được an táng bằng lễ nghi Hoàng hậu dù đương kim Hoàng hậu còn sống.
Hiếu Khang Chương Hoàng hậu Đông Giai thị Truy phong Sinh mẫu của Khang Hi Đế.
Thanh Thánh Tổ
Khang Hi Đế
Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý thị 1665–1674 Nguyên phối của Khang Hi Đế, sinh mẫu của Phế Thái tử Dận Nhưng.
Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị 1677–1678
Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông Giai thị 1689 (2 ngày) Cháu gái Hiếu Khang Chương Hoàng hậu, dưỡng mẫu của Ung Chính Đế. Bà là Hoàng hậu tại vị ngắn nhất trong lịch sử triều Thanh, chỉ ở ngôi 2 ngày rồi qua đời.
Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã Mã Lục Truy phong Sinh mẫu của Ung Chính Đế.
Thanh Thế Tông
Ung Chính Đế
Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu Na Lạp thị 1723–1731 Nguyên phối và là Hoàng hậu duy nhất của Ung Chính Đế.
Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị Truy phong Sinh mẫu của Càn Long Đế.
Thanh Cao Tông
Càn Long Đế
Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị 1738–1748 Nguyên phối của Càn Long Đế, sinh mẫu của Đoan Tuệ Thái tử Vĩnh Liễn.
Cao Tông Kế Hoàng hậu Na Lạp thị 1750–1765 Bị tước kim sách kim bảo, giam giữ trong cung đến khi qua đời. Không được táng bằng lễ nghi Hoàng hậu cũng như không có thụy hiệu.
Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai thị Truy phong Sinh mẫu của Gia Khánh Đế.
Thanh Nhân Tông
Gia Khánh Đế
Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu Hỉ Tháp Lạp thị 1796–1797 Nguyên phối của Gia Khánh Đế, sinh mẫu của Đạo Quang Đế.
Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị 1801–1820 Dưỡng mẫu của Đạo Quang Đế.
Thanh Tuyên Tông
Đạo Quang Đế
Hiếu Mục Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị Truy phong Nguyên phối của Đạo Quang Đế.
Hiếu Thận Thành Hoàng hậu Đông Giai thị 1822–1833 Kế thất nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của Đạo Quang Đế.
Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị 1833–1840 Sinh mẫu của Hàm Phong Đế.
Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Truy phong Một trong 2 phi tần của triều Thanh được truy phong dù không phải chính thất hay đế mẫu, cũng là một trong 2 phi tần duy nhất của Trung Hoa chưa từng làm Hoàng hậu và chỉ là dưỡng mẫu tân đế nhưng vẫn được tôn Hoàng thái hậu.
Thanh Văn Tông
Hàm Phong Đế
Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu Tát Khắc Đạt thị Truy phong Nguyên phối của Hàm Phong Đế.
Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị 1852–1861 Kế thất, nhưng là Hoàng hậu duy nhất của Hàm Phong Đế. Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Đồng Trị ĐếQuang Tự Đế.
Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị Truy phong Sinh mẫu của Đồng Trị Đế. Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Đồng Trị Đế và Quang Tự Đế.
Thanh Mục Tông
Đồng Trị Đế
Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị 1872–1875 Nguyên phối và là Hoàng hậu duy nhất của Đồng Trị Đế.
Thanh Đức Tông
Quang Tự Đế
Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp Tĩnh Phân 1889–1908 Nguyên phối và là Hoàng hậu duy nhất của Quang Tự Đế. Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Tuyên Thống Đế.
Tuyên Thống Đế Hiếu Khác Mẫn Hoàng hậu Quách Bố La Uyển Dung 1924–1946 Nguyên phối và là Hoàng hậu duy nhất của Phổ Nghi. Về mặt hình thức, bà là vị Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa, dù thực tế ngôi vị Hoàng hậu của bà chỉ là trên danh nghĩa do Phổ Nghi đã thoái vị vào năm 1912.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng các bạn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Những loại kỹ làm nên sức mạnh của một nhân vật trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan