Amomum glabrum

Amomum glabrum
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Chi (genus)Amomum
Loài (species)A. glabrum
Danh pháp hai phần
Amomum glabrum
S.Q.Tong, 1989

Amomum glabrum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong mô tả khoa học đầu tiên năm 1989.[2]

Tên gọi trong tiếng Trung là 无毛砂仁 (vô mao sa nhân), nghĩa đen là sa nhân không lông.[3]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có ở Lào (Oudômxai, Luangnamtha, Phôngsali), Trung Quốc (Vân Nam),[4][5] và Việt Nam (các tỉnh từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế).[6] Môi trường sống là rừng, ở cao độ khoảng 700 m (2.300 ft).[3]

Cây thân thảo bò lan, cao ~1 m, nhẵn nhụi; thân rễ đường kính ~0,3-0,7 cm, màu trắng, hồng hoặc ánh đỏ sau đó nâu, sâu và lan rộng dưới đất, sâu ~10 cm; không rễ cọc; khoảng cách giữa các thân giả ~20–35 cm, vảy hình tam giác rộng đến hình trứng, 1–2 × 1–1,5 cm, màu ánh đỏ rồi nâu, mặt ngoài có sọc, đỉnh nhọn. Thân giả với ~5-9 lá mỗi thân giả, nhỏ dần về phía đỉnh, hơi phồng ở gốc, đường kính ~1 cm, lúc non màu hồng ánh trắng sau đó xanh lục, có sọc; lưỡi bẹ hình trứng, dài 0,3-0,5 cm, như da, đỉnh có khía răng cưa đến chẻ đôi nông; cuống lá ~2-4 × 0,2-0,3 cm, có rãnh, màu xanh lục; phiến lá thuôn dài, các lá phía dưới hình elip, 20–40 × 5–10 cm, mặt dưới màu lục nhạt, bóng, gốc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi dài, mép với lông ngắn, nhọn, như gai, gân chính nổi rõ phía dưới, gân phụ lõm xuống. Cụm hoa sinh ra từ gốc hoặc gần gốc, dài ~10 cm; vảy hình tam giác rộng, 0,5 × 1 cm phía dưới đến hình thuyền và hình mũi mác, 2–3 × 1–2 cm phía trên, màu ánh đỏ đến hồng, như da, có sọc, đỉnh nhọn đến có nắp với cựa ngắn; phần mang hoa hình elipxoit, đỉnh nhọn, ~4-6 × 2-3 cm; lá bắc hình mác, 3–4 × 1–1,5 cm, màu trắng, đỏ hoặc trắng ánh đỏ hoặc trắng ánh hồng, dạng giấy, như da rồi rữa sớm, đỉnh nhọn; lá bắc con hình ống, dài ~1 cm, 2 răng, màu trắng, rất mỏng, có màng, ống dài 0,5–0,7 cm, răng dài 0,3–0,5 cm, đỉnh nhọn. Đài hoa hình ống, 3 răng, màu trắng, có màng; ống đài hoa dài ~2 cm; răng đài hoa dài ~1 cm, đỉnh có nắp. Tràng hoa dài 5–6 cm, màu trắng, ống tràng dài ~3 cm, mặt trong nhiều lông hoặc có lông cứng màu trắng; các thùy bên của tràng hoa thuôn dài, 2,5–3 × 0,6–0,8 cm, đỉnh có nắp không cựa; thùy tràng hoa trung tâm thuôn dài, 2,5–3 × 0,8–1 cm, đỉnh có nắp với cựa ngắn nhọn, dài ~0,3 cm; cánh môi có vuốt, 3–4 × 2–3 cm, màu trắng, hồng hoặc đỏ ở gốc, sọc vàng trung tâm viền bằng gân trong suốt tỏa ra tới mép, có màng, nhẵn nhụi; nhị lép bên hình trứng đến hình mũi mác, dài ~0,5 cm, màu trắng. Chỉ nhị dẹt, 0,7-1 × 0,2 cm; bao phấn dài ~1,3-1,5 cm, màu trắng; mào bao phấn cắt cụt, màu trắng, có màng. Đầu nhụy hình chén, lỗ nhỏ có lông rung; các tuyến trên bầu dài ~1 cm; bầu nhụy hình cầu, không cuống hoặc trên cuống rất ngắn, đường kính ~0,5 cm, có khía và chấm nhẹ ở trên; noãn hình cầu, ~15 mỗi ngăn. Cuống cụm quả thuôn dài, ~15 cm; phần mang quả với ~3–6 quả gộp nhóm ở đỉnh; quả hình cầu, đường kính ~1–1,5 cm, màu xám ánh đen, với cánh ngắn hoặc gờ, nhẵn đến phồng lên, bao quanh bởi các sợi màu trắng của lá bắc đang rữa, cuống quả rất ngắn hoặc không có. Hạt hình cầu với áo hạt dạng màng, đường kính ~0,5 cm, màu trắng, ~10-15 mỗi ngăn.[4] Ra hoa tháng 5.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Amomum glabrum tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Amomum glabrum tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Amomum glabrum”. International Plant Names Index.
  1. ^ Leong-Skornickova, J.; Tran, H.D.; Newman, M.; Lamxay, V.; Bouamanivong, S. (2019). Amomum glabrum. The IUCN Red List of Threatened Species. 2019: e.T202209A132693785. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T202209A132693785.en. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ The Plant List (2010). Amomum glabrum. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ a b c Amomum glabrum trong e-flora. Tra cứu ngày 21-1-2021.
  4. ^ a b V. Lamxay & M. F. Newman, 2012. A revision of Amomum (Zingiberaceae) in Cambodia, Laos and Vietnam. Edinburgh Journal of Botany 69(1): 99-206, doi:10.1017/S0960428611000436, trang 138-139.
  5. ^ Amomum glabrum trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 21-1-2021.
  6. ^ Nguyễn Danh Hùng, Nguyễn Thành Chung, Lý Ngọc Sâm, Lê Thị Hương, 2019. Amomum glabrum S. Q. Tong (Zingiberace), a new record for the flora of Vietnam. VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology 35(4): 16-21, doi:10.25073/2588-1140/vnunst.4886.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan