Marie Amelie xứ Baden

Marie Amelie xứ Baden
Marie Amelie von Baden
Chân dung Đại Công nữ Marie Amelie xứ Baden, họa bởi Emanuel Thomas Peter.
Công tước phu nhân xứ Hamilton và Brandon
Tại vị18 tháng 8 năm 1852 – 8 tháng 7 năm 1863
(10 năm, 324 ngày)
Tiền nhiệmSusan Euphemia Beckford
Kế nhiệmMary Louise Elizabeth Montagu
Thông tin chung
Sinh(1817-10-11)11 tháng 10 năm 1817
Karlsruhe, Đại Công quốc Baden
Mất17 tháng 10 năm 1888(1888-10-17) (71 tuổi)
Baden-Baden, Đại Công quốc Baden
Phối ngẫuWilliam Hamilton, Công tước thứ 11 xứ Hamilton
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Tiếng Đức: Marie Amelie Elisabeth Karoline
Tiếng Anh: Mary Amelia Elizabeth Caroline
Gia tộc
Thân phụKarl Ludwig Friedrich xứ Baden
Thân mẫuStéphanie de Beauharnais
Tôn giáoCông giáo La Mã
trước là Kháng Cách

Marie Amelie xứ Baden (tiếng Đức: Marie Amelie von Baden; tiếng Hà Lan: Maria Amalia van Baden; tiếng Anh: Mary Amelia of Baden; tên đầy đủ: Marie Amelie Elisabeth Karoline; 11 tháng 10 năm 1817 – 17 tháng 10 năm 1888) là út nữ của Karl Ludwig Friedrich xứ BadenStéphanie de Beauharnais. Năm 1843, Marie Amalie kết hôn với William Hamilton, Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale, một quý tộc người Scotland. Hai vợ chồng trở thành Công tước và Công tước phu nhân xứ Hamilton sau cái chết của cha William vào năm 1852. Con gái duy nhất của hai người là Mary Victoria Hamilton từng là vợ của Albert I xứ Monaco và là mẹ của Louis II xứ Monaco.

Marie Amelie là em họ của Napoléon III của Pháp, đồng thời là bạn của Hoàng đế và vợ là Eugenia xứ Montijo. Công tước phu nhân thường tháp tùng cặp đôi tại các sự kiện chính thức và cung cấp chỗ ở cho hai vợ chồng khi họ đến thăm Marie Amelie bên ngoài nước Pháp.

Thân thế và tuổi thơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Marie Amelie Elisabeth Karoline xứ Baden[1] sinh ngày 11 tháng 10 năm 1817 tại Karlsruhe, là người con út của Karl Ludwig Friedrich xứ BadenStéphanie de Beauharnais, con gái nuôi của Napoléon I của Pháp.[2][3] Marie Amelie có bốn anh chị khác lần lượt là Luise Amelie (1811), một người anh trai (1812), Josephine xứ Baden (1813) và Alexander (1816). Chị gái cả Luise Amelie kết hôn với Gustav của Thụy Điển, Thân vương xứ Wasa và là mẹ của Vương hậu Carola của Sachsen, người chị còn lại là Josephine kết hôn với Karl Anton I xứ Hohenzollern và là mẹ của Carol I của RomâniaVương hậu Stephanie của Bồ Đào Nha. Trong khi đó, hai người anh của Marie thì qua đời từ khi còn bé.[4][5] Ngoài ra, Marie Amelie còn là em họ năm đời của Napoléon III của Pháp.[3] Marie Amelie dành phần lớn tuổi thơ ở Cung điện Karlsruhe, trong thị trấn xinh đẹp ở Karlshure, gần biên giới Đức-Pháp, nơi được giới thượng lưu ở Paris lui đến trong những tháng hè.[6]

Hôn nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại Công nữ Marie Amelie xứ Baden.

Vào thời điểm Marie Amelie ra đời thì cha nuôi của Stéphanie, tức Napoléon Bonaparte đã mất đi quyền lực và Stéphanie hoàn toàn bị lệ thuộc vào triều đình Baden. Bản thân Stéphanie cũng là sự nhắc nhở với triều đình Baden rằng họ đã đứng về phe thua cuộc. Mặt khác, dường như để lảng tránh những bê bối liên quan đến thất bại trong cuộc hôn nhân giữa con gái đầu lòng là Luise Amelie xứ BadenGustav của Thụy Điển, Thân vương xứ Wasa, Stéphanie đã động viên con gái út kết hôn với một quý ông đẹp trai có dòng máu "ít cao quý hơn",[a] tức là có xuất thân quý tộc. Và chàng quý tộc được lựa chọn là William Hamilton, Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale,[b] con trai và người thừa kế của Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton.[7] Ngoài ra, một lá thư ẩn danh đã được gửi đến cho Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton, đề xuất về một cuộc hôn nhân giữa Đại Công nữ và Hầu tước xứ Douglas. Công tước xứ Hamilton bấy giờ đang mắc nợ và phải thế chấp nhiều tài sản do thói chi tiêu xa hoa của mình. Lá thư không chỉ ca ngợi Marie Amelie ở ngoại hình và đức tin Kháng Cách mà còn ở của hồi môn của Đại Công nữ, khoảng chừng 50.000 đến 60.000 bảng Anh. Công tước xứ Hamilton phải mất ba năm để thuyêt phục con trai đồng ý kết hôn, và Susan Euphemia Backford, Công tước phu nhân xứ Hamilton được cho là người đã đến Mannheim để hoàn tất việc đàm phán hôn nhân.[6]

Chân dung Marie Amelie xứ Baden, họa bởi Emanuel Thomas Peter.

Ngày 23 tháng 2 năm 1843, Marie Amelie kết hôn với William Hamilton, Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale tại Cung điện Mannheim.[8] Sau khi kết hôn, hai vợ chồng sống tại Lâu đài Brodick trên Đảo Arran.[9] Sau khi hai vợ chồng cùng đến Arran lần đầu tiên, William và Marie đã nhanh chóng thuyết phục cha chồng mở rộng và cải tạo Lâu đài Brodick, cũng như đóng vai trò chủ động trong việc cải tạo lâu đài. Khu vườn của Lâu đài tân trang theo phong cách nhà mùa hè ở Bayern.[6][10] Marie Amelie có mối quan hệ thân thiết với Louis-Napoléon Bonaparte và Louis-Napoléon đã tham dự lễ rửa tội của con trai thứ hai của hai vợ chồng khi đang sống lưu vong ở Anh vào thập niên 1840.[6]

Tuy rằng gia tộc Hamilton là một trong những gia tộc danh giá nhất Scotland, nhưng cuộc hôn nhân giữa Marie Amelie và William Hamilton vẫn bị coi là một cuộc hôn nhân không đăng đối khi Marie thuộc dòng dõi vương giả còn William chỉ được coi là quý tộc, thậm chí khi kết hôn với Marie, William còn là một thường dân. Thế nhưng, cuộc hôn nhân giữa Marie Amelie xứ Baden và William Hamilton đã được sự cho phép của Leopold I xứ Baden, chú của Marie Amelie.[11][12][c] Mặt khác, tại triều đình của Victoria của Anh, thì nếu Marie Amelie hiện diện thì phải được đón tiếp với tư cách là Đại Công nữ Baden, trong khi đó William Hamilton sẽ chỉ được đối xử như một thần tử Anh. Có lẽ vì khéo léo hoặc vì chồng, Marie Amelie thường không xuất hiện tại triều đình để tránh gây khó xử.[10]

Công tước phu nhân xứ Hamilton

[sửa | sửa mã nguồn]
Marie Amelie xứ Baden, Công tước phu nhân xứ Hamilton, tranh bởi Francis Grant.

Ngày 18 tháng 8 năm 1852, Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton qua đời. Theo lẽ đó, William Hamilton và Marie Amelie trở thành tân Công tước và Công tước phu nhân xứ Hamilton.[8] Là em họ và là bạn của Napoléon III, Marie Amelie và chồng đã tháp tùng Napoléon tiến vào Paris năm 1852 với tư cách là Hoàng đế.[6][13] Marie và William cũng có mặt trong lễ cưới của Napoléon IIIEugenia xứ Montijo năm 1853. Marie cũng thường viếng thăm, dùng bữa riêng, tham dự Thánh Lễ và mừng Giáng Sinh cùng vợ chồng Hoàng đế và thỉnh thoảng đảm nhận vai trò của một nữ chủ nhà khi Hoàng hậu không thể thực hiện được.[6] Bên cạnh đó, Công tước phu nhân xứ Hamilton thường tháp tùng cặp đôi tại các sự kiện chính thức và cung cấp chỗ ở cho hai vợ chồng khi họ đến thăm.[9] Hai vợ chồng còn được coi là những thành viên mở rộng của Hoàng thất Pháp.[14] Với vị trí trong triều đình Anh, Marie Amelie và chồng có thể đã góp phần khiến cho Nữ vương VictoriaVương tế Albrecht đồng ý chuyến thăm cấp nhà nước ở Luân ĐônParis vào năm 1855, mở đường cho mối quan hệ hữu nghị của hai quốc gia sau này.[14]

Năm 1853, tờ Glasgow Free Press ghi nhận rằng Công tước phu nhân xứ Hamilton đã cải sang Công giáo La Mã.[6][15] Công tước phu nhân cũng tham dự Thánh Lễ ở Nhà nguyện Công giáo Thánh Mary ở Hamilton cũng như mời linh mục đến Lâu đài Brodick để lãnh nhận Bí tích Giải tội và tham dự Thánh Lễ.[6][16] Trên thực tế, Marie Amelie đã cải sang Công giáo vào năm 1850, hai năm trước khi chồng trở thành Công tước xứ Hamilton.[17] Điều này khiến Marie Amelie có xung đột nhẹ với vợ chồng Victoria của Anh và triều đình của hai người. Công tước phu nhân cũng dần trở nên xa cách trong cách hành xử và bị chỉ trích là vì lòng trung thành với đức tin Công giáo. Ví dụ như, khi mẹ của Marie Amelie Thái Đại Công tước phu nhân Stéphanie đang hấp hối, Công tước phu nhân không viếng thăm mẹ mà thay vào đó nhờ chồng thay mặt.[14] Trước sự việc này, Sophie của Württemberg, Vương hậu Hà Lan đã bày tỏ sự xót xa cho người bạn Stéphanie và chỉ trích Marie Amelie rằng:[18][14]

Trong một lá thư khác được viết vào năm 1867, Vương hậu Sophie đã mô tả Marie Amelie và các con rằng:

Bên cạnh đó, nhiều người cũng không thích Marie Amelie vì mối quan hệ thân thiết với Hoàng hậu Eugenia. Hoàng hậu còn chọc giận nhiều người khi khăng khăng muốn Marie Amelie ngồi cùng Hoàng thất tại lễ rửa tội của Louis Napoléon Bonaparte, Hoàng thái tử Pháp. Về phía Marie Amelie, Công tước phu nhân thường cung cấp chỗ ở cho Hoàng hậu ở Scotland, vì Scotland là một trong số ít quốc gia trung lập về chính trị mà Hoàng hậu Eugenia có thể nghỉ dưỡng.[14]

Marie Amelie đã quyên góp 20 bảng Anh để mở một trường học Công giáo. Ngôi trường chính thức mở cửa vào ngày 17 tháng 1 năm 1853. Số tiền được dùng để mua vật dùng trong lớp và trả lương cho giáo viên. Kể từ đó, hằng năm, Công tước phu nhân xứ Hamilton đều ủng hộ 20 bảng Anh để duy trì trường học. Marie Amelie cũng quyên góp tượng, áo lễ, bình hoa, chân nến, bình đựng dầu, khăn trải bàn thờ, Chén Thánh, đĩa, Thánh Giá và nhiều vật dụng khác cho Nhà thờ Thánh Mary. Đại Công nữ còn chi tiền để mua bộ Đàng Thánh Giá, bàn thờ mới và hai bàn thờ phụ. Marie Amelie cũng thường xuyên tham dự Thánh Lễ ở Nhà thờ Thánh Mary.[20]

Cuộc sống sau này và qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 7 năm 1863, William Hamilton, Công tước thứ 11 xứ Hamilton qua đời và Marie Amelie đã đến Paris để ở bên chồng trong những giây phút cuối cùng.[2][6][21] Trở thành góa phụ, Marie Amelie trở về quê nhà, chủ yếu sống ở Villia Stéphanie, nơi con gái Mary Victoria viếng thăm mẹ hằng năm. Tờ The Lady's Realm đã viết rằng Villia Stéphanie từng là "nơi gặp gỡ của giới xã hội đa quốc gia nhất."[g][22] Ngoài ra, Marie Amelie còn được viếng thăm bởi nhiều vương thân và các nhân vật thuộc giới thượng lưu khác, trong đó có Albert Edward, Thân vương xứ Wales, Victoire, Thái Công tước phu nhân xứ Kent, thân mẫu của Nữ vương Victoria cũng như được viếng thăm bởi chính Nữ vương. Tuy nhiên, Nữ vương lại coi Marie và con trai là những người xấu mà Thân vương xứ Wales không nên giao du cùng.[14][6][23] Công tước phu nhân xứ Hamilton qua đời vào ngày 17 tháng 10 năm 1888 tại Baden-Baden, thọ 71 tuổi.[6][24]

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Marie Amelie xứ Baden và con, được cho là William Hamilton, Công tước thứ 12 xứ Hamilton.

Marie Amelie xứ Baden và William Hamilton, Công tước thứ 11 xứ Hamilton có bốn người con, trong đó có ba người con sống đến tuổi trưởng thành, gồm hai nam và một nữ:[25][26]

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Anh: "lesser blood"
  2. ^ Tước vị Hầu tước xứ Douglas và Douglas và Clydesdale ở đây chỉ là nhã xưng, William Hamilton chỉ thực sự trở thành Hầu tước vào năm 1852, khi cha qua đời.
  3. ^ Thường dân, trong tiếng Anh là commoner, trong xã hội Anh bao gồm cả những người không có tước hiệu.
  4. ^ Không rõ Sophie nói đến ai
  5. ^ Văn bản tiếng Anh: "I feel the Grand Duchess' [Stephanie of Baden] loss deeply, every day more. I can not remember life without her, from the days of my childhood she was connected with my parents, with all I have loved—the more we lived the more intimate we got. I know I was more to her than her daughters. The Duchess of Hamilton behaved ill to her, her Catholic bigotry, her priests have quite got hold of her—she could have gone to her dying mother who longed for her but she let the Duke go alone. The mother felt it on her death bed and was grieved. True religion ought to make us happy, unselfish and loving, but I see it in the Duchess Hamilton and in my own sister, the one a Catholic, the other, a Protestant bigot, that sort of religion only makes the adept absorbed in their own selves and unamiable. Whilst she lived some people said the Grand Duchess was a miser. Well, she did not have a penny of ready money; she had given away all. She was sensible to the last and died quiet and resigned."
  6. ^ Văn bản tiếng Anh: "She is bloodless, fat, sick,.. Her boys are restless and bad, the girl far from handsome..."
  7. ^ Nguyên văn: "rendezvous of the very best cosmopolitan society."

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Large, David Clay (8 tháng 10 năm 2015). The Grand Spas of Central Europe: A History of Intrigue, Politics, Art, and Healing (bằng tiếng Anh). Rowman & Littlefield. tr. 57. ISBN 978-1-4422-2237-3.
  2. ^ a b Sanders 2004.
  3. ^ a b Hattemer 2021, tr. 74.
  4. ^ von Weech 1882, tr. 248–250.
  5. ^ de Saint-Amand & Martin 1990, tr. 43–45.
  6. ^ a b c d e f g h i j k Beattie 2021.
  7. ^ Davis 2022, tr. 176.
  8. ^ a b Cokayne 1892, tr. 150.
  9. ^ a b Hattemer 2021, tr. 75.
  10. ^ a b Davis 2022, tr. 177.
  11. ^ Davis 2022, tr. 176–177.
  12. ^ Chancellor, E. Beresford (Edwin Beresford) (1908). The private palaces of London past and present. University of California Libraries. London : K. Paul, Trench, Trübner & Co. Ltd. tr. 367.
  13. ^ Mansel 2003, tr. 422.
  14. ^ a b c d e f Davis 2022, tr. 178.
  15. ^ “Boston Pilot (1838-1857), Volume 17, Number 1 — 7 January 1854 — Boston College Newspapers”. newspapers.bc.edu. tr. 6. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ The Spectator 1853, tr. 843.
  17. ^ Devine 1995, tr. 22.
  18. ^ a b von Württemberg 1989, tr. 206.
  19. ^ von Württemberg 1989, tr. 272.
  20. ^ Devine 1995, tr. 22–23.
  21. ^ “William Alexander, 11th Duke of Hamilton (1811–63)”. National Trust for Scotland (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2024.
  22. ^ “English Wives of Foreign Nobleman”. Lady's Realm: An Illustrated Monthly Magazine (bằng tiếng Anh). 15. Hutchinson and Company. 1904. tr. 466–467.
  23. ^ Ridley 2013, tr. 110.
  24. ^ Hattemer 2021, tr. 74–75.
  25. ^ Lodge 1861, tr. 285.
  26. ^ Burke, Bernard; Burke, Ashworth P. (1913). A Genealogical and Heraldic History of the Peerage and Baronetage, the Privy Council, Knightage, and Companionage (bằng tiếng Anh). Harrison & Sons. tr. 925.
  27. ^ Cokayne 1892, tr. 150–151.
  28. ^ “Mary, Duchess of Montrose (1884–1957), née Douglas-Hamilton”. National Trust for Scotland (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2024.
  29. ^ Morris, Susan (20 tháng 4 năm 2020). Debrett's Peerage and Baronetage 2019 (bằng tiếng Anh). eBook Partnership. tr. 2875. ISBN 978-1-9997670-5-1.
  30. ^ a b Davis 2022, tr. 180–181.
  31. ^ Legge, Edward (1917). King Edward: The Kaiser and the War (bằng tiếng Anh). G. Richards. tr. 100.

Nguồn tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Marie Amelie xứ Baden
Sinh: 10 tháng 11, 1817 Mất: 17 tháng 10, 1888
Quý tộc Scotland
Tiền nhiệm
Susan Euphemia Beckford
Công tước phu nhân xứ Hamilton
1852–1863
Kế nhiệm
Mary Louise Elizabeth Montagu
Quý tộc Đại Anh
Tiền nhiệm
Susan Euphemia Beckford
Công tước phu nhân xứ Brandon
1852–1863
Kế nhiệm
Mary Louise Elizabeth Montagu
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
Giới thiệu Light Novel: Isekai Meikyuu no Saishinbu wo Mezasou
Giới thiệu Light Novel: Isekai Meikyuu no Saishinbu wo Mezasou
Một chàng trai thành phố bất ngờ tỉnh lại trong một hành lang tối tăm mà không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Danh hiệu Gerudo sau khi tiến hóa thành Trư nhân là Trư nhân vương [Orc King]