Amalie xứ Baden

Amalie xứ Baden
Amalie von Baden
Chân dung bởi Marie Ellenrieder.
Thân vương phi xứ Fürstenberg
Tại vị19 tháng 4 năm 1818 – 22 tháng 10 năm 1854
(36 năm, 186 ngày)
Tiền nhiệmMaria Elisabeth xứ Thurn và Taxis
Kế nhiệmElisabeth Henriette Reuß xứ Greiz
Thông tin chung
SinhNữ Nam tước Amalie xứ Hochberg
(1795-01-26)26 tháng 1 năm 1795
Cung điện Karlsruhe, Karlsruhe, Phiên hầu xứ Baden, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất14 tháng 9 năm 1869(1869-09-14) (74 tuổi)
Karlsruhe, Đại Công quốc Baden, Đế quốc Đức
Phối ngẫu
Karl Egon II xứ Fürstenberg
(cưới 1818⁠–⁠1854)
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Amalie Christine Karoline
Gia tộcNhà Zähringen
Nhà Fürstenberg (hôn nhân)
Thân phụKarl Friedrich xứ Baden
Thân mẫuLuise Karoline xứ Hochberg

Amalie xứ Baden (tiếng Đức: Amalie von Baden; tiếng Hà Lan: Amalia van Baden; tiếng Anh: Amalie of Baden; tên đầy đủ: Amalie Christine Karoline; 26 tháng 1 năm 1795 – 14 tháng 9 năm 1869),[1] ban đầu được gọi là Nữ Nam tước Amalie xứ Hochberg, (tiếng Đức: Freiin Amalie von Hochberg)[a] rồi Nữ Bá tước Amalie xứ Hochberg; (tiếng Đức: Gräfin Amalie von Hochberg). Thông qua hôn nhân, Amalie là Thân vương phi xứ Fürstenberg, vợ của Karl Egon II xứ Fürstenberg.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]
Amalie xứ Baden.

Amalie xứ Baden sinh ngày 26 tháng 1 năm 1795 tại Karlsruhe, là con gái duy nhất của Karl Friedrich xứ BadenLuise Karoline xứ Hochberg. Amalie có ba người anh em trai cùng mẹ là Leopold I (1790–1852), Wilhelm Ludwig (1792–1859), Friedrich Alexander (1793) và Maximilian (1796–1882). Ngoài ra Amalie còn có năm người anh chị khác mẹ là Karl Ludwig (1755–1801), Friedrich (1756–1817), Ludwig I (1763–1830), một anh trai mất sớm (1764) và Luise (1767).[2][3]

Vì cuộc hôn nhân của cha mẹ Amalie không đăng đối nên Amalie được sinh ra mà không được hưởng địa vị dành cho hậu duệ của quân chủ Baden và bị loại khỏi nhánh quân quyền của Vương tộc Zähringen. Amalie được hưởng tước vị Nam tước của mẹ cho đến ngày 26 tháng 5 năm 1796, khi mẹ Luise Karoline được phong làm Nữ Bá tước xứ Hochberg, do đó Amalie và các anh em cùng em đều được gọi là Bá tước/Nữ Bá tước xứ Hochberg.[4]

Ngày 4 tháng 10 năm 1817, con trai của người anh trai khác mẹ của cha Amalie là Karl Ludwig Friedrich xứ Baden đã nâng địa vị của Amalie và các anh em lên hàng con cháu của quân chủ Baden, cho phép họ được gọi là Đại Công tử/nữ Baden và Phiên Hầu tước/Nữ Phiên Hầu tước xứ Baden.[5][6]

Hôn nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung Thân vương phi Amalie xứ Fürstenberg.

Ngày 19 tháng 4 năm 1818, Amalie kết hôn với Karl Egon II xứ Fürstenberg. Mẹ của Karl Egon II chỉ chấp nhận cuộc hôn nhân sau khi Amalie được nâng thành Đại Công nữ Baden, khiến cho Amalie và Karl Egon II trở nên đăng đối về địa vị.[5][7][8] Hai vợ chồng có bảy người con:[9][10]

  • Marie Elisabeth (15 tháng 3 năm 1819 – 9 tháng 4 năm 1897)
  • Karl Egon III (4 tháng 3 năm 1820 – 15 tháng 3 năm 1892)
  • Maria Amalia (12 tháng 2 năm 1821 – 17 tháng 1 năm 1899); kết hôn ngày 19 tháng 4 năm 1845 với Viktor I xứ Hohenlohe-Schillingsfürst, Công tước xứ Ratibor.
  • Maximilian Egon I (29 tháng 3 năm 1822 – 27 tháng 7 năm 1873); kết hôn ngày 23 tháng 5 năm 1860 với Nữ Bá tước Leontine von Khevenhüller-Metsch.
  • Marie Henriette (16 tháng 7 năm 1823 – 19 tháng 9 năm 1834)
  • Emil Egon (12 tháng 9 năm 1825 – 15 tháng 5 năm 1899); kết hôn vào ngày 31 tháng 5 năm 1875 Nữ bá tước Leontine von Khevenhüller-Metsch.
  • Pauline Wilhelmine (11 tháng 6 năm 1829 – 3 tháng 8 năm 1900); kết hôn ngày 15 tháng 4 năm 1847 với Hugo xứ Hohenlohe-Oehringen.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Amalie qua đời ngày 14 tháng 9 năm 1869 tại Karlsruhe thọ 74 tuổi.[9]

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Freifrau/Baronin hay Freiin/Baronesse khi dịch sang tiếng Anh đều là Baroness. Nhưng Freifrau/Baronin chỉ Nam tước phu nhân và Nữ Nam tước, còn Freiin/Baronesse chỉ con gái của một Nam tước Đức.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Weech 1882, tr. 248.
  2. ^ Weech 1882, tr. 247–248.
  3. ^ Genealogisches Reichs- und Staats-Handbuch: auf d. Jahr ... (bằng tiếng Đức). Varrentrapp u. Wenner. 1798. tr. 111.
  4. ^ Neuer englischer Wahrsager: für ... ; enthält die neueste Genealogie der regierenden Häuser in Europa, der den österreichischen Staaten begüterten fürstlichen und einiger gräflichen und freiherrlichen Familien. 1819 (bằng tiếng Đức). Calve. 1819. tr. 8.
  5. ^ a b Freystedt & Obser 1902, tr. 146–147.
  6. ^ Weech, Friedrich von. Karl - Allgemeine Deutsche Biographie. www.deutsche-biographie.de (bằng tiếng Đức). 15. tr. 248–250.
  7. ^ Chisholm, Hugh (1910). The Encyclopaedia Britannica: A Dictionary of Arts, Sciences, Literature and General Information (bằng tiếng Anh). Encyclopædia britannica Company. tr. 366.
  8. ^ Son, Spink & (1909). The Numismatic Circular and Catalogue of Coins, Tokens, Commemorative & War Medals, Books & Cabinets (bằng tiếng Anh). tr. 561.
  9. ^ a b Weech 1878, tr. 228.
  10. ^ Almanach De Gotha Pour L' Année ...: annuaire généalogique, diplomatique et statistique (bằng tiếng Pháp). Chez Justus Perthes. 1836. tr. 109.

Nguồn tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Weech, Friedrich von (1882). “Karl Friedrich”. Allgemeine Deutsche Biographie. www.deutsche-biographie.de (bằng tiếng Đức). 15. tr. 241–248.
  • Weech, Friedrich (1878). “Fürstenberg, Carl Egon Fürst zu”. Allgemeine Deutsche Biographie. www.deutsche-biographie.de (bằng tiếng Đức). tr. 227–228.
  • Freystedt, Karoline Sophie; Obser, Karl (1902). Erinnerungen aus dem Hofleben. Harvard University. Heidelberg : C. Winter's Universitätsbuchhandlung. tr. 146–147.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan