Alphonse Daudet

Alphonse Daudet
Sinh(1840-05-13)13 tháng 5 năm 1840
Nîmes, Pháp
Mất16 tháng 12 năm 1897(1897-12-16) (57 tuổi)
Paris, Pháp
Nghề nghiệpTiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn, nhà viết kịch, nhà thơ
Trào lưuChủ nghĩa tự nhiên
Phối ngẫuJulia Daudet
Con cáiLéon Daudet;

Lucien Daudet;

Edmée Daudet
Chữ ký

Alphonse Daudet (An-phông-xơ Đô-đê) (13 tháng 5 năm 1840 - 16 tháng 12 năm 1897) là một nhà văn Pháp và là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Ông là cha của Léon Daudet, Lucien Daudet và Edmée Daudet. Ông sinh ra ở Nîmes (thuộc miền Nam nước Pháp).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình đã rời quê lên Lyons khi xí nghiệp tơ vải của cha ông bị suy sụp và phải đóng cửa. Ông tiếp tục theo học cấp trung học tại đây nhờ một học bổng, nhưng cuối cùng phải bỏ học hẳn khi cuộc hôn nhân của bố mẹ đổ vỡ. Daudet theo cha đến Paris và được nhận vào làm ký giả cho tờ Figaro vào năm 12 tuổi.

Ông bắt đầu viết văn từ năm 14 tuổi, đến năm 18 tuổi Alphonse ra thi tập "Những Người Đàn Bà Đang Yêu" (Les Amoureuses, 1858) và được công chúng đón nhận. Độc giả Pháp đặc biệt yêu mến ông qua các tiểu thuyết "Thằng Nhóc Con" (Le Petit Chose), gần như là thiên hồi ký của thời niên thiếu đau khổ của chính mình mà đôi khi cũng được ví với nhân vật trong tác phẩm "David Copperfield" của đại văn hào Charles Dickens của Anh. Sau đó là tập thi tuyển "Những Lá Thư viết từ cối xay gió" (Lettres de Mon Moulin), bao gồm các bài thơ đề tặng cho Marie Rieu xuất bản năm 1866. Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874). Đối với các phê bình gia thì trường thiên tiểu thuyết "Tartarin vùng Tarascon" (1872) gồm ba quyển là tác phẩm quan trọng và đặc sắc nhất của Alphonse Daudet.

Những năm sau đó, ông viết nhiều tiểu thuyết và cũng thành công không kém, qua các đề tài xã hội của một nước Pháp dân chủ thay thế cho chế độ quân chủ. Đó là các tác phẩm "Những Vị Vua Lưu Vong", và "Le Nabab", mô tả những nhà triệu phú mới của thế hệ.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Les Amoureuses (Những người đàn bà đang yêu, 1858)
  • Le Petit Chose (Thằng nhóc con, 1868)
  • Tartarin de Tarascon (Thiện xạ Tartarin, 1872)
  • L'Arlésienne (1872)
  • La dernière classe (Buổi học cuối cùng, truyện ngắn trích từ Contes du Lundi, 1872)
  • Contes du Lundi (Những câu chuyện thứ Hai, 1873)
  • Le partie de billard (Trò chơi Bi-a, 1873)
  • Les Femmes de Artistes (Nữ nghệ sĩ, 1874)
  • Robert Helmont (1874)
  • Fromont jeune et Risler aîné (Fromont cháu trẻ và cụ Riler, 1874)
  • Jack (1876)
  • Le Nabab (1877)
  • Les Rois en Exil (Các vị vua lưu vong, 1879)
  • Numa Roumestan (1880)
  • L'Evangéliste (1883) (Người bất tử)
  • Sapho (1884)
  • Tartarin sur les Alpes (Tartarin trên dãy Alpes, 1885)
  • Le Belle Nivernaise (Nàng tiên cá, 1886)
  • L'Immortel (1888)
  • Port-Tarascon (1890)
  • Rose and Ninette (Rose và Ninette, 1892)[1]
  • ...

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ White, Nicholas (2001–2002). "Paternal Perspectives on Divorce in Alphonse Daudet's "Rose et Ninette" (1892)," Nineteenth-Century French Studies, Vol. 30, No. 1/2, pp. 131–147.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Bạn càng tập trung vào cảm giác của mình khi nghe một bài hát thì mối liên hệ cảm xúc giữa bạn với âm nhạc càng mạnh mẽ.
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Vào 500 năm trước, nhà giả kim học thiên tài biệt danh "Gold" đã mất kiểm soát bởi tham vọng
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Philippines GDP gấp rưỡi VN là do người dân họ biết tiếng Anh (quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số người nói tiếng Anh) nên đi xklđ các nước phát triển hơn