Cần Đước

Cần Đước
Huyện
Huyện Cần Đước
Cầu Kinh Nước Mặn nối liền trung tâm huyện Cần Đước với cù lao Long Hựu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhLong An
Huyện lỵthị trấn Cần Đước
Trụ sở UBNDSố 01, Trần Phú, khu phố 1A, thị trấn Cần Đước
Phân chia hành chính1 thị trấn, 16 xã
Thành lập1928
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDHuỳnh Văn Quang Hùng
Chủ tịch HĐNDNguyễn Việt Cường
Bí thư Huyện ủyNguyễn Việt Cường
Địa lý
Tọa độ: 10°32′21″B 106°36′33″Đ / 10,53917°B 106,60917°Đ / 10.53917; 106.60917
MapBản đồ huyện Cần Đước
Cần Đước trên bản đồ Việt Nam
Cần Đước
Cần Đước
Vị trí huyện Cần Đước trên bản đồ Việt Nam
Diện tích218,20 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng187.359 người[1]
Thành thị13.364 người (7%)
Nông thôn173.995 người (93%)
Mật độ859 người/km²
Dân tộcKinh, Khmer, Hoa
Khác
Mã hành chính806[2]
Biển số xe62-L1-L2
Số điện thoại0272.3.712.767
Số fax0272.3.881.992
Websitewww.canduoc.longan.gov.vn

Cần Đước là một huyện thuộc tỉnh Long An, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cần Đước nằm ở phía đông nam tỉnh Long An, có vị trí địa lý:

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 218,20 km², dân số là 187.359 người, mật độ dân số đạt 859 người/km².[1]

Huyện nằm ở phía đông nam vùng hạ của tỉnh Long An, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Điều kiện tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cần Đước là một trong 2 huyện nằm ở cuối sông Vàm Cỏ của tỉnh Long An. Địa hình hơi nghiêng về phía biển Đông, bao gồm 2 phần:

  • Phần đất liền còn gọi là vùng thượng bao gồm phần lớn diện tích huyện
  • Phần ốc đảo còn gọi là vùng hạ, nằm tách biệt với vùng thượng bởi kênh Nước Mặn nối với rạch Đào, bao gồm hai xã: Long Hựu Đông, Long Hựu Tây. Vùng hạ có địa hình khá thấp, lại nằm gần biển, nên đất nhiễm mặn.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu huyện Cần Đước mang sắc thái chung của khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long với hai mùa: mùa mưa và mùa khô, đồng thời chịu ảnh hưởng thời tiết vùng cận biển:

  • Nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên địa bàn xấp xỉ 27 °C
  • Độ ẩm độ bình quân 79% và chênh lệch cao giữa mùa khô và mùa mưa (20% - 90%)
  • Số giờ nắng bình quân 2.700 giờ/năm
  • Chế độ mưa: mùa mưa thường từ tháng 4 âm lịch đến tháng 11 âm lịch, lượng mưa bình quân khoảng 1.600 mm/năm, trong tháng 9,10 lượng mưa rất lớn, trùng với thời điểm lũ cao gây ra hiện tượng ngập lụt trong vùng. Giữa mùa mưa có hiện tượng hạn kéo dài khoảng 15 ngày trong tháng 7 hoặc tháng 8 (gọi là hạn Bà Chằng)
  • Chế độ gió: Cần Đước chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, cũng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt. Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô, với tốc độ trung bình 5 – 7m/giây. Gió mùa Tây Nam vào mùa mưa, tốc độ trung bình 3,2m/giây. Cần Đước ít có bão, đôi khi do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới có mưa lớn xảy ra.[3]

Nguồn nước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguồn nước mặt: được hình thành từ hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Rạch Cát và hệ hốngkênh rạch chằng chịt trên địabàn, thường bị mặn vào mùa khô.
  • Nguồn nước mưa: mùa mưa thườngkéo dài từ tháng 4 cho đến hết tháng 11, là nguồn nước ngọt chủ yếu để sản xuấtnông nghiệp và dùng cho sinh hoạt.
  • Nguồn nước ngầm: có độ sâu trên 140m đến 300m, có hàm lượng sắt cao, có 5 xã không có nguồn nước ngầm là Long Định, Long Cang, Tân Trạch, Long Sơn, Phước Tuy.[3]

Thủy văn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chế độ thủy văn ở Cần Đước chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của biển Đông. Vào mùa khô thủy triều đưa nước mặn từ cửa Soài Rạp theo sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát vào nội đồng. Hơn nữa địa hình thấp từ Bắc xuống Nam, trung bình từ 0,6 – 0,8m so với mực nước biển, có nơi chỉ khoảng 0,3 – 0,5m nên nước mặn dễ xâm nhập sâu vào trong nội đồng.[3]

Đất đai

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cần Đước có 6 nhóm đất gồm:

  • Nhóm đất phù sa
  • Nhóm đất phù sa nhiễm mặn
  • Nhóm đất phèn tiềm tàng
  • Nhóm đất phèn hoạt động
  • Nhóm đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn
  • Nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn.

Nhìn chung tỷ lệ đất phèn chiếm diện tích lớn, là một hạn chếcho việc phát triển trồng trọt. Đất ở Cần Đước có thể trồng lúa, trồng rau màu, trồng lát, trồng dưa hấu và nuôi tôm.[3]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cần Đước có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cần Đước (huyện lỵ) và 16 xã: Long Cang, Long Định, Long Hòa, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Long Khê, Long Sơn, Long Trạch, Mỹ Lệ, Phước Đông, Phước Tuy, Phước Vân, Tân Ân, Tân Chánh, Tân Lân, Tân Trạch.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1698, đất Cần Đước thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định, rồi trấn Phiên An (1808).

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Cần Đước thuộc huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định.

Năm 1867, Cần Đước là huyện của phủ Phước Lộc, tỉnh Gia Định.

Năm 1871, phủ Phước Lộc sáp nhập vào tỉnh Chợ Lớn.

Năm 1928, Pháp lập quận Cần Đước thuộc tỉnh Tân An.

Ngày 24 tháng 4 năm 1957, quận Cần Đước thuộc tỉnh Long An gồm có 3 tổng:

  • Tổng Lộc Thành Thượng với 6 xã
  • Tổng Lộc Thành Trung với 4 xã
  • Tổng Lộc Thành Hạ với 6 xã.

Ngày 07 tháng 2 năm 1963, quận Cần Đước đổi tên thành Cần Đức.

Ngày 17 tháng 11 năm 1965, quận lấy lại tên Cần Đước, các tổng đều mặc nhiên giải thể.

Năm 1967, chính quyền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam dưới quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tách 8 xã: Long Cang, Long Định, Long Hòa, Long Khê, Long Sơn, Long Trạch, Phước Vân, Tân Trạch của quận Cần Đước, hợp với một phần quận Cần Giuộc để thành lập quận Rạch Kiến, quận lỵ đặt tại xã Long Hoà.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cần Đước là huyện của tỉnh Long An, gồm 15 xã: Long Cang, Long Định, Long Hòa, Long Hựu, Long Khê, Long Sơn, Long Trạch, Mỹ Lệ, Phước Đông, Phước Tuy, Phước Vân, Tân Ân, Tân Chánh, Tân Lân, Tân Trạch.

Từ năm 1976 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 128-CP[4], điều chỉnh địa giới hành chính của huyện như sau:

Ngày 27 tháng 4 năm 2015, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Cần Đước mở rộng là đô thị loại IV.[5]

Huyện Cần Đước có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

Quốc lộ 50 đoạn đi qua huyện Cần Đước, thuộc địa phận tỉnh Long An

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Cần Đước là vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện được chia thành hai vùng:

  • Vùng thượng bao gồm các xã: Long Trạch, Long Hòa, Long Khê, Phước Vân, Tân Trạch, Long Cang, Long Sơn, Long Định chuyên canh lúa và rau màu
  • Các xã vùng hạ như: Mỹ Lệ, Tân Ân, Tân Lân, Tân Chánh, Phước Đông, Phước Tuy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, thị trấn Cần Đước phát triển ngành thủy sản, chủ yếu là tôm và cá.
Kinh Nước Mặn, Ranh giới năng chia 2 xã Long Hựu Đông và xã Long Hựu Tây thuộc địa phận huyện Cần Đước

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 14%. Thu nhập bình quân đầu người trên 85 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đa dạng, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, môi trường sản xuất của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay trên địa bàn huyện Cần Đước đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như An Trạch - Rạch Kiến, khu đô thị Cầu Cảng - Phước Đông, khu đô thị Eco Garden Cần Đước, khu đô thị biệt thự Vườn Gia Phú Viên,...

Mặc dù có phát triển về kinh tế, nhưng nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Cần Đước còn ở mức trung bình, một số xã vùng sâu còn nhiều khó khăn như: Phước Tuy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm chưa đáng kể; tỷ lệ học sinh bỏ học ở vùng sâu còn diễn ra; một số tiêu chí về trường, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia chưa cao; đầu tư nâng cấp giao thông nông thôn còn hạn chế.

Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo, giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Gạo nàng thơm chợ Đào (ấp Chợ Đào, xã Mỹ Lệ). Cơm gạo Nàng thơm ăn với cá bống kèo kho tộ và rượu gò đen được xem là đặc sản của huyện Cần Đước.

Cần Đước cũng được xem là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử, hiện ở đình Vạn Phước có thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại Cần Đước chỉnh lý, sáng tác các bài bản tổ của nhạc lễ, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò lưu truyền các đời sau như nhạc Giai, nhạc Láo nổi tiếng... thành ngữ phổ biến ở lục tỉnh Nam Kỳ Đờn nhứt xứ, võ vô địch là để xưng tụng người Cần Đước xưa hào hoa và nghĩa hiệp.

Ngoài ra, Cần Đước còn có các nghề thủ công như dệt chiếu ở Long Cang, Long Định, chạm bạc ở Phước Vân, chạm gỗ ở Tân Lân, đóng ghe ở Long Hựu, Tân Chánh. Cho đến ngày nay những nghề thủ công trên vẫn được bảo tồn còn có bước sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm thủ công xuất khẩu,mới đây, một nhóm thợ đóng ghe Cần Đước được mời sang Hàn Quốc làm chuyên gia đóng tàu gỗ nhỏ.

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển Cần Đước đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp. Hiện nay nhiều khu công nghiệp mới được các doanh nghiệp trong ngoài nước đầu tư, cơ cấu vật nuôi cây trồng cũng được chuyển dịch thành công bước đầu, thu nhập người dân dần được nâng cao.

Ngoài ra, huyện Cần Đước còn có di tích lịch sử Nhà Trăm Cột, Đồn Rạch Cát.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Cần Đước có hệ thống giao thông bộ khá tốt. Quốc lộ 50 nối liền Chợ Lớn đến Thành phố Gò Công, đường tỉnh lộ 826 nối Bình Chánh qua Rạch Kiến về Tân Lân gặp Quốc lộ 50, các huyện lộ 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24 lán nhựa khang trang, các bến phà Cầu Nổi, Bà Nhờ, Xã Bảy, Long Sơn được nâng cấp, cầu qua sông đa số bằng bê tông cốt thép, xe cộ đi lại hai mùa mưa nắng đều thuận tiện.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 1 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b c d Giới thiệu chung huyện Cần Đước
  4. ^ “Quyết định 128-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Long An”.
  5. ^ Công nhận thị trấn Cần Đước mở rộng, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan