Canariomys bravoi

Canariomys bravoi
Thời điểm hóa thạch: PliocenPleistocene
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Họ (familia)Muridae
Phân họ (subfamilia)Murinae
Chi (genus)Canariomys
Loài (species)C. bravoi
Danh pháp hai phần
Canariomys bravoi
Crusafont-Pairó & Petter, 1964

Canariomys bravoi là một loài động vật gặm nhấm đặc hữu của đảo Tenerife (quần đảo Canary, Tây Ban Nha), đã tuyệt chủng.

Các hóa thạch của loài này được tìm thấy hầu như khắp đảo, đặc biệt là trong các hang động và miệng núi lửa, thường có xu hướng xuất hiện cùng với phần còn lại của các loài khác, chẳng hạn như thằn lằn khổng lồ (Lacerta maximaLacerta goliath). Hóa thạch của nó có từ các thế PliocenPleistocen, mặc dù một số cá thể cũng thuộc Holocen. Các hóa thạch đầu tiên được tìm thấy bởi nhà tự nhiên học Telesforo Bravo, tên ông được dùng để đặt tên cho loài này.

Hộp sọ của nó dài đến 7 inch, vì thế nó có thể đã đạt đến kích thước của một con thỏ, làm cho nó là to lớn hơn hầu hết thành viên khác trong cùng họ và khá lớn so với các loài chuột khác ở châu Âu. Kích thước khác thường của chúng chủ yếu là do chế độ ăn chay không thân thảo, thích ứng với chế độ ăn khác nhau, nhưng đặc biệt là do sự cô lập của hòn đảo.

Canariomys bravoi, giống như các loài bản địa khác của quần đảo, đã bị tuyệt chủng do hoạt động săn bắt của con người, hoặc do tác động của các động vật khác được du nhập vào đảo có thể cạnh tranh, săn bắt chúng hoặc truyền bệnh cho chúng. Hiện nay, Bảo tàng Thiên nhiên và con ngườiSanta Cruz de Tenerife trưng bày hộp sọ và các xương hóa thạch của loài chuột này, cũng như các bản điêu khắc tái tạo trung thực hình ảnh của nó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Canariomys bravoi tại Wikimedia Commons

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan