Nepal cho phép hầu hết mọi quốc gia xin thị thực tại cửa khẩu.
Vào tháng 1 năm 2014 Nepal giới thiệu hệ thống thị thực trực tuyến.[1][2]
Tất cả du khách được cho phép ở lại tối đa 150 ngày.[3]
Công dân của Ấn Độ không cần thị thực để đến Nepal, và có thể định cư vĩnh viễn như công dân Nepal mà không có giới hạn nào.
Công dân ấn độ có thể sử dụng bất cứ giấy tờ được cho phép nào dưới đây để vào Nepal:[4]
Với trường hợp ngoại trừ công dân các quốc gia đề cập ở phần dưới và người có giấy tờ du hành tị nạn, bất cứ công dân nước ngoài nào đều có thể xin thị thực tại cửa khẩu. Thị thực nhập cảnh nhiều lần có thể được cấp cho các khoảng thời gian ở lại 15, 30 hoặc 90 ngày. Người có hộ chiếu tạm thời không thích hợp trừ khi họ có hộ chiếu tạm thời cấp bởi một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu.[3]
Công dân của các quốc gia sau cần xin thị thực trước khi đến Nepal:[4]
Công dân của các quốc gia thành viên SAARC có thể nhận được thị thực du lịch miễn phí cho khoảng thời gian 30 ngày không mất phí:[5]
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, người sở hữu hộ chiếu cấp bởi các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sau được bãi bỏ phí thị thực nếu họ là du khách:[6][7]
Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ của các quốc gia sau không cần thị thực.[3]
Hầu hết du khách đến Nepal với mục đích du lịch đều đến từ các quốc gia sau (bao gồm Ấn Độ India):[8]
Quốc gia | 2016 | 2015 |
---|---|---|
Trung Quốc | 66.984 | 123.805 |
Sri Lanka | 44.367 | 37.546 |
Hoa Kỳ | 42.687 | 49.830 |
Thái Lan | 30.953 | 33.422 |
Vương quốc Anh | 29.730 | 36.759 |
Úc | 18.619 | 24.516 |
Hàn Quốc | 18.112 | 23.205 |
Nhật Bản | 17.613 | 25.829 |
Pháp | 16.405 | 24.097 |
Đức | 16.405 | 18.028 |
Tổng | 538.970 | 790.118 |