Bão Nangka (2020)

Bão Nangka (Nika) - Bão số 7
Bão nhiệt đới (Thang JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS/NWS)
Bão Nangka áp sát đảo Hải Nam ngày 13 tháng 10
Hình thành11 tháng 10 năm 2020
Tan14 tháng 10 năm 2020
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
85 km/h (50 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
95 km/h (60 mph)
Áp suất thấp nhất990 mbar (hPa); 29.23 inHg
Số người chết4 người chết, 5 người mất tích
Thiệt hại$2.94 triệu (USD 2020)
Vùng ảnh hưởngĐổ bộ: Ninh Bình, Việt Nam
Tác động tới: Lào, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Việt Nam, Trung Quốc
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2020

Bão Nangka hay bão số 7 tại Việt Nam và áp thấp nhiệt đới Nika tại Philippines là một cơn bão trái mùa đổ bộ vào khu vực Nam Đồng bằng Bắc Bộ vào giữa tháng 10 năm 2020, khi mà miền Trung Việt Nam đang phải hứng chịu trận mưa lũ, ngập lụt lịch sử nhiều ngày kể từ đầu tháng 10, do tác động của tổ hợp các hình thế là xoáy thuận nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới và không khí lạnh: sâu xa hơn do ảnh hưởng của pha lạnh La Nina. Cơn bão cũng đã có những tác động đến các quốc gia như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, MyanmarPhilippines.

Diễn biến bão

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir–Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới, áp thấp tàn dư, nhiễu động nhiệt đới, hoặc áp thấp gió mùa

Sau bão số 6 (Linfa) vào Quảng Ngãi, tối 11 tháng 10 một áp thấp nhiệt đới khác hình thành ở phía Tây đảo Luzon (Philippines).[1] Ngày 12 tháng 10 áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão có tên quốc tế là Nangka, Việt Nam gọi là bão số 7.[2][3] Lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 10 có vị trí tâm bão ở 18,4 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 220 km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.[4] Tối cùng ngày, bão đã đi vào đảo Hải Nam (Trung Quốc).[5] Đêm 13 rạng sáng 14 tháng 10, bão số 7 vào Vịnh Bắc Bộ và bắt đầu suy yếu.[6] Chiều ngày 14 tháng 10, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa; chiều tối cùng ngày, áp thấp nhiệt đới đã đi vào đất liền các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá với cường độ cấp 6-7, trong đó tâm áp thấp nhiệt đới được xác định đã đi qua xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (vùng Bãi Ngang, cực Nam của tỉnh Ninh Bình) và đảo Cồn Nổi thuộc huyện Kim Sơn - Ninh Bình vào khoảng 17 giờ 30 phút; sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa.[7][8][9][10][11] Trước đó khoảng 4-5 tiếng đồng hồ, Cơ quan khí tượng Nhật Bản và Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (Hải quân Hoa Kỳ) cũng đã xác nhận bão Nangka đổ bộ vào hai tỉnh Nam Định, Ninh Bình và đưa ra các cảnh báo cuối cùng về cơn bão.[12][13]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Quá trình bão số 7 (Nangka) đổ bộ vào đất liền tỉnh Ninh Bình chiều 14 tháng 10.
Quan trắc gió mạnh do bão số 7 tại Việt Nam
Trạm đo Gió mạnh Gió giật Chú thích
Đảo Bạch Long Vĩ 23 m/s (cấp 9) 29 m/s (cấp 11) [14]
Bãi Cháy (Quảng Ninh) 14 m/s (cấp 7) 21 m/s (cấp 9) [14]
Cô Tô (Quảng Ninh) 16 m/s (cấp 7) 24 m/s (cấp 9) [14]
TP. Thái Bình (Thái Bình) 13 m/s (cấp 6) 18 m/s (cấp 8) [14]
Văn Lý (Nam Định) 20 m/s (cấp 8) 25 m/s (cấp 10) [14]
Nghĩa Hưng (Nam Định) 16 m/s (cấp 7) 22 m/s (cấp 9) [14]
TP. Ninh Bình (Ninh Bình) 10,9 m/s (cấp 6) 19,1 m/s (cấp 8) [14][15]
Như Tân (Ninh Bình) 14,3 m/s (cấp 7) 18,7 m/s (cấp 8) [14][15]
Nga Sơn (Thanh Hóa) 12 m/s (cấp 6) 17 m/s (cấp 7) [14][16]
TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) 8 m/s (cấp 5) 15 m/s (cấp 7) [14][16]
Hòn Ngư (Nghệ An) 12 m/s (cấp 6) 14 m/s (cấp 7) [14]

Tràn qua đảo Hải Nam ngày 13 tháng 10, bão Nangka làm 2 người chết, 4 người mất tích.[17] Tại nước ta, bão số 7 trút mưa xuống khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ với lượng mưa từ 01h00 đến 18h00 ngày 14 tháng 10 phổ biến 80-180mm.[7] Mưa lớn ở miền Bắc còn tiếp diễn trong các ngày 15 và 16 tháng 10 với một số điểm ghi nhận lượng mưa lớn hơn như Yên Bái 411mm, Quảng Ninh 375mm,...[18][19] Hai đoạn mái kè đê biển thuộc địa bàn huyện Hải Hậu (Nam Định) đã bị sập, sạt, với tổng diện tích các hố võng là 278m².[20] Bão số 7 đổ bộ vào Nam Định, Ninh Bình đã gây mưa lớn và ngập lụt tại miền Bắc, làm 2 người chết,[21] 1 người mất tích, 1 nhà bị sập, 14 nhà hư hỏng. Về nông nghiệp, 870 ha lúa giảm năng suất, 105ha cây rau màu bị thiệt hại (chủ yếu tại Nam Định).[22] Thiệt hại tại Nam Định ước tính 68 tỷ đồng (3 triệu USD).[23]

Bão số 7 đổ bộ trái mùa vào miền Bắc khi các tỉnh miền Trung vẫn đang phải hứng chịu trận mưa lũ lịch sử từ ngày 6 tháng 10 do ảnh hưởng của tổ hợp các hình thế như xoáy thuận nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh.[22]

Bão và áp thấp nhiệt đới tác động
đến mưa lũ miền Trung Việt Nam 2020
Bão số Ảnh vệ tinh Tên
quốc tế
Khu vực
đổ bộ
Địa phương
tâm bão
đi qua
Thời
gian
đổ bộ
Khu vực
ảnh hưởng
tại miền Trung
Ghi chú
Vùng
áp thấp
October 2020 Vietnam
Tropical Depression
[24]
Phú Yên
Khánh Hòa
- 07/10 Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Khởi đầu
đợt
mưa lũ
6 Linfa Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ngãi 11/10 Toàn miền Trung
Bắc Tây Nguyên
Đợt lũ
thứ nhất
Tên bão
bị đề nghị
loại bỏ
7 Nangka Nam Định
Ninh Bình
Thanh Hóa
Ninh Bình 14/10 Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
Không trực
tiếp đổ bộ
Trung Bộ

nhưng gián
tiếp khởi
đầu đợt lũ
thứ hai
ATNĐ Ofel[25] Đà Nẵng
Quảng Nam
Đà Nẵng 16/10 Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
Đợt lũ
thứ hai
8 Saudel Hà Tĩnh
Quảng Bình
Yếu thành
vùng thấp
ven bờ
26/10 Bắc Trung Bộ Tác động
gián tiếp
9 Molave Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ngãi 28/10 Toàn miền Trung
Tây Nguyên
Đợt lũ
thứ ba
Bão mạnh
nhất biển
Đông 2020
10 Goni Bình Định
Phú Yên
Yếu thành
vùng thấp
ven bờ
06/11 Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Mở đầu
đợt lũ
thứ tư
12 Etau Phú Yên
Khánh Hòa
Khánh Hòa 10/11 Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đợt lũ
thứ tư
13 Vamco Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Bình 15/11 Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
Đợt lũ
thứ tư
Bão mạnh
nhất biển
Đông 2020

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tropical Cyclone Information”. Japan Meteorological Agency. ngày 11 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ “Tropical Cyclone Information”. Japan Meteorological Agency. ngày 12 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ https://thanhnien.vn/thoi-su/ap-thap-nhiet-doi-manh-len-thanh-bao-so-7-gio-giat-cap-10-1290514.html
  4. ^ “TIN BÃO KHẨN CẤP (Cơn bão số 7)”. Phòng chống lụt bão Thừa Thiên Huế. ngày 13 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “中央气象台10月13日19时20分发布台风登陆消息” (bằng tiếng Trung). National Meteorological Center of CMA. ngày 13 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ “Bão số 7 tiến gần vịnh Bắc Bộ, dự kiến đổ bộ vào đất liền”. Truyền hình Ninh Bình. ngày 13 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ a b http://www.monre.gov.vn/Pages/tin-cuoi-cung-ve-con-bao-so-7.aspx[liên kết hỏng]
  8. ^ Lê Phan (ngày 14 tháng 10 năm 2020). “Bão số 7 suy yếu, áp thấp nhiệt đới mới mạnh lên khi vào Biển Đông”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ Chí Tuệ (ngày 13 tháng 10 năm 2020). “Miền Trung có khả năng ngập lụt tiếp với đợt mưa lớn”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ Qua quan trắc ảnh vệ tinh và rada cùng các dữ liệu thu thập được cho thấy vùng tâm ATNĐ thực tế đi qua cực Nam tỉnh Ninh Bình (xã Kim Đông - Kim Sơn - Ninh Bình), vùng Bãi Ngang, cầu vượt biển Cồn Nổi và đảo Cồn Nổi của Kim Sơn (khu du lịch Bãi Ngang - Cồn Nổi ven biển tỉnh Ninh Bình) lúc 17h30 phút chiều ngày 14/10. Có thể nói một cách khác về đường đi của bão là tâm ATNĐ đi qua phía Nam trạm thủy văn Như Tân (Ninh Bình). Một số trang mạng cho rằng tâm bão vào Thanh Hoá, điều này là không đúng thực tế bão bởi vì hầu hết khu vực ven biển của Thanh Hóa đều chỉ ghi nhận gió cấp 4-5 trong suốt cả ngày 14/10, chỉ có khu Nga Sơn (giáp Ninh Bình) gần bão hơn là có gió giật mạnh đến cấp 7. Việc xác định vùng tâm bão đi vào Ninh Bình là phù hợp và đối khớp nhất với thực tế quan trắc được trong suốt quá trình bão đổ bộ và quần thảo đất liền nước ta, hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình là hai địa phương chịu tác động mạnh mẽ nhất bởi bão, trong đó các huyện ven biển của Nam Định nằm ở phía Bắc của bão và rất gần bão thực tế đều ghi nhận gió cấp 6-7 và giật mạnh cấp 9-10, mạnh nhất trong các dữ liệu quan trắc trên đất liền ngày 14/10. Tại Ninh Bình, trạm Như Tân (sát tâm bão nhất) và TP Ninh Bình nằm phía Bắc bão cũng có gió cấp 6-7 giật đến cấp 8, duy trì liên tục suốt đến 17h ngày 14/10. Ngoài ra việc tâm bão vào Ninh Bình đã được các cơ quan khí tượng lớn công nhận (Mỹ, Nhật) thông qua tọa độ địa lí của bão tương ứng.
  11. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020.
  12. ^ “Tropical Cyclone Information”. Japan Meteorological Agency. ngày 14 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ “Tropical Storm 18W (Nangka) Warning No. 11”. Joint Typhoon Warning Center. ngày 14 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  14. ^ a b c d e f g h i j k “TROPICAL CYCLONE PASSAGE REPORT VIET NAM NATIONAL CENTER FOR HYDRO-METEOROLOGICAL FORECASTING” (PDF).
  15. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ a b http://kttv.thanhhoa.gov.vn/tin-tuc/thoi-tiet-nguy-hiem/tin-ap-thap-nhiet-doi-khan-cap-suy-yeu-tu-con-bao-so-7-2214
  17. ^ https://reliefweb.int/report/viet-nam/vietnam-china-laos-tropical-storm-nangka-dg-echo-gdacs-jtwc-cma-dbqg-media-echo
  18. ^ “FLASH REPORT ON DISASTER RISK MANAGEMENT SITUATION ON 16 OCTOBER 2020”. Vietnam Disaster Management Authority. ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  19. ^ Nguyen Quy (ngày 14 tháng 10 năm 2020). “Storm Nangka devolves into tropical depression off north central Vietnam”. e.vnexpress.net. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  20. ^ https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/bao-so-7-gay-sat-lo-hai-doan-de-bien-nam-dinh-620421/
  21. ^ http://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/bao-cao-nhanh-cong-tac-truc-ban-pctt-ngay-18-10-2020.aspx
  22. ^ a b https://laodong.vn/xa-hoi/mua-lu-ngap-lut-va-bao-so-7-gay-thiet-hai-nang-ne-55-nguoi-thiet-mang-845653.ldo
  23. ^ https://nongnghiep.vn/nam-dinh-bao-so-7-gay-thiet-hai-gan-68-ti-dong-d275885.html
  24. ^ Chỉ là tên gọi thường dùng trong tiếng Anh để phân biệt với các cơn áp thấp khác, không phải là tên quốc tế
  25. ^ Tên địa phương Philippines


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem tình hình trực tiếp về bão tại earth.nullschool.net

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Bukubukuchagama (ぶくぶく茶釜) - Overlord
Nhân vật Bukubukuchagama (ぶくぶく茶釜) - Overlord
Bukubukuchagama là một trong chín thành viên đầu tiên sáng lập guid Ainz Ooal Gown và cũng là 1 trong 3 thành viên nữ của guid.
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã