Cambyses II

Cambyses II
Vua của các vua Iran
Cambyses II, khắc họa trong quyển Promptuarium Iconum Insigniorum
Tại vị530 – 523 trước Công nguyên (7 năm)
Tiền nhiệmCyrus Đại đế Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmDarius Đại đế Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
SinhKhông rõ
Không rõ
MấtTháng 3 năm 522 trước Công nguyên
Ecbatana
An tángKhông chắc
Hoàng tộcNhà Achaemenes
Thân phụCyrus Đại đế
Thân mẫuCassandane của Ba Tư

Cambyses II (tiếng Ba Tư: کمبوجيه دوم‎, tiếng Ba Tư cổ: 𐎣𐎲𐎢𐎪𐎡𐎹 [1] Kɑmboujie,[2]) (mất năm 522 trước Công nguyên), con của Cyrus Đại đế (trị vì: 559–530 trước Công nguyên), là vua của các vua của Đế quốc Achaemenes. Ông nội của Cambyses là Cambyses I, vua xứ Anshan. Sau khi Cyrus Đại đế chinh phạt Cận ĐôngTrung Á, Cambyses II tiếp tục bành trướng lãnh thổ của đế quốc vào Ai Cập trong thời hậu nguyên với chiến thắng trước pharaon Psamtik III của Ai Cập trong trận Pelusium vào năm 525 trước Công nguyên. Sau chiến dịch Ai Cập và thỏa hiệp với Libya, Cambyses xâm lược Vương quốc Kush (nằm ở Cộng hòa Sudan ngày nay) nhưng chỉ giành được thắng lợi nhỏ.[3]

Đội quân biến mất

[sửa | sửa mã nguồn]
Một quách thế kỷ 19 miêu tả Đội quân biến mất của Cambyses II

Vào năm 524 trước Công nguyên, vua Cambyses Đệ nhị đã gửi một đoàn quân gồm hơn 50.000 binh lính chống lại Ethiopia. Họ hành quân và san phẳng nhiều ốc đảo, nhưng rồi tất cả biến mất một cách bí ẩn mà không để lại dấu vết.

Vào tháng 11 năm 2009, hai nhà khoa học Angelo và Alfredo Castiglioni đã công bố phát hiện những tàn tích, công cụ và vũ khí của con người trong thời kỳ của quân đội Ba Tư.[4] Theo 2 nhà khoa học này thì đội quân thực chất đã bỏ mạng trên sa mạc vì gặp phải một cơn bão cát hung dữ.[5]

Theo kết quả của cuộc khai quật tại Ốc đảo Dakhla, vào năm 2015, Olaf E. Kaper thuộc Đại học Leiden lập luận rằng đội quân mất tích không bị bỏ mạng bởi một cơn bão cát, mà bị phục kích và đánh bại bởi pharaoh Ai Cập nổi loạn, Petubastis III. Petubastis sau đó đã bị đánh bại bởi người kế nhiệm của Cambyses, Darius I, người đã cố tình tạo nên câu chuyện về cơn bão cát để làm biến mất chiến thắng của kẻ thù Petubastis.[6][7][8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ D. Akbarzadeh & A. Yahyanezhad (2006). The Behistun Inscriptions (Old Persian Texts) (bằng tiếng Ba Tư). Khaneye-Farhikhtagan-e Honarhaye Sonati. tr. 59. ISBN 964-ngày 5 tháng 5 năm 8499 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Kent, Ronald Grubb (1384 AP). Old Persian: Grammar, Text, Glossary (bằng tiếng Ba Tư). translated into Persian by S. Oryan. tr. 395. ISBN 964-421-045-X. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  3. ^ Herodotus. The History of Herodotus Volume I,Book II. tr. 246–250.
  4. ^ Lorenzi, Rossella (ngày 9 tháng 11 năm 2009). “Vanished Persian Army Said Found in Desert”. MSNBC. New York, NY: NBC Universal. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ Lorenzi, Rossella (ngày 9 tháng 11 năm 2009). “The Quest for Cambyses's Last Army”. Discovery Channel. Discovery Communications, LLC. Seeker. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2018.
  6. ^ Kaper, Olaf E. (2015). “Petubastis IV in the Dakhla Oasis: New Evidence about an Early Rebellion against Persian Rule and Its Suppression in Political Memory”. Trong Silverman, Jason M.; Waerzeggers, Caroline (biên tập). Political memory in and after the Persian empire (PDF). Society of Biblical Literature. tr. 125–149. ISBN 978-0-88414-089-4.
  7. ^ “Leiden Egyptologist unravels ancient mystery”. Leiden University. ngày 19 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ Iacurci, Jenna (ngày 19 tháng 6 năm 2014). “Egyptologist Discovers What Really Happened to Missing 50,000-Strong Persian Army”. Nature World News. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Tạm thời bỏ qua vấn đề DPS của cả đội hình, ta sẽ tập trung vào cơ chế và scaling của bản thân Alhaitham hơn
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Dựa vào một số thay đổi, hiện giờ nguồn sát thương chính của Kokomi sẽ không dựa vào Bake Kurage (kỹ năng nguyên tố/E) mà sẽ từ những đòn đánh thường