Cầu Mapo

Cầu Mapo

마포대교
Cầu Mapo
Vị tríMapo
Yeongdeungpo
Bắc quaSông Hán
Tọa độ37°32′01″B 126°56′11″Đ / 37,5336°B 126,9364°Đ / 37.5336; 126.9364
Thông số kỹ thuật
Vật liệuBê tông dầm thép liên hợp
Tổng chiều dài1.390m
RộngCầu cũ: 22.5m
Cầu mới: 25m
Lịch sử
Khởi côngCầu cũ: 29 tháng 2 năm 1968
Cầu mới: Tháng 12 năm 1996
Hoàn thànhCầu cũ: 16 tháng 5 năm 1970
Cầu mới: 3 tháng 7 năm 2000
Vị trí
Map
Cầu Mapo
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữMapo daegyo
McCune–ReischauerMap'o taekyo

Cầu Mapo là cây cầu bắc qua sông HánHàn Quốc và nối hai quận MapoYeongdeungpo.[1] Cầu có chiều dài khoảng 1.400 mét, bề rộng 10 làn xe. Phía nam cầu là Trung tâm Tài chính Quốc tế Seoul. Ngoài ra, tàu điện ngầm Seoul tuyến 5 có đi qua dưới cây cầu này, nối liền hai ga Yeouinaruga Mapo.

Đây là cây cầu được biết đến với số lượng vụ tự tử nhiều nhất xảy ra trong khu vực.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Mapo được xây dựng vào ngày 29 tháng 2 năm 1968 và khánh thành vào ngày 16 tháng 5 năm 1970, với độ dài dự kiến khoảng 1.680 mét. Sau khi khánh thành, cầu có chiều dài 1.380 mét. Ban đầu, cầu có tên là Cầu Seoul,[1][3][4] nhưng đến ngày 13 tháng 11 năm 1984, cây cầu được đổi tên thành cầu Mapo cho đến thời điểm hiện tại.[5]

Năm 1993, cây cầu có dấu hiệu xuống cấp và nhà chức trách Hàn Quốc đã lên kế hoạch sửa chữa, gia cường vào tháng 10 cùng năm.[6] Tuy nhiên, sau sự việc cầu Seongsu bị sập, tháng 12 năm 1996, một đơn nguyên mới được xây dựng kế bên và thông xe vào 2 giờ chiều ngày 3 tháng 7 năm 2000.[7][8] Đồng thời, phần cầu cũ cũng đã được phá dỡ để xây dựng lại và thông xe toàn tuyến vào ngày 17 tháng 10 năm 2005, với việc bề mặt cầu mở rộng từ 6 làn lên 10 làn xe và các đường nhánh xuống cầu được nới rộng ra.[9] Tổng kinh phí của việc nâng cấp, mở rộng cầu Mapo hơn 221 tỷ won.[9][10][11]

Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2008, để cải thiện môi trường cho người đi bộ và mở rộng lề bộ hành, cầu bị giảm từ 10 làn xe xuống còn 8 làn xe.[12]

Vấn đề tự sát

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2010 cho đến hiện nay, đây được cho là cây cầu xảy ra nhiều vụ tự sát nhất Hàn Quốc. Vì nằm trong lối ra số 1 của ga Mapo, người đi bộ có thể tiếp cận dễ dàng nên đã có 85 vụ tự tử xảy ra từ năm 2008 cho đến cuối năm 2012.[13] Theo Viện Nghiên cứu Công nghệ Seoul, số lượng vụ cố gắng tự tử bằng cách nhảy từ những cây cầu bắc qua Sông Hán lên đến 2.500 vụ, trong đó 36% nằm tại chiếc cầu này. Cứ ba người nhảy thì có một người đến chiếc cầu này.[14] Tỷ lệ giải cứu thành công những vụ tự sát này tăng đáng kể, từ 51.6% năm 2010 lên 96% tính đến năm 2019.[14]

Năm 2012, chính quyền Hàn Quốc và Samsung Life Insurance đã khởi xướng một dự án biến "cầu tự tử" thành "cầu sự sống", sau khi thống kê thấy 90% những vụ tự sát xảy ra tại cây cầu này. Trong đó, Samsung Life Insurance sẽ cung cấp tài trợ thông qua hình ảnh, lời nói, và tượng khuyến cáo rằng không nên nhảy cầu.[15][16] Vì số lượng các vụ tự sát quá nhiều, cũng trong thời gian này, chính quyền Hàn Quốc đã cho lắp đặt một hàng panel và thiết bị chống tự tử, trong đó có những dòng chữ khích lệ nhằm ngăn chặn những vụ tự tử xảy ra,[17][18] tuy nhiên sau khi lắp thì số lượng vụ tự sát ngày càng tăng lên, thậm chí tăng lên gấp 6 lần vào năm 2013.[19] Đến năm 2014, con số này đã lên gấp 12 lần, từ 15 vụ vào năm 2012 lên đến 184 vụ.[20]

Ngày 26 tháng 7 năm 2013, một nhà nam quyền tên Sung Jae-ki đã lên cầu Mapo nhảy xuống sông nhằm kêu gọi mọi người quyên góp tiền trả nợ cho tổ chức của ông.[21] Đài truyền hình KBS đã quay lại cảnh này,[22] và bị chỉ trích ngay sau đó.[23][24]

Năm 2016, nhằm ngăn chặn các vụ tự tử xảy ra, hàng rào trên chiếc cầu này được nâng cao hơn 1 mét, tuy nhiên không khả quan vì nhiều người vẫn muốn tự sát bằng cách chọn nhảy qua khoảng trống.[14][25] Gần đây, hàng rào này còn được lắp đặt thêm thiết bị sử dụng AI nhằm ngăn chặn nhiều vụ tự sát xảy ra hơn.[26] Ngoài ra, một chốt điện thoại được đặt tại cây cầu này.[14]

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014, phim Avengers: Đế chế Ultron có lấy bối cảnh tại cây cầu này.[27][28]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b (trong tiếng Hàn) 마포대교 麻浦大橋 (Cầu Mapo) Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine Nate / EncyKorea, retrieved on ngày 13 tháng 7 năm 2009
  2. ^ Phương Minh (Theo The Korea Hearld) (2 tháng 1 năm 2023). “Cuộc chiến ngăn nạn nhảy cầu ở Hàn Quốc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “서울大橋(대교)착공”. 동아일보. 29 tháng 2 năm 1968. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “서울大橋(대교) 開通(개통) 首都(수도)발전大動脈(대동맥)1,390m”. 동아일보. 16 tháng 5 năm 1970. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “2百(백)49개 길이름공고”. 경향신문. 13 tháng 11 năm 1984. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ “마포대교 10월까지 전면 보수”. 연합뉴스. 12 tháng 7 năm 1993. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ 김정욱 (30 tháng 6 năm 2000). “신마포대교 3일 오후2시 개통”. 매일경제. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ 엄재용 (3 tháng 7 năm 2000). “마포대교 새 다리 오늘 개통”. SBS 뉴스. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ a b 김종수 (17 tháng 10 năm 2005). “마포대교 오늘 확장 개통”. Hani. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ 서울특별시청 (16 tháng 10 năm 2005). “업그레이드된 마포대교 확장 개통”. NewsWire. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ 기자가 (17 tháng 10 năm 2005). “10차로 탁트인 '마포대교' 오늘 개통”. SBS News. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ 내 손안에 서울 (3 tháng 4 năm 2023). “봄바람 타고 따르릉~ '자전거도로'가 있는 한강다리 5곳”. Seoul Metropolitan Government. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ 신영성 (29 tháng 11 năm 2012). “희망을 심어 줄 수 있는 다리, 마포대교”. Ohmynews. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ a b c d 이종현 - 방재혁 (4 tháng 8 năm 2021). “펜스 높이고 난간 설치해도 마포대교 투신자살은 늘었다”. ChosonBiz. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ Chung, Jane (ngày 3 tháng 10 năm 2012). “South Korea Suicides: Mapo Bridge Gets Uplifting Signs To Prevent Suicides”. Huffington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.
  16. ^ Shayon, Sheila (ngày 7 tháng 2 năm 2012). “At a Bridge in Seoul Where Koreans Frequently Give Up, Samsung Steps In”. Brand Channel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.
  17. ^ An Bình (10 tháng 1 năm 2013). “Seoul lắp thiết bị chống tự tử cho cầu sông Hàn”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  18. ^ Anh Duy (13 tháng 1 năm 2013). “Cầu giám sát tự tử băng qua sông Hàn”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  19. ^ Đỗ Quyên (12 tháng 1 năm 2017). “Nỗi đau của "quốc gia tự tử". Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ 박송이 (15 tháng 8 năm 2015). '따뜻한 말 한마디'론 막을 수 없다”. 경향신문. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  21. ^ Xuân Mai (Theo Korea Times, Dong A Ilbo) (29 tháng 7 năm 2013). “Quan chức mất tích vì nhảy cầu xin tiền”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  22. ^ 이미나 (26 tháng 7 năm 2013). “성재기 투신 촬영한 KBS "두 차례나 신고, 자살방조 아냐". Ohmystar. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  23. ^ Đông Phương (30 tháng 7 năm 2013). “Đài truyền hình bị chỉ trích vì quay cảnh tự tử”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  24. ^ 박유리 (26 tháng 7 năm 2013). '성재기 투신' 말리지 않고 촬영 방송사 '자살 방조' 논란”. Hani. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  25. ^ 서영수 1 양현철 2 (14 tháng 9 năm 2017). '1m 높였지만' 효과 없는 마포대교 자살 방지 난간”. MBN News. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  26. ^ Hiển Đạt (7 tháng 1 năm 2022). “Hàn Quốc dùng trí tuệ nhân tạo ngăn người tự tử trên sông Hàn”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  27. ^ Kim Young-jin, Baek Byung-yeul (30 tháng 3 năm 2014). 'Avengers' add to Mapo Bridge's strange history”. The Korea Times. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  28. ^ Korea Herald (4 tháng 5 năm 2015). “Seoul shots from 'Avengers: Age of Ultron' revealed”. The Korea Hearld. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
Review Ayato - Genshin Impact
Review Ayato - Genshin Impact
Về lối chơi, khả năng cấp thủy của Ayato theo mình đánh giá là khá yếu so với những nhân vật cấp thủy hiện tại về độ dày và liên tục của nguyên tố
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Đây là một sân vận động tương đối mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào cuối năm 2019