Mohammad Reza Pahlavi

Mohammad Reza Pahlavi
Aʿlâhazrat Homâyuni Šâhanšâh Âryâmehr[1]
Bozorg Arteštârân[2]
Shah Reza Pahlavi năm 1973
Shah của Iran
Tại vị16 tháng 9 năm 1941 –
11 tháng 2 năm 1979
Đăng quang26 tháng 10 năm 1967
Thủ tướng
Tiền nhiệmReza Shah
Kế nhiệmChế độ quân chủ bị bãi bỏ
Ruhollah Khomeini (Lãnh tụ Tối cao)
Thông tin chung
Sinh26 tháng 10 năm 1919
Tehran, Ba Tư
Mất27 tháng 7 năm 1980 (60 tuổi)
Cairo, Ai Cập
An táng29 tháng 7 năm 1980
Nhà thờ Hồi giáo Al-Rifa'i, Cairo, Ai Cập
Phối ngẫu
Công chúa Fawzia của Ai Cập
(cưới 1939⁠–⁠ld.1948)

Soraya Esfandiary-Bakhtiari
(cưới 1951⁠–⁠ld.1958)

Farah Pahlavi
(cưới 1959)
Hậu duệCông chúa Shahnaz
Reza, Thái tử Iran
Công chúa Farahnaz
Hoàng tử Ali-Reza
Công chúa Leila
Tên đầy đủ
Mohammad Reza Pahlavi
Tôn hiệu
Mohammad Reza Shah
Hoàng tộcNhà Pahlavi
Thân phụReza Shah
Thân mẫuTadj ol-Molouk
Tôn giáoHồi giáo Shia
Chữ kýChữ ký của Mohammad Reza Pahlavi
Chức vụ
Thông tin cá nhân
Alma mater
Binh nghiệp
ThuộcIran
Phục vụQuân đội Hoàng gia Iran
Năm tại ngũ1936–41
Cấp bậcĐại uý
Chỉ huyBan Thanh tra Quân đội

Mohammad Rezā Shāh Pahlavi, Shah của Iran (26 tháng 10 năm 1919 tại Tehran - 27 tháng 7 năm 1980 tại Cairo), lấy danh hiệu Shahanshah (Vua của các vua), hay Aryamehr (Mặt trời của người Aryan) là vua Nhà nước Hoàng gia Iran từ 16 tháng 9 năm 1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo vào 11 tháng 2 năm 1979. Ông là con trai của vua Mohammad Reza Shah - vị Hoàng đế đổi tên nước Ba Tư thành Iran vào năm 1935.[3] Ông là vị Hoàng đế thứ hai và cuối cùng của Triều đại Pahlavi. Mohammad Reza Pahlavi thường được biết đến như một Hoàng đế độc tài.

Vào tháng 10 năm 1971, đất nước Iran tiến hành lễ kỷ niệm 2500 năm Hoàng đế Cyrus Đại Đế, và người ta không rõ đây là ngày sinh, ngày lên ngôi hay là ngày mất của vị vua sáng lập Đế quốc Ba Tư. Để thể hiện cho cả thế giới thấy thấy rằng đất nước ông là một cường quốc hiện đại, Hoàng đế Mohammad Reza Pahlavi tổ chức lễ hội thật hoành tráng. Ông mời nhiều nguyên thủ quốc gia khác đến Iran dự lễ, và một số vị không đi được. Lễ hội được tổ chức trong nhiều ngày, đỉnh điểm là vào ngày 16 tháng 10 năm đó, và nhà vua đến lăng mộ của Cyrus Đại đế tại cố đô Pasargadae, ca ngợi, vinh danh vị Hoàng đế Ba Tư xưa. Ông gọi Hoàng đế Cyrus Đại Đế là vị "anh hùng muôn thuở của lịch sử Iran", đồng thời nước Iran có "nền quân chủ lâu đời nhất trên thế giới".[4] Nhưng tám năm sau, ông bị lật đổ và bị lưu đày.[5]

Vào thế kỷ XX, nước Iran - mà người ta thường gọi là Ba Tư trong suốt chiều dài lịch sử - đất nước của Hoàng đế Cyrus Đại Đế và những chiến binh Ba Tư năm xưa, đã đổi thay. Quốc giáo Iran giờ đây là Hồi giáo, và tín đồ Hỏa giáo ngày càng ít.[5] Tuy lúc đầu còn thiếu kinh nghiệm, Hoàng đế Mohammad Reza Pahlavi về sau được xem là một trong những ông vua độc đoán nhất của thế kỷ XX. Ông dùng vốn tiền mà ông nhận được từ ngành công nghiệp hóa dầu Iran mà cải cách quân sự, và được xem là một trong những nhà lãnh đạo đáng sợ nhất ở vùng Trung Đông. Nhà vua không tham chiến trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel, có lẽ vì quan hệ ngoại giao tốt đẹp của ông đối với nước Mỹ - một đồng minh thân cận của Israel.[3] Ông đề xướng cải cách đất nước, tuy không hề khác với truyền thống Ba Tư dưới thời các vua Cyrus Đại Đế, Darius IXerxes I năm xưa, nhưng ông không thận trọng nghĩ rằng, những cải cách này gây phẫn nộ cho những người tuyệt đối tin vào Hồi giáo.[6]

Và, việc ông tôn vinh Hoàng đế Cyrus Đại Đế đã gây cho những người này tức giận, vì họ chỉ đề cao nhà tiên tri Muhammad. Với sự chia rẽ trong lịch sử và truyền thống của đất nước, nhà vua không giữ được ngai vàng. Đầu năm 1978, công cuộc Cách mạng Hồi giáo bùng nổ, với những cuộc biểu tình quy mô lớn của học sinh ở thủ đô Tehran. Pahlavi xuất quân, nhưng ông không muốn đất nước chìm trong biển máu, đồng thời binh sĩ cũng không chĩa súng vào nhân dân. Pahlavi bị lật đổ và lưu đày. Sau này, ông qua đời tại thủ đô Cairo, Ai Cập.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Desmond Harney (1999). The Priest and the King: An Eyewitness Account of the Iranian Revolution. I. B. Tauris. tr. 184. ISBN 978-1-86064-374-3.
  2. ^ Roham Alvandi (2016). Nixon, Kissinger, and the Shah: The United States and Iran in the Cold War. Oxford University Press. tr. 40. ISBN 978-0-19-061068-5.
  3. ^ a b Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 96
  4. ^ Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 93
  5. ^ a b Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 94
  6. ^ Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 97
  7. ^ Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 98

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Trong phần lore của Xích Nhiêm Long (Red Loong), có kể rất chi tiết về số phận vừa bi vừa hài và đầy tính châm biếm của chú Rồng này.
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia