Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ
Con dấu chính thức
Lá cờ chính thức
Đương nhiệm
Xavier Becerra

từ 19 tháng 3 năm 2021
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ
Kính ngữBộ trưởng
Thành viên củaNội các Hoa Kỳ
Báo cáo tớiTổng thống
Trụ sởWashington, D.C.
Bổ nhiệm bởiTổng thống
với sự tư vấn và chấp thuận của Thượng viện
Nhiệm kỳKhông cố định
Tuân theoReorganization Plan No. 1 of 1953
67 U.S.C. § 6301
42 U.S.C. § 3501
Thành lập3 tháng 8 năm 1979
Người đầu tiên giữ chứcPatricia Roberts Harris
Kế vịThứ mười một
trong Thứ tự kế vị Tổng thống.[1]
Cấp phóThứ trưởng bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ
Lương bổngExecutive Schedule, level 1
Websitewww.hhs.gov

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Secretary of Health and Human Services) là người lãnh đạo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Bộ trưởng là một thành viên trong nội các của Tổng thống Hoa Kỳ. Chức vụ này trước kia được gọi là Bộ trưởng Y tế, Giáo dục và Phúc lợi.

Năm 1979, Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Hoa Kỳ được đổi tên thành Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và các chức năng phục vụ giáo dục của bộ được thuyên chuyển sang bộ mới thành lập là Bộ Giáo dục Hoa Kỳ. Patricia Roberts Harris là người lãnh đạo bộ này trước và sau khi nó được đổi tên.

Đề cử cho chức vụ Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh phải được trình lên Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ đặc trách Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu bổng cũng như Ủy ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ là ủy ban có thẩm quyền đối với các chương trình "Medicare" (chăm sóc y tế) và "Medicaid" (trợ giúp y tế) trước khi toàn thể Thượng viện Hoa Kỳ biểu quyết xác nhận.

Xavier Becerra tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh trước Thượng viện Hoa Kỳ ngày 19 tháng 3 năm 2021.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ của bộ trưởng xoay quanh những mối quan tâm và điều kiện sinh sống của con người tại Hoa Kỳ. Nhiệm vụ bao gồm cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề có liên quan đến y tế, phúc lợi và những chương trình an ninh thu nhập. Bộ trưởng quản lý Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh để thực hiện các chương trình đã được chấp thuận và tạo điều kiện cho công chúng nhận thức được những mục tiêu của bộ.[2]

Sau các cuộc tấn công vào ngày 11 tháng 9 và các cuộc tấn công bằng chất anthrax sau đó, chức vụ này đã giữ một vai trò nổi bật trong cuộc chiến chống khủng bố. Sau khi rời nhiệm sở, Bộ trưởng lúc đó là Tommy Thompson có nói rằng "Cả đời tôi cũng không hiểu tại sao bọn khủng bố chẳng khi nào tấn công nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta, bởi vì rất là dễ làm điều này..." Các học giả đồng ý với nhau rằng một cuộc tấn công vào nguồn thực phẩm (đặc biệt là sữa) có thể ảnh hưởng đến 100.000 người.[3]

Danh sách các Bộ trưởng Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Hình Tên Quê nhà Nhậm chức Rời chức Dưới thời tổng thống
1 Oveta Culp Hobby Texas 11 tháng 4 năm 1953 31 tháng 7 năm 1955 Dwight Eisenhower
2 Marion B. Folsom New York 2 tháng 8 năm 1955 31 tháng 7 năm 1958
3 Arthur S. Flemming Ohio 1 tháng 8 năm 1958 19 tháng 1 năm 1961
4 Abraham A. Ribicoff Connecticut 21 tháng 1 năm 1961 13 tháng 7 năm 1962 John Kennedy
5 Anthony J. Celebrezze Ohio 31 tháng 7 năm 1962 17 tháng 8 năm 1965 John Kennedy,
Lyndon Johnson
6 John W. Gardner New York 18 tháng 8 năm 1965 1 tháng 3 năm 1968 Lyndon Johnson
7 Wilbur J. Cohen Maryland 16 tháng 5 năm 1968 20 tháng 1 năm 1969
8 Robert Finch California 21 tháng 1 năm 1969 23 tháng 6 năm 1970 Richard Nixon
9 Elliot Richardson Massachusetts 24 tháng 6 năm 1970 29 tháng 1 năm 1973
10 Caspar Weinberger California 12 tháng 2 năm 1973 8 tháng 8 năm 1975 Gerald Ford
11 David Mathews Alabama 8 tháng 8 năm 1975 20 tháng 1 năm 1977
12 Joseph Califano Đặc khu Columbia 25 tháng 1 năm 1977 3 tháng 8 năm 1979 Jimmy Carter
13 Patricia R. Harris Đặc khu Columbia 3 tháng 8 năm 1979 4 tháng 5 năm 1980[4]

Danh sách các Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Hình Tên Quê nhà Nhậm chức Rời chức Dưới thời tổng thống
13 Patricia R. Harris Đặc khu Columbia 4 tháng 5 năm 1980[4] 20 tháng 1 năm 1981 Jimmy Carter
14 Richard Schweiker Pennsylvania 22 tháng 1 năm 1981 3 tháng 2 năm 1983 Ronald Reagan
15 Margaret Heckler Massachusetts 9 tháng 3 năm 1983 13 tháng 12 năm 1985
16 Otis R. Bowen Indiana 13 tháng 12 năm 1985 20 tháng 1 năm 1989
17 Louis W. Sullivan Georgia 1 tháng 3 năm 1989 20 tháng 1 năm 1993 George H. W. Bush
18 Donna Shalala Wisconsin 22 tháng 1 năm 1993 20 tháng 1 năm 2001 Bill Clinton
19 Tommy Thompson Wisconsin 2 tháng 2 năm 2001 26 tháng 1 năm 2005 George W. Bush
20 Mike Leavitt Utah 26 tháng 1 năm 2005 20 tháng 1 năm 2009
21 Kathleen Sebelius Kansas 28 tháng 4 năm 2009 9 tháng 6 năm 2014 Barack Obama
22 Sylvia Mathews Burwell Đặc khu Columbia 9 tháng 6 năm 2014 20 tháng 1 năm 2017
23 Tom Price Georgia 10 tháng 2 năm 2017 25 tháng 1 năm 2018 Donald Trump
24 Alex Azar Indiana 25 tháng 1 năm 2018 20 tháng 1 năm 2021
25 Xavier Becerra California 19 tháng 3 năm 2021 Đương nhiệm Joe Biden

Danh sách các bộ trưởng còn sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Y tế, Giáo dục và Phúc lợi

[sửa | sửa mã nguồn]

Y tế và Dịch vụ Nhân sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 3 U.S.C. § 19
  2. ^ “The President's Cabinet”. Ben's Guide. ngày 1 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ Cox, Simon (ngày 22 tháng 8 năm 2006). “US food supply 'vulnerable to attack'. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ a b Harris was Secretary on ngày 4 tháng 5 năm 1980, when the office changed names from Secretary of Health, Education, and Welfare to Secretary of Health and Human Services. Because the department merely changed names, she did not need to be confirmed again, and her term continued uninterrupted.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ
Tiền nhiệm
Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ
Marty Walsh
Người đứng thứ mười hai trong Thứ tự kế vị Tổng thống Kế nhiệm
Bộ trưởng Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ
Marcia Fudge
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Saya no Uta Việt hóa
Download Saya no Uta Việt hóa
Trong thời gian sống tại bệnh viện, Fuminori đã gặp 1 cô gái xinh đẹp tên Saya
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Freelancer là một danh từ khá phổ biến và được dùng rộng rãi trong khoảng 5 năm trở lại đây
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
“Cái răng cái tóc là gốc con người”. Tết này bạn hãy “làm mới” mình bằng một trong các kiểu tóc đang biến các cô nàng xinh lung linh hơn nhé.
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không