Cá sặc ba chấm

Cá sặc ba chấm
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Osphronemidae
Chi (genus)Trichopodus
Loài (species)T. trichopterus
Danh pháp hai phần
Trichopodus trichopterus
(Pallas, 1770)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Labrus trichopterus Pallas, 1770
  • Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770)
  • Trichopus trichopterus (Pallas, 1770)
  • Trichopus sepat Bleeker, 1845 (ambiguous)
  • Stethochaetus biguttatus Gronow, 1854
  • Osphromenus siamensis Günther, 1861
  • Nemaphoerus maculosus Kuhl & van Hasselt, 1879 (ambiguous)
  • Osphromenus insulatus Seale, 1910

Cá sặc ba chấm hay cá sặc cẩm thạch, cá sặc bướm (Danh pháp khoa học: Trichopodus trichopterus[2]) là một loài cá nước ngọt trong họ Cá tai tượng Osphronemidae phân bố ở một số nước xung quanh lưu vực sông Mêkông.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Cá sặc ba chấm đã lai tạo làm cá cảnh.

Cá sặc ba chấm trưởng thành dài trung bình 10 cm, có thể lên đến 15 cm. Chúng có thân mình dẹt mỏng, hơi thuôn hình bầu dục; thường có màu xám bạc với các vân tối nhẹ bao phủ cơ thể, nổi bật hai chấm đen lớn ở giữa thân và gốc đuôi; vây ngực dạng sợi đặc trưng của chi Cá sặc được sử dụng như một công cụ thăm dò môi trường xung quanh; vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có nhiều đốm nhỏ màu vàng trắng. Một vài cá thể được lai tạo để làm cá cảnh có thể có các vân đậm, to và rõ nét hơn, đôi khi che lấp các chấm lớn, giống hoa văn của đá cẩm thạch.

Cá được tìm thấy ở các vùng trũng ngập nước, hoặc nơi nước chảy chậm có nhiều thực vật thủy sinh của Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và cả Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Nhờ có mê lộ (một cơ quan hô hấp phụ trong mang) mà cá có thể sinh sống ở những nơi nước tù đọng, nghèo oxy.

Cá là loài ăn tạp thiên về ăn thịt, thức ăn chính là mùn bã hữu cơ và các loại côn trùng, giáp xác, thân mềm nhỏ. Trong mùa sinh sản, cá đực sẽ làm tổ bọt, chăm sóc trứng và con non mới nở.

Cá sặc ba chấm chủ yếu được sử dụng làm cá cảnh do bản tính hiền hòa và dễ nuôi; và đã phổ biến ở nhiều quốc gia bằng con đường này. Chúng có ít giá trị ngư nghiệp.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vidthayanon, C. 2012. Trichopodus trichopterus. In: IUCN 2013. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2013.2.<www.iucnredlist.org>. Downloaded on ngày 10 tháng 4 năm 2014.
  • Axelrod, Herbert R. (1996). Exotic Tropical Fishes. T.F.H. Publications. ISBN 0-87666-543-1.
  • Froese, Rainer and Pauly, Daniel, eds. (2007). "Trichopodus trichopterus" in FishBase. May 2007 version.
  • Sanford, Gina (1999). Aquarium Owner's Guide. New York: DK Publishing. ISBN 0-7894-4614-6.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Low, B.W. (2019). Trichopodus trichopterus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T187981A89805622. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-2.RLTS.T187981A89805622.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ “Trichopodus trichopterus (Pallas, 1770) Three spot gourami”. line feed character trong |tựa đề= tại ký tự số 40 (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan