Aedes

Aedes
Cá thể cái của loài Aedes aegypti
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Lớp: Insecta
Bộ: Diptera
Họ: Culicidae
Tông: Aedini
Chi: Aedes
Meigen, 1818
Loài

Mô tả chi tiết, mời xem: Danh sách loài của Aedes

Aedes (dân gian gọi là muỗi vằn[1]) là một chi của loài muỗi ban đầu được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng hiện nay đã có mặt trên tất cả các lục địa trừ châu Nam Cực. Một số loài đã lan rộng do hoạt động của con người.[2]

Được mô tả và đặt tên lần đầu bởi nhà côn trùng học người Đức, Johann Wilhelm Meigen, vào năm 1818. Tên gọi chi bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại ἀηδής, aēdēs, có nghĩa là 'khó chịu' hoặc 'đáng ghét'. Loài điển hình cho AedesAedes cinereus.[3]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Muỗi vằn rất dễ nhận biết bởi các vệt màu đen và trắng rõ ràng trên cơ thể và chân của chúng. Không giống như hầu hết các loài muỗi khác, muỗi vằn hoạt động và cắn chủ yếu vào ban ngày. Thời gian cắn đỉnh điểm là vào sáng sớm và buổi tối trước khi trời tối hẳn.[4][5]

Véc-tơ truyền bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài muỗi thuộc chi Aedes là tác nhân truyền nhiều bệnh do vi rút, bao gồm sốt xuất huyết, sốt vàng, vi rút Zika[6]chikungunya, được truyền bởi các loài thuộc phân chi Stegomyia, bao gồm A. aegyptiA. albopictus.[7] Nhiễm các vi rút này thường đi kèm với các triệu chứng như sốt và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến viêm não hoặc thậm chí là gây tử vong. Một loại vắc-xin có thể cung cấp sự bảo vệ khỏi bệnh sốt vàng và các biện pháp phòng ngừa muỗi cắn bao gồm sử dụng thuốc diệt côn trùng như DDT, bẫy muỗi, thuốc chống muỗi, màn chống muỗi cũng như việc kiểm soát dịch hại bằng cách sử dụng muỗi biến đổi gen[8]. Ở Polynesia, loài Aedes polynesiensis chịu trách nhiệm cho việc truyền bệnh giun chỉ bạch huyết ở người.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Wilkerson, Richard C.; Linton, Yvonne-Marie; Strickman, Daniel (2021). “Genera and Medically Important Species Pages”. Mosquitoes of the World. 1. Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press. tr. 222. ISBN 978-1-4214-3814-6. LCCN 2019041641.
  2. ^ Hawley, William A.; Reiter, Paul; Copeland, Robert S.; Pumpuni, Charles B.; Craig, George B. (29 tháng 5 năm 1987). Aedes albopictus in North America: Probable Introduction in Used Tires from Northern Asia”. Science. 236 (4805): 1114–1116. Bibcode:1987Sci...236.1114H. doi:10.1126/science.3576225. ISSN 0036-8075. PMID 3576225.
  3. ^ Aedes. Walter Reed Biosystematics Unit. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2016..
  4. ^ “Dengue and severe dengue”. Tổ chức Y tế Thế giới. 24 tháng 10 năm 2019.
  5. ^ “Dengue and severe dengue”. Tổ chức Y tế Thế giới. 19 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ “CDC Transmission of Zika virus”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ “PAHO Statement on Zika Virus Transmission and Prevention”. Pan American Health Organization. 2 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ ONLINE, TUOI TRE (10 tháng 3 năm 2022). “Mỹ thả hơn 2 tỉ con muỗi biến đổi gene, liệu có kiểm soát được?”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan