Cảm Thành | |
---|---|
Pháp danh | Lập Đức, Cảm Thành |
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Trường phái | Đại thừa |
Tông phái | Thiền tông |
Lưu phái | Vô Ngôn Thông |
Chùa | Chùa Kiến Sơ |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 860 |
Nơi sinh | Tiên Du |
Mất | 860 |
Giới tính | nam |
Quốc gia | Đại Đường |
Cổng thông tin Phật giáo | |
Một phần của loạt bài về |
Thiền sư Việt Nam |
---|
Cổng thông tin Phật giáo |
Cảm Thành (? – 860) tu tại chùa Kiến Sơ, là tổ đời thứ hai của dòng Vô Ngôn Thông. Người Tiên Du, họ Thị. Ban đầu Sư xuất gia, tên đạo là Lập Đức, ở tại núi Tiên Du; của quận mình. Sư lấy việc đọc kinh làm sự nghiệp.
Có hương hào họ Nguyễn mến Sư đức hạnh cao cả, muốn đổi nhà làm chùa mời Sư tới ở, bèn đến lấy tình mời Sư, Sư chẳng chịu nhận. Ban đêm mộng thấy thần nhân mách: "Nếu theo ý của Nguyễn, thì chẳng mấy năm sẽ được điều lành lớn", bèn đáp lại lời mời. Nay là chùa Kiến Sơ ở Phù Đổng.
Chẳng bao lâu thì Thiền sư Vô Ngôn Thông đến. Sư biết Thông là người phi thường, sớm hôm phục dịch, chưa từng biếng nhác. Thông cảm động trước lòng thành của Sư, bèn đặt tên là Cảm Thành.
Một lần có vị Tăng đến hỏi: "Thế nào là Phật?". Sư đáp: "Khắp hết mọi nơi."
Lại hỏi: "Thế nào là tâm Phật?". Sư đáp: "Chẳng từng che giấu."
Lại thưa: "Người học không hiểu". Sư bảo: "Đi quá xa rồi".
Về sau, Sư không bệnh mà mất. Bấy giờ là năm Canh Thìn Đường Hàm Thông thứ nhất (năm 860).
第一世一人□□□□□□□□□
建初寺第二世感誠禪師𠎣逰人也姓氏①初
出家道號立德居本郡𠎣逰山持誦為業鄉 豪阮氏髙其德行欲捨宅為寺延致居之徃 以情扣師弗許夜夢神人告曰苟從阮志不 數年間得大吉祥師乃應其請〖今扶蕫建初寺是也〗未㡬 通禪師適至師知其非常人旦夕服事未常 輙怠通感其誠懇遂以名焉一日謂師曰昔 世尊為一大事因緣出現於世化緣周畢示 入涅槃如此妙心名正法眼藏實相無相三 昧法門親付弟子摩訶迦葉尊者為初祖世 卋相傳至達磨大師自西而來䟦涉險危爲 傳此法遞至六祖曹溪得於五祖所於達磨
初至人未知信故以傳衣以明得法今信已 熟衣乃爭端止於汝身不復傳也於是以心 傳心不受衣鉢時南嶽讓首得其傳讓授馬 祖一一授百丈海吾於百丈得其心法久響 此方慕大乗者眾是以南來求善知識今與 汝遇盖宿緣也聽吾偈云諸方浩浩妄自喧 傳謂吾始祖親自西天傳法眼藏目謂之禪 一花五葉種子綿綿澘符宻語千萬有緣咸 謂心宗清淨本然西天此土此土〖西天古今日月古今〗 山川觸塗成滯佛祖成寃差之毫釐失之百 千汝善觀察莫賺兒孫直饒問我我本無言
師於言下領悟常有僧問如何是佛師云徧 一切處進云如何是佛心師云不曾覆藏進 云學人不會師云蹉過了也後無疾而逝時 唐咸通元年庚辰□□□□□□□□□□
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |