Tân Thạnh
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Tân Thạnh | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Long An | ||
Huyện lỵ | thị trấn Tân Thạnh | ||
Trụ sở UBND | Khu vực 1, thị trấn Tân Thạnh | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 12 xã | ||
Thành lập | 1980 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lê Thanh Đông | ||
Chủ tịch HĐND | Lê Thanh Tùng (phụ trách) | ||
Bí thư Huyện ủy | Bùi Quốc Bảo (Tỉnh ủy viên) | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°36′13″B 105°57′57″Đ / 10,60351°B 105,96576°Đ | |||
| |||
Diện tích | 422,85 km² | ||
Dân số (1/4/2019) | |||
Tổng cộng | 77.537 người[1] | ||
Thành thị | 6.192 người (8%) | ||
Nông thôn | 71.345 người (92%) | ||
Mật độ | 183 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 799[2] | ||
Biển số xe | 62-E1 | ||
Website | tanthanh | ||
Tân Thạnh là một huyện thuộc tỉnh Long An, Việt Nam.
Huyện Tân Thạnh nằm ở phía tây của tỉnh Long An, nằm cách thành phố Tân An khoảng 45 km về phía tây bắc theo quốc lộ 62, có vị trí địa lý:[3]
Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 422,85 km², dân số là 77.537 người, mật độ dân số đạt 183 người/km².[1]
Đây là huyện duy nhất trong số 6 huyện, thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An không giáp biên giới Campuchia.
Huyện có diện tích trồng tràm lớn nhất tỉnh. Tân Thạnh nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Tân Thạnh thuộc tiểu vùng 3 (gồm Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh).
Dân số trung bình năm 1995 là 68.016 người đến năm 2001 là 76.202 người, mật độ dân số 179 người/km², chỉ bằng 60,88% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km²) nên Tân Thạnh được xem là huyện có mật độ dân số cao trung bình của tỉnh. Dân số thành thị có 5770 người(chiếm 7,57% dân số), dân số nông thôn 70.432 người (chiếm 92,43%), tốc độ tăng dân số bình quân 1,91%/năm.
Mật độ dân đông nhất là thị trấn Tân Thạnh 780 người/km², gấp 10,83 lần so với nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Nhơn Hòa 72 người/km². Mật độ dân số bình quân 179 người/km².
Tổng số lao động toàn huyện năm 2001 là 39.683 người; trong đó, nông - lâm nghiệp 33.960 người (chiếm 85,6%), công nghiệp - TTCN 643 người (chiếm 1,6%) và thương mại - dịch vụ 3.265 người (chiếm 8,2%), lao động khác 1.815 người chiếm 4,6%. Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu cho nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra chậm.
Nguồn nhân lực ở huyện Tân Thạnh có chất lượng thấp, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vì nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành là 567 người (chiếm 1,42% lao động xã hội); trong đó, đại học: 195 người, cao đẳng 245 người, trung cấp 127 người. Nếu kể cả trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật ước khoảng 3.2% thì tổng số lao động được đào tạo là 4,62%, song lại tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế. Do vậy, đây là một tồn tại lớn của huyện Tân Thạnh.
Để phát triển kinh tế - xã hội, nhất thiết phải đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động, để họ có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Khí hậu huyện Tân Thạnh mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,2 °C, tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 29,3 °C và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25 °C. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,3 °C và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8 °C đến 10 °C). Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm. Lượng mưa trung bình năm khá lớn 1.447,7 mm/năm và phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tân Thạnh được hưởng lợi nguồn nước ngọt sông Tiền qua kênh trục chính Dương Văn Dương, hệ thống kênh cấp I cấp II và kênh mương thủy lợi nội đồng.
Đặc điểm nổi bật về nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Tân Thạnh là xuất hiện sâu, giá thành khai thác cao, nên ít được khai thác. Trong khu vực huyện Tân Thạnh nước mạch nông xuất hiện ở độ sâu 30 - 40 mét, nhưng do ảnh hưởng của phèn nên chất lượng không tốt, khả năng sử dụng cho sinh hoạt bị hạn chế. Hơn nữa, tại Tân Thạnh nước ngầm có hàm lượng tổng độ khoáng hóa rất thấp (1-3g/l) và PH<4, nên việc sử dụng nước ngầm ở độ sâu <40 m để tưới hỗ trợ cho nông nghiệp và sinh hoạt rất hạn chế. Nước ngầm có khả năng khai thác ở độ sâu 260 – 290 m, trữ lượng 400m3 ngày đêm/giếng, lưu lượng nước 05 lít/s và chất lượng tốt.
Hiện nay, nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện hầu hết dùng nước mưa và nước kênh rạch qua lọc lắng. Nước ngầm do giá thành khai thác cao nên mới có một số điểm tập trung do nhà nước đầu tư, một số xã vùng sâu đã có sự phối hợp tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa cấp nước sinh hoạt.
Đất đai: Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 vùng ĐTM năm 1994 của Phân viện Quy hoạch - TKNN cho thấy toàn huyện có 3 nhóm đất với 13 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa có 414 ha (chiếm 0,97% DTTN) và nhóm đất phèn 35.996 ha (chiếm 84,54% DTTN), nhóm đất xáo trộn 6.168 ha chiếm 14,49% DTTN. Như vậy, hầu hết diện tích đất của huyện Tân Thạnh thuộc loại đất có vấn đề, do đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được xem là một hạn chế lớn nhất của huyện Tân Thạnh.
Đất phèn: Nhóm đất phèn có diện tích:35.996 ha, chiếm 84,55% DTTN. Đất phèn có trị số pH thấp và hàm lượng SO4—cao (0,15 - 0,25%), đặc biệt là các ion Fe2+ và Al3+ dễ gây độc hại cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp Mười nói chung và huyện Tân Thạnh nói riêng phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Đất phèn phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, đất có hàm lượng mùn cao, nếu giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì canh tác lúa đạt năng suất cao.
Năm 1995 có 5.540 ha rừng, trong đó hầu hết là tràm cừ; đến năm 2001 diện tích rừng tăng lên 6.920 ha (tỷ lệ che phủ 20,75%) kể cả cây lâu năm và vườn tạp, phần lớn rừng trồng từ trước năm 1995 nên trữ lượng khá.
Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của chương trình 773/TTg và 661, đã góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như khôi phục hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.
Theo các tài liệu điều tra địa chất thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Tân Thạnh, chưa cho thấy có loại khoáng sản đặc trưng nào.
Huyện Tân Thạnh được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Thạnh và 12 xã: Bắc Hòa, Hậu Thạnh Đông, Hậu Thạnh Tây, Kiến Bình, Nhơn Hòa, Nhơn Hòa Lập, Nhơn Ninh, Tân Bình, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Ninh, Tân Thành.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất Tân Thạnh thuộc tỉnh Kiến Tường[4].
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất Tân Thạnh thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.
Ngày 19 tháng 9 năm 1980, Hội đồng Chính phủ Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 298-CP[5], chia huyện Mộc Hoá thành 2 huyện: Mộc Hoá và Tân Thạnh. Huyện Tân Thạnh bao gồm 10 xã: Hậu Thạnh, Nhơn Hoà Lập, Nhơn Ninh, Tân Ninh, Tân Hoà, Kiến Bình, Thủy Đông, Tân Đông, Bắc Hoà và Thuận Nghĩa Hoà.
Ngày 15 tháng 8 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 220/HĐBT[6], theo đó:
Ngày 4 tháng 4 năm 1989, chia xã Hậu Thạnh thành 2 xã: Hậu Thạnh Đông và Hậu Thạnh Tây.[7]
Ngày 26 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 74/HĐBT[8], theo đó:
Từ đó, huyện Tân Thạnh bao gồm thị trấn Thạnh Hóa và 16 xã: Kiến Bình, Hậu Thạnh Tây, Tân Ninh, Tân Thành, Tân Lập, Tân Hòa, Bắc Hòa, Nhơn Ninh, Nhơn Hòa Lập, Hậu Thạnh Đông, Tân Đông, Tân Tây, Thủy Đông, Thủy Tây, Thuận Nghĩa Hòa, Thuận Bình.
Cùng ngày, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 74/HĐBT[9], tách thị trấn Thạnh Hoá và các xã Tân Đông, Tân Tây, Thủy Đông, Thủy Tây, Thuận Nghĩa Hoà, Thuận Bình; các xã Thạnh Phước, Tân Hiệp và Thạnh Phú của huyện Mộc Hoá để thành lập huyện Thạnh Hoá. Sau khi điều chỉnh, huyện Tân Thạnh còn 10 xã Kiến Bình, Hậu Thạnh Tây, Tân Ninh, Tân Thành, Tân Lập, Tân Hoà, Bắc Hoà, Nhơn Ninh, Nhơn Hoà Lập và Hậu Thạnh Đông với 38.220,25 ha diện tích tự nhiên, 58.219 nhân khẩu.
Ngày 31 tháng 8 năm 1992, thành lập thị trấn Tân Thạnh từ xã Kiến Bình và lập xã mới Tân Bình từ 2 xã: Kiến Bình và Tân Hoà.
Ngày 24 tháng 3 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27-CP [10], thành lập xã Nhơn Hoà trên cơ sở 1.809 ha diện tích tự nhiên với 1.513 nhân khẩu của xã Tân Lập; 392 ha diện tích tự nhiên với 209 nhân khẩu của xã Tân Bình và 541 ha diện tích tự nhiên với 1.550 nhân khẩu của xã Nhơn Ninh.
Huyện Tân Thạnh có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
Tân Thạnh là huyện nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cây trồng chủ lực là cây lúa và tràm. Tuy nhiên, đất đai của huyện có chất lượng thấp (đất phèn nhiều độc tố) lại phân bố trên các địa hình thấp trũng, bi chia cắt mạnh bởi kênh rạch; nên quá trình sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn như: đầu tư cải tạo đất tốn kém, năng suất cây trồng thấp, giá thành cao, sản phẩm có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ chưa phát triển, chưa hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển
Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường bộ, công trình kiểm soát lũ và cơ sở vật chất phục vụ dân sinh (trường học, y tế, chợ,...) còn thiếu nghiêm trọng, thiếu thông tin thị trường.....là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế của huyện.
Tân Thạnh nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của Tân Thạnh gắn liền với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Tân Thạnh thuộc tiểu vùng 3 (gồm Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh). Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu là Nông - lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa.
Xét về vị trí địa lý và quá trình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế xã hội cho thấy lợi thế cơ bản của Tân Thạnh là:
Ngoài những lợi thế cơ bản nêu trên, Tân Thạnh còn có một số hạn chế:
Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cần thấy hết các lợi thế để khai thác, đồng thời khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế, tạo động lực phát triển nền kinh tế một cách ổn định và bền vững.
Tân Thạnh có quốc lộ 62, quốc lộ N2 chạy qua - là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với thành phố Tân An và TP Hồ Chí Minh.