Nam Tất

Nam Tất
南必
Nguyên Thế Tổ Hoàng hậu
Chính hậu nhà Nguyên
Tại vị1283 - 1294
Tiền nhiệmSát Tất
Kế nhiệmBốc Lỗ Hãn
Thông tin chung
Sinh?
Hoằng Cát Lạt, Mông Cổ
Mất?
Đại Đô, Đại Nguyên
Phu quânHốt Tất Liệt
Hậu duệThiết Miệt Xích
Thân phụTiên Đồng hoặc Án Trần

Nam Tất (chữ Hán: 南必; tiếng Mông Cổ: ᠨᠠᠮᠪᠢ, Chuyển tự Latinh: Nambui; ? - sau năm 1294)[1], cũng gọi Nam Bỉ (南比; Nánbǐ)[2], Hoằng Cát Lạt thị, là Hoàng hậu thứ hai của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt - vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng hậu thuộc bộ tộc Hoằng Cát Lạt, theo Nguyên sử thì bà là con gái của Tiên Đồng (仙童), cháu nội của Tế Ninh Trung Vũ vương Án Trần, nhưng Tân Nguyên sử ghi có khả năng bà là con gái Án Trần[3]. Theo vai vế, Nam Tất là cháu gái hoặc em gái của Sát Tất - Hoàng hậu đầu tiên của Hốt Tất Liệt.

Năm Chí Nguyên thứ 18 (1281), Hoàng hậu Sát Tất băng thệ. Năm thứ 20 (1283), Hốt Tất Liệt theo di nguyện của cố Hoàng hậu, tái hôn với nữ nhân Hoàng Cát Lạt bộ là Nam Tất, ban sách bảo Hoàng hậu[4]. Theo quy định hậu cung nhà Nguyên, Hoàng đế được phép lập nhiều Hoàng hậu một lúc, nhưng chỉ có Hoàng hậu nhận sách bảo mới được xem là Trung cung Hoàng hậu, tức chính thất vợ cả. Nam Tất sinh cho Hốt Tất Liệt Hoàng tử thứ 11, cũng là con trai út của ông, đặt tên Thiết Miệt Xích (铁蔑赤)[5].

Sử sách không ghi nhiều về hành trang của Nam Tất, có lẽ bà qua đời sau năm 1294, tức sau khi Hốt Tất Liệt mất. Khi ấy Hốt Tất Liệt tuổi già, Tể tướng và đại thần không tiện gặp Hoàng đế, Nam Tất thân là Hoàng hậu đứng ra làm cầu nối, mọi sự muốn tấu đều thông qua bà, do đó có thể nói bà có ảnh hưởng nhất định với chính sự nhà Nguyên vào lúc này[6].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ч.Содбилэг 2010, «Наньби» гэсэн
  2. ^ Д.Идэр 2016, tr. 31
  3. ^ Kha Thiệu Vân 1919, Quyển 140, Liệt truyện 1: 其次曰南必皇后,翁吉刺氏,納陳孫仙童之女,或曰按陳之女。
  4. ^ Man 2004, tr. 394
  5. ^ Man 2006, tr. 104 – 119
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh 1976, Quyển 114, Liệt truyện 1: 時世祖春秋高,頗預政,相臣常不得見帝,輒因后奏事焉。
  • Atwood, Christopher Pratt (2009). Encyclopedia of Mongolia and the Mongol empire [Bách khoa toàn thư về Mông Cổ và đế chế Mông Cổ]. New York: Facts on File. ISBN 9781438129228.
  • Man, John (2004). Genghis Khan: Life, Death and Resurrection [Thành Cát Tư Hãn: Sự sống, Cái chết và Sự Phục sinh] (PDF). New York: Bantam. ISBN 978-0593050446. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  • Man, John (2006). Kublai Khan: From Xanadu to Superpower. London: Bantam Books. ISBN 9780553817188.
  • Hội đồng biên soạn nhà Minh (1976). Tống Liêm; Triệu Huân; Vương Y (biên tập). Nguyên sử (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101003260.
  • Kha Thiệu Vân (1919). Tân Nguyên sử.
  • Kha Thiệu Vân (2017). Trương Kinh Hoa; Hoàng Thự Huy (biên tập). Tân Nguyên Sử. Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải. ISBN 9787532583805.
  • Д.Идэр (2016). Юань улсын их хатан [Hoàng hậu vĩ đại của triều đại nhà Nguyên]. Ulaanbaatar. ISBN 99973-3-591-0.
  • Ч.Содбилэг (2010). Монголын их Юань улсын түүх [Lịch sử triều đại nhà Nguyên của Mông Cổ] (bằng tiếng Mông Cổ). Бемби сан. ISBN 978-9992978813 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp). Đã bỏ qua tham số không rõ |ignore-isbn-error= (gợi ý |isbn=) (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan