Chương Dzềnh Quay

Chương Dzềnh Quay
Chức vụ

Tham mưu trưởng Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ6/1973 – 4/1975
Cấp bậc-Chuẩn tướng (11/1972)
Tư lệnh Quân đoàn-Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Vị tríQuân khu IV

Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ11/1972 – 6/1973
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Lê Văn Hưng
Vị tríQuân khu IV
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Phong Dinh
kiêm Thị trưởng Thị xã Cần Thơ
Nhiệm kỳ1/1971 – 11/1972
Cấp bậc-Đại tá (11/1968)
Tiền nhiệm-Đại tá Lê Văn Hưng
Kế nhiệm-Trung tá Lê Ngọc Đây
Vị tríQuân khu IV
Tư lệnh phó Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1970 – 1/1971
Cấp bậc-Đại tá
Tư lệnh-Chuẩn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
Vị tríQuân khu IV
Phụ tá Tư lệnh Quân đoàn IV
Đặc trách Kế hoạch Hành quân
Nhiệm kỳ12/1968 – 8/1969
Cấp bậc-Đại tá
Tư lệnh Quân đoàn-Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Tham mưu trưởng Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ12/1966 – 12/1968
Cấp bậc-Trung tá (4/1965)
-Đại tá
Tư lệnh-Chuẩn tướng Nguyễn Văn Minh
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Chương Thiện
Nhiệm kỳ1/1966 – 12/1966
Cấp bậc-Trung tá
Kế nhiệm-Thiếu tá Lê Minh Đảo
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 33
thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ4/1965 – 1/1966
Cấp bậc-Trung tá
Tư lệnh-Đại tá Nguyễn Văn Minh
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Chỉ huy trưởng Trung tâm Hành quân
Bộ tư lệnh Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ2/1964 – 4/1965
Cấp bậc-Thiếu tá
Tư lệnh Sư đoàn-Trung tướng Dương Văn Đức
-Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Chỉ huy Trung đoàn 13 Bộ binh
(tiền thân của Trung đoàn 16)
thuộc Sư đoàn 9 Bộ binh
Nhiệm kỳ11/1963 – 2/1964
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1961)
Tư lệnh-Trung tá Đoàn Văn Quảng
-Đại tá Vĩnh Lộc
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Tham mưu trưởng Sư đoàn 9 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1962 – 11/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
Tư lệnh Sư đoàn-Đại tá Bùi Dinh
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Trưởng phòng 3 Kế hoạch Hành quân
tại Bộ tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ2/1961 – 6/1962
Cấp bậc-Đại úy (11/1955)
-Thiếu tá (11/1961)
Tư lệnh Sư đoàn-Đại tá Nguyễn Đức Thăng
-Đại tá Nguyễn Văn Thiệu
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Cộng hòa Pháp
Việt nam Cộng hòa
Sinh18 tháng 12 năm 1928
Móng Cái, Hải Ninh
Việt Nam
Nơi ởBagneux, Pháp
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcNùng
VợLiu Kin Chong
Con cái2 người con (1 trai, 1 gái):
Chương Văn Khánh
Chương Thục Phương
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Phổ thông tại Hải Phòng
-Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt
-Trường Đại học Quân sự tại Sài Gòn
-Học viện Chỉ huy Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Sư đoàn 9 Bộ binh
Sư đoàn 21 Bộ binh
Quân đoàn IV và QK 4
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng B.quốc H.chương IV[1]

Chương Dzềnh Quay (1928), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên sau khi trường Võ bị Liên quân từ miền Trung dời về Nam Cao nguyên Trung phần vào thời điểm Quân đội Quốc gia mới thành Lập. Ra trường ông được chọn về đơn vị Bộ binh. Ông đã bắt đầu từ chức Trung đội trưởng và tuần tự lên đến Chỉ huy cấp Sư đoàn. Song song với nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị tác chiến, ông cũng được giữ các chức vụ Tham mưu và Hành chính Quân sự, sau cùng là Tham mưu trưởng của cấp Quân đoàn.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 18 tháng 12 năm 1928 trong một gia đình nguyên gốc là người Hoa khá giả tại Móng Cái, Hải Ninh (nay là Thành phố Móng Cái, trực thuộc tỉnh Quảng Ninh) thuộc miền bắc Việt Nam. Thuở nhỏ ông học Tiểu học tại Móng Cái. Khi học lên trên, ông được gia đình có điều kiện gửi về Hồng Gai, rồi Hải Phòng và ông đã tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Hải Phòng với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 48/300.470. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được phân bổ về đơn vị Bộ binh với chức vụ Trung đội trưởng. Hơn 2 tháng sau, ngày 1 tháng 7, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 5 của Tiểu đoàn 57 Việt Nam tân lập tại Móng Cái. Đầu năm 1954, ông được thăng cấp Trung úy giữ chức vụ Tiểu đoàn phó.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1955, sau khi đơn vị của ông từ Quân đội Quốc gia chuyển sang cơ cấu mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa, tháng 11 cùng năm ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Sau đó ông được cử theo học khóa Tiểu đoàn trưởng tại trường Đại học Quân sự Sài Gòn (tiền thân của trường Chỉ huy và Tham mưu).

Trung tuần tháng 11 năm 1956, ông được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng đầu tiên Tiểu đoàn 89 Việt Nam.[2] Đến giữa năm 1958, ông được cử đi du học khóa Bộ binh cao cấp tại trường Lục quân Fort Benning, Tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Đầu năm 1959 về nước, ông làm Huấn luyện viên tại Trung tâm Huấn luyện của Sư đoàn 1 Bộ binh tại Quân khu 1 ở miền Trung. Tháng 2 năm 1961, thuyên chuyển về miền Đông Nam phần, ông được cử làm Trưởng phòng 3 trong Bộ tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh qua 2 vị Tư lệnh Sư đoàn là Đại tá Nguyễn Đức Thắng và Đại tá Nguyễn Văn Thiệu. Tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm.

Giữa năm 1962, chuyển xuống miền Tây Nam phần, ông được chỉ định làm Tham mưu trưởng trong Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 Bộ binh do Đại tá Bùi Dinh là Tư lệnh Sư đoàn. Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông chuyển ra đơn vị tác chiến giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 13[3] trải qua 2 vị Tư lệnh Sư đoàn: Trung tá Đoàn Văn Quảng và Đại tá Vĩnh Lộc.

Đầu tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý nội bộ Chính quyền ngày 30 tháng 1 của tướng Nguyễn Khánh, ông được chuyển về Bộ tư lệnh Quân đoàn IV giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm hành quân trong Bộ tư lệnh Quân đoàn, phụ tá cho các Tư lệnh Quân đoàn là Trung tướng Dương Văn Đức rồi đến Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu.

Tháng 4 năm 1965, ông được thăng cấp Trung tá chuyển ra Sư đoàn 21 Bộ binh giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 33 là đơn vị trực thuộc của Sư đoàn dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Minh tư lệnh Sư đoàn. Đến đầu năm 1966, biệt phái sang lĩnh vực Hành chính, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chương Thiện. Tháng 12 cùng năm, ông được trở về quân đội sau khi bàn giao Tiểu khu Chương Thiện lại cho Thiếu tá Lê Minh Đảo để đi nhận chức Tham mưu trưởng Sư đoàn 21 Bộ binh vẫn do Chuẩn tướng Nguyễn Văn Minh làm Tư lệnh. Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1968, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Cuối năm chuyển về Bộ tư lệnh Quân đoàn IV giữ chức Phụ tá hành quân cho Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh. Tháng 8 năm 1969, ông được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp (khóa 1969 - 1970) thụ huấn 42 tuần tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.[4] Giữa năm 1970, sau khi về nước ông được cử làm Tư lệnh phó Sư đoàn 21 Bộ binh, dưới quyền Tư lệnh Sư đoàn là Chuẩn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi.

Đầu năm 1971, một lần nữa ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng và Tiểu khu trưởng tỉnh Phong Dinh kiêm Thị trưởng Thị xã Cần Thơ thay thế Đại tá Lê Văn Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1972, sau khi bàn giao tỉnh Phong Dinh lại cho Trung tá Lê Ngọc Đây[5] ông được thăng cấp đặc cách cấp bậc Chuẩn tướng và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh thay thế Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu.

Thượng tuần tháng 6 năm 1973, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 21 lại cho Chuẩn tướng Lê Văn Hưng để một lần nữa trở lại Bộ tư lệnh Quân đoàn IV giữ chức Tham mưu trưởng Quân đoàn trải qua 2 vị Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Ông ở chức vụ này cho đến cuối tháng 4 năm 1975

Ngày 30 tháng 4, ông cùng với gia đình di tản khỏi Việt Nam, sau đó sang định cư tại Bagneux, Pháp.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phu nhân: Bà Liu Kin Chong
Ông bà có hai người con (1 trai, 1 gái):
Chương Văn Khánh, Chương Thục Phương

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huy chương Việt Nam Cộng hòa:
    -Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng
    -Hai mươi mốt Anh dũng Bội tinh (18 cấp Quân đội, 1 cấp Quân đoàn, 1 cấp Sư đoàn và 1 cấp Lữ đoàn)
    -Huy chương đệ nhất hạng Chương mỹ Bội tinh
    -Huy chương đệ nhất hạng Danh dự Bội tinh
    -Huy chương Hành chính Bội tinh
    -Huy chương Xã hội Bội tinh
  • Huy chương Hoa Kỳ:
    -Hai Huy chương The Bronze Star Medal (tặng thưởng ngày 19 tháng 2 năm 1970 và ngày 7 tháng 3 năm 1974).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng (ân thưởng).
  2. ^ Tiểu đoàn 89 Việt Nam thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1956 tại Sông Mao, Bình Thuận.
  3. ^ Trung đoàn 13 sau đổi tên thành Trung đoàn 16
  4. ^ Được cử đi học lớp Chỉ huy và Tham mưu cùng với Đại tá Chương Dzềnh Quay còn có:
    -Trung tá Ngô Như Bích (Sinh năm 1929 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, sau cùng là Đại tá phó Phòng 3 Bộ Tổng Tham mưu).
    -Trung tá Nguyễn Hữu Kiểm (Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, sau cùng là Đại tá Tư lệnh phó Sư đoàn 21 Bộ binh).
    -Trung tá Phạm Tấn Ngọc (Phục vụ trong ngành Quân báo của Quân lực VNCH).
    -Trung tá Nguyễn Ngọc Sáu (Sinh năm 1926 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Pháo binh Quân đoàn II).
    -Trung tá Vũ Sơn (Phục vụ trong đơn vị Bộ binh).
    -Trung tá Nguyễn Văn Trân (Sau cùng là Đại tá Tham mưu trưởng Sư đoàn 22 Bộ binh).
    -Đại tá Ngô Lê Tuệ (Tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, chức vụ sau cùng là Tư lệnh phó Sư đoàn 5 Bộ binh (1971-1972).
  5. ^ Trung tá Lê Ngọc Đây, sinh năm 1924 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 3 phụ Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, cấp bậc sau cùng là Đại tá. Sau biến cố 1975, ông bị tù và chết trong tù năm 1984

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Yaoyao hiện tại là trợ lý của Ganyu, được một người quen của Ganyu trong Tổng Vụ nhờ giúp đỡ chăm sóc
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
[Guide] Hướng dẫn build Layla (Khiên Support) - Genshin Impact
[Guide] Hướng dẫn build Layla (Khiên Support) - Genshin Impact
Layla là đại diện hoàn hảo cho tôi ở trường, lol (có lẽ tôi nên đi ngủ sớm hơn)