Châu Văn Đặng

Châu Văn Đặng
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 10, 1954 – Tháng 12, 1956
Phó Bí thưNguyễn Sấn
Tiền nhiệmVõ Văn Kiệt
Kế nhiệmTrần Văn Bỉnh
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1917
Giá Rai, Bạc Liêu
Mất1959
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Châu Văn Đặng (1917–1959) là một nhà cách mạng Việt Nam.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Văn Đặng sinh ra tại làng Long Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Tháng 2 năm 1936, ông bắt đầu tham gia phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ do Đảng Cộng sản Đông Dương phát động.[1] Tháng 5 năm 1937, ông được kết nạp vào Đảng, gia nhập chi bộ Phong Thạnh do Nguyễn Văn Uông làm Bí thư.[2]

Tháng 12 năm 1938, Quận ủy Giá Rai được thành lập gồm năm thành viên: Bí thư Quận ủy Tạ Tài Lợi, Phó Bí thư Trần Văn Sớm, Thường vụ Nguyễn Văn Uông và hai Ủy viên Châu Văn Đặng, La Bích Sơn.[3] Năm 1940, ông bị chính quyền thực dân bắt giữ và tù đày.[1]

Tháng 3 năm 1945, ông thoát khỏi nhà tù, trở về lãnh đạo chi bộ Long Thạnh và Quận ủy Giá Rai. Tháng 2 năm 1946, quân Pháp đánh chiếm huyện Giá Rai, ông đã chủ trương rút lui xây dựng lực lượng, trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh như đồn Rau Dừa, Hộ Phòng - Gành Hào, Gò Muồng (1947),... Cuối năm 1947, ông được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy Giá Rai.[4]

Tháng 3 năm 1948, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu bầu ra Tỉnh ủy gồm 15 ủy viên: Bí thư Trần Văn Sớm, Phó Bí thư Dương Kỳ Hiệp, Ủy viên Thường vụ Lê Văn Út, Châu Văn Đặng, Nguyễn Khắc Cung.[5][6] Ông tham gia Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, phụ trách tuyên huấn miền Tây và thành lập trường Đảng của tỉnh, rồi Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Liên Tỉnh ủy viên Liên tỉnh ủy Hậu Giang.[7][8]

Tháng 10 năm 1954, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Kiệt thay mặt Xứ ủy Nam Bộ và Liên Tỉnh ủy chỉ định Tỉnh ủy bí mật của tỉnh Bạc Liêu, do Châu Văn Đặng làm Bí thư, Nguyễn Sấn làm Phó Bí thư.[9][10] Năm 1955, ông đã lãnh đạo Tỉnh ủy và người dân phá vỡ âm mưu lợi dụng cộng đồng Thiên Chúa giáo nhằm "xẻ ruột rừng U Minh" (thông qua việc xây dựng khu dinh điền Công giáo ở Thới Bình) của chính quyền Sài Gòn.[4]

Cuối năm 1956, để phù hợp với tình hình mới (chính quyền Sài Gòn xóa bỏ tỉnh Bạc Liêu thành lập tỉnh Ba XuyênAn Xuyên), Tỉnh ủy Bạc Liêu giải thể, một bộ phận chuyển sang Tỉnh ủy Sóc Trăng, một bộ phận sang Tỉnh ủy Cà Mau mới được thành lập.[11] Ông được điều về Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, làm Phó Bí thư liên Tỉnh ủy kiêm Giám đốc trường Đảng liên Tỉnh ủy Hậu Giang.[1]

Ngày 10 tháng 8 năm 1959, ông qua đời ở trường vì bệnh nặng.[1] Từ điển địa chí Bạc Liêu ghi là ngày 1 tháng 4.[12]

Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu)[16] và một con đường ở huyện Năm Căn (Cà Mau).[17]

Ngày 20 tháng 1 năm 2013, trường Chính trị tỉnh Bạc Liêu được đổi tên thành trường Chính trị Châu Văn Đặng.[18][19]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011). Bản sao đã lưu trữ (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)
  • Nguyễn Quang Ân; Trương Minh Chiến (2010). Bản sao đã lưu trữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)
  • Nguyễn Hoe (1995). Bản sao đã lưu trữ. Cà Mau: Nhà xuất bản Mũi Cà Mau. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)
  • Lê Hồng Lĩnh; Trần Công Tâm; Trương Thanh Phong; Lưu Vĩnh Huê; Lưu Hiền Đức; Nguyễn Thanh Mai (1986). Bản sao đã lưu trữ. Cà Mau: Nhà xuất bản Mũi Cà Mau. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Phan Tấn Tài (18 tháng 11 năm 2013). “Nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với tên trường Chính trị Châu Văn Đặng”. Báo Bạc Liêu. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu 2002, tr. 41
  3. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu 2002, tr. 65
  4. ^ a b Phạm Văn Tri (31 tháng 1 năm 2016). “Những ngọn đuốc bừng sáng giữa bóng đêm”. Báo Cà Mau. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu 2002, tr. 147
  6. ^ Nguyễn Quang Ân & Trương Minh Chiến 2010, tr. 256
  7. ^ Nguyễn Trung Mỹ (25 tháng 4 năm 2015). “Những khu ủy mưu lược kiên cường”. Báo Cần Thơ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ Phạm Quốc Rin (15 tháng 6 năm 2019). “U90 vẫn thấy đời đáng sống”. Báo Cà Mau. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu 2002, tr. 191
  10. ^ Lê Hồng Lĩnh và đồng nghiệp 1986, tr. 98
  11. ^ Lê Hồng Lĩnh và đồng nghiệp 1986, tr. 112
  12. ^ Nguyễn Quang Ân & Trương Minh Chiến 2010, tr. 164
  13. ^ “10 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 21 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ Phạm Quốc Rin (13 tháng 11 năm 2020). “Người làm tuyên giáo là "khơi thông" sự nghiệp cách mạng”. Báo Cà Mau. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  15. ^ Phạm Quốc Rin (29 tháng 7 năm 2020). “Công tác tuyên giáo phải đi trước một bước”. Báo Cà Mau. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  16. ^ Kiều My (20 tháng 6 năm 2007). “Bạc Liêu: đặt, đổi tên 30 tuyến đường”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  17. ^ Nguyễn Mạnh (6 tháng 12 năm 2011). “Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh sẽ thông qua Nghị quyết đặt tên 19 tuyến đường”. Website Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.[liên kết hỏng]
  18. ^ C.K (20 tháng 11 năm 2013). “Đổi tên trường Chính trị tỉnh thành trường Chính trị Châu Văn Đặng”. Báo Bạc Liêu. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  19. ^ “Đảng bộ tỉnh Cà Mau qua các kỳ đại hội”. Báo Cà Mau. 23 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Event Planner là một vị trí không thể thiếu để một sự kiện có thể được tổ chức suôn sẻ và diễn ra thành công
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Dựa vào một số thay đổi, hiện giờ nguồn sát thương chính của Kokomi sẽ không dựa vào Bake Kurage (kỹ năng nguyên tố/E) mà sẽ từ những đòn đánh thường