Gia Viễn
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Gia Viễn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Tỉnh | Ninh Bình | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Me | ||
Trụ sở UBND | Phố Me, thị trấn Me | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 17 xã | ||
Thành lập | 869 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trương Cộng Hòa[1] | ||
Chủ tịch HĐND | Ngô Thanh Bình[1] | ||
Bí thư Huyện ủy | Ngô Thanh Bình[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°20′23″B 105°50′04″Đ / 20,339718°B 105,834389°Đ | |||
| |||
Diện tích | 177,31 km²[2] | ||
Dân số (2021) | |||
Tổng cộng | 123.552 người[2] | ||
Mật độ | 697 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 373[3] | ||
Biển số xe | 35-C1 35-AC | ||
Số điện thoại | 0303.868.025 | ||
Website | giavien | ||
Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Đây là huyện có địa hình đa dạng với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm, sông bãi. Gia Viễn còn được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh như: khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, suối Kênh Gà, động Vân Trình, chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng,...
Huyện Gia Viễn nằm ở phía Bắc của tỉnh Ninh Bình, nằm cách thành phố Hoa Lư khoảng 20 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 73 km, có vị trí địa lý:
Gia Viễn là huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Vì thế địa hình của huyện tương đối phức tạp:
Huyện Gia Viễn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thịnh Vượng (huyện lỵ) và 17 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lập, Gia Minh, Gia Phong, Gia Phú, Gia Phương, Gia Sinh, Gia Tân, Gia Thanh, Gia Trấn, Gia Trung, Gia Vân, Gia Xuân, Liên Sơn, Tiến Thắng.
Theo tài liệu lịch sử địa danh Huyện Gia Viễn được triều đại phong kiến nhà Đinh lập ra năm 968 với tên gọi đầu tiên là Như Viễn thuộc Châu Đại Hoàng nước Đại Cồ Việt. Sau đó các triều đại phong kiến sau này sáp nhập chia tách vào các châu, phủ khác nhau, sau đổi thành An Viễn, thời thuộc Minh là Uy Viễn. Đến Triều đại nhà Lê năm (1433-1442) Đời Lê Thái Tông gọi là huyện Gia Viễn thuộc Phủ Trường Yên Trấn Thanh Hoa rồi lại nhập vào Sơn Nam thừa tuyên, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thuộc tỉnh Ninh Bình. Theo tài liệu năm 1802, huyện Gia Viễn có 12 tổng gồm: Kỳ Vĩ, Trường Yên, Lê Xá, Đa Giá, Trì Hối, Đại Hữu, Thanh Quyết, La Mai, Vân Trình, Quán Vinh, Uy Viễn, Viên Đăng.
Sau năm 1954, huyện Gia Viễn có 28 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lâm, Gia Lập, Gia Minh, Gia Ninh, Gia Phong, Gia Lai, Gia Phú, Gia Phương, Gia Sinh, Gia Sơn, Gia Tân, Gia Thắng, Gia Thanh, Gia Thịnh, Gia Thủy, Gia Tiến, Gia Trấn, Gia Trung, Gia Tường, Gia Vân, Gia Vượng, Gia Xuân, Liên Sơn, Trường Yên, Xích Thổ.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Gia Viễn hợp nhất với huyện Nho Quan thành huyện Hoàng Long, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.
Ngày 9 tháng 4 năm 1981, huyện Gia Viễn được tái lập, gồm 21 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Vượng, Gia Minh, Gia Phong, Gia Sinh, Gia Lạc, Gia Phương, Gia Trung, Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Vân, Gia Lai, Gia Lập, Gia Xuân, Gia Trấn, Gia Thanh, Gia Tân và Liên Sơn.
Riêng các xã Gia Lâm, Gia Tường, Gia Thủy, Gia Sơn, Xích Thổ vẫn thuộc huyện Hoàng Long (nay là huyện Nho Quan); xã Trường Yên được chuyển về huyện Hoa Lư. Trụ sở huyện đóng ở xã Gia Vượng.
Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Me, thị trấn huyện lỵ huyện Gia Viễn với diện tích 89,3 ha; 3.297 nhân khẩu, gồm 70,80 ha diện tích tự nhiên của xã Gia Vượng và 18,5 ha diện tích tự nhiên của xã Gia Thịnh.
Ngày 6 tháng 11 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/NĐ-CP[4] về việc điều chỉnh một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Gia Vượng, Gia Thịnh về thị trấn Me quản lý.
Huyện Gia Viễn có 17.846,37 ha diện tích tự nhiên và 117.356 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc.
Ngày 10 tháng 12 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15[5] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó:
Huyện Gia Viễn có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.
Gia Viễn có 3 cụm công nghiệp:
Gia Viễn có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình:
|
| ||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình |
Huyện Gia Viễn có diện tích 177,31 km², dân số năm 2021 là 123.552 người, mật độ dân số đạt 697 người/km².[2]
Huyện Gia Viễn có diện tích 175,5 km², dân số năm 2019 là 120.992 người[6], mật độ dân số đạt 689 người/km². Huyện có 17% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Các ngành nghề, việc làm chính của người dân là sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi dê núi, lợn, bò, gia cầm,... Ngoài ra một số địa phương cũng có thêm những nghề phụ như:
Gia Viễn là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử. Đây là vùng đất "sinh vương, sinh thánh"; nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh Không (Lý Quốc Sư). Gia Viễn còn nhiều danh nhân tiêu biểu khác như: Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thượng thư Trịnh Tú, Thái sư Lưu Cơ thời nhà Đinh và thái sư Trương Bá Ngọc thời Lý. Huyện Gia Viễn có nhiều di tích lịch sử văn hóa như:
Vùng quê Gia Viễn có một số đặc sản ẩm thực sau:
Huyện Gia Viễn có Quốc lộ 1 đi qua 3 xã phía Đông với chiều dài hơn 4 km, Quốc lộ 37C đi ngang qua huyện, Quốc lộ 21C xuyên dọc huyện. Ngoài ra còn có 2 tuyến tỉnh lộ nối từ thị trấn Me đi là: tỉnh lộ 477B qua Gia Phương, Tiến Thắng đến cố đô Hoa Lư và tỉnh lộ 477C qua Thịnh Vượng, Gia Lạc, Gia Phong đến Quỳnh Lưu.
Tuyến đường Bái Đính - Ba Sao đi qua 4 đơn vị hành chính của huyện Gia Viễn là Tiến Thắng, Gia Phương, Gia Hòa và thị trấn Thịnh Vượng.
Giao thông đường thủy trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi với 2 tuyến quốc gia là sông Hoàng Long và sông Đáy.
Theo Quyết định số: 2179/ QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Gia Viễn có các cảng và các bến đò đường thủy sau:
Dưới đây là danh sách các bến đò ở Gia Viễn:
Tên bến đò | Vị trí | Sông | Lý trình | Mức độ liên kết | Giai đoạn |
---|---|---|---|---|---|
Bến đò Gián Khẩu | Gia Trấn | Sông Đáy | 79 | Liên tỉnh | 2010-2015 |
Bến đò Chấn Hưng | Gia Lạc | Sông Hoàng Long | 14 | Liên xã | 2010-2015 |
Bến đò Cầu phao Đồng Trưa | Thịnh Vượng | Sông Hoàng Long | 15 | Liên huyện | 2010-2015 |
Bến đò Cầu phao Gia Sinh | Gia Sinh Gia Viễn | Sông Hoàng Long | 10 | Liên xã | 2010-2015 |
Bến đò Đông Khê | Gia Sinh | Sông Vạc | Liên xã | 2010-2015 | |
Bến đò Cơ Phòng | Gia Trấn | Sông Đáy | 77 | Liên huyện | 2016-2020 |
Bến đò Kim Đài | Gia Trấn | Sông Hoàng Long | 28 | Liên xã | 2016-2020 |
Bến đò Bãi Trữ | TIến Thắng | Sông Hoàng Long | 1 | Liên xã | 2016-2020 |
Bến đò Đập Điềm | Gia Trung | Sông Hoàng Long | 9 | Liên xã | 2016-2020 |
Bến đò Đông Khê | Gia Trung | Sông Hoàng Long | 13 | Liên xã | 2016-2020 |
Bến đò Chấn Hưng | Gia Trung | Sông Hoàng Long | 14 | Liên xã | 2016-2020 |