Bùi Văn Phương

Bùi Văn Phương
(Bùi Việt Phương)
Chức vụ
Nhiệm kỳ2011 – 2021
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình khóa 14
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Trưởng đoànNguyễn Thị Thanh
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình khóa 13
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Trưởng đoànNguyễn Thị Thanh
Thông tin cá nhân
Sinh5 tháng 1, 1960 (65 tuổi)
xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởthành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Học vấn
  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, chuyên ngành Kinh tế
  • Thạc sĩ Xây dựng Đảng

Bùi Văn Phương (tên thường gọi: Bùi Việt Phương[1], sinh ngày 5 tháng 1 năm 1960) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.[2] Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Ninh Bình gồm có thành phố Ninh Bình và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư.[3]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Văn Phương quê quán ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Ông hiện cư trú tại phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 5 năm 1984, Bùi Văn Phương gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 8 năm 2010, Bùi Văn Phương là Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình.[4]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Bùi Văn Phương trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Ninh Bình, gồm huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp đạt tỷ lệ 84,34% số phiếu hợp lệ.[1].

Lúc này ông đang là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình.[5]

Ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam khóa 13, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình khóa 13.

Đề xuất trưởng khoa Mac - Lenin mang quân hàm thiếu tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 11 năm 2014, khi thảo luận về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (Luật Sĩ quan Quân đội), trong khi nhiều sĩ quan quân đội đề nghị giảm trần cấp tướng, thì Bùi Văn Phương đề xuất trưởng Khoa Mac - Lê Nin trong Học viện Quốc phòng (Việt Nam) nên có quân hàm thiếu tướng, để thế lực xấu không xuyên tạc phai nhạt lý tưởng Mác - Lê Nin.[6]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, làm việc ở Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình.

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Bùi Văn Phương tiếp tục trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Ninh Bình gồm có thành phố Ninh Bình và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, được 284.475 phiếu, đạt tỷ lệ 85,29% số phiếu hợp lệ.

Sau đó ông được bầu làm Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình.

Ông hiện là Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Ninh Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình khóa 14, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa 14 (Đại biểu chuyên trách Địa phương).

Ông đang làm việc ở Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình.

Bảo vệ dự án nạo vét sông Sào Khê, Ninh Bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều ngày 28 tháng 5 năm 2018, tại nghị trường Quốc hội, trước phản ánh của đại biểu Nguyễn Anh Trí về dự án nạo vét sông Sào Khê ở tỉnh Ninh Bình (bắt đầu từ năm 2001) đã đội vốn hơn 36 lần từ 72 tỉ đồng được phê duyệt ban đầu lên tới 2595 tỉ đồng, Bùi Văn Phương cho rằng kinh phí như vậy là hợp lí vì dự án từ mục tiêu duy nhất là nạo vét sông phục vụ tưới tiêu nông nghiệp đã được thêm 3 mục tiêu nữa là tôn tạo cố đô Hoa Lư, phục vụ giao thông thủy, phục vụ công trình du lịch, trong đó 1400 tỉ đồng là vốn nhà nước, còn 1200 tỉ đồng là vốn xã hội hóa từ dân. Tuy nhiên, sau đó đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã cho rằng không có lí do biện minh hợp lí cho việc đội vốn và đề nghị thanh tra dự án, còn đại biểu Nguyễn Anh Trí thì truy vấn về vấn đề kinh phí nhà nước lấy từ đâu để bù đắp cho dự án bị đội vốn.[7][8][9]

Bảo vệ mô hình một chương trình, nhiều sách giáo khoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 4 tháng 4 năm 2019, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự án Luật giáo dục (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, ông bày tỏ sự ủng hộ việc biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, trong khi nhiều đại biểu khác muốn có một bộ sách giáo khoa thống nhất trong cả nước.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  4. ^ “Một số Đảng bộ tỉnh hoàn thành đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 31 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ “Danh sách đại biểu Quốc hội khoá XIII”. Báo Thanh niên. 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ Thế Dũng - Thế Kha (6 tháng 11 năm 2014). “Thêm cấp tướng: Ý kiến trái chiều”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  7. ^ Vũ Hân (28 tháng 5 năm 2018). “Đề nghị thanh tra dự án 'nở' vốn từ 72 lên 2.600 tỉ ở Ninh Bình”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “Đại biểu Quốc hội: Giật mình với dự án 72 tỷ 'nở' lên gần 2.600 tỷ ở Ninh Bình”. VnExpress. 28 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ Viễn Sự (28 tháng 5 năm 2018). “Viện cớ tốn tiền vì là 'nơi vua ở' vậy có thương hàng triệu dân nghèo?”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ “Đại biểu Quốc hội: Mỗi trường một bộ sách sẽ rất phức tạp”. Báo Tuổi trẻ. 2019-04-04. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Kugisaki Nobara (釘くぎ崎さき野の薔ば薇ら Kugisaki Nobara?, Đanh Kì Dã Tường Vi) là nhân vật chính thứ ba (từ gốc: tritagonist) của bộ truyện Jujutsu Kaisen
Enkanomiya rơi xuống từ… trên trời
Enkanomiya rơi xuống từ… trên trời
Nhiều người nghĩ Enkanomiya rơi từ trên mặt biển Inazuma xuống khi Vị thứ nhất và Vị thứ hai hỗn chiến
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Rất lâu rất lâu về trước, lâu đến mức thế giới chưa thành hình, con người chưa xuất hiện, kẻ thống trị chưa đổ bộ, từng có một vùng biển đặc thù, chất nước của nó khác xa so với nước biển hiện tại
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật