Chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ Trung Hoa là chủ nghĩa dân tộc mang tính bành trướng trong lịch sử của Trung Quốc, và được đúc kết thông qua những hành vi xâm chiếm lãnh thổ và bành trướng trong lịch sử Trung Hoa và bắt đầu kể từ thời Nhà Tần và đã kéo dài cho đến bây giờ.
Nguồn gốc của chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ Trung Hoa
Trong lịch sử, Trung Quốc là một thế lực ham chiến tranh với mục tiêu mở rộng lãnh thổ và điều này đã được thể hiện thông qua ý thức hệ Trung Quốc là trung tâm, và các nước khác phải chấp nhận sự thần phục hoặc phải chịu chiến tranh.[1]
Với tư tưởng nền móng Trung Quốc là trung tâm, các triều đại Trung Hoa đã tiến hành xâm chiếm để mở rộng lãnh thổ. Nhà Tần là triều đại đầu tiên đặt nền móng khởi màn cho chủ nghĩa bành trướng và mở rộng lãnh thổ Trung Hoa khi tấn công các dân tộc Bách Việt, Triều Tiên và Hung Nô.[2] Từ đó, các triều đại như Nhà Hán đã mở rộng dần quyền kiểm soát lãnh thổ, từ bắc Việt Nam, bắc Triều Tiên cho tới tận bồn địa Tarim Basin.[3] Một số triều đại như Nhà Tùy cũng tìm cách thu hồi lãnh thổ.
Nhà Đường được xem như là đỉnh cao đầu tiền trong lịch sử Trung Hoa về bành trướng lãnh thổ khi đã đánh chiếm cả Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ, Tây Tạng và thậm chí là Trung Á trong khoảng thời gian nhất định.[4][5][6][7] Sau Loạn An Sử, đế quốc Trung Hoa suy yếu và gần như không thể bành trướng. Điều này về sau cũng ảnh hưởng tới Nhà Tống, khi nhà Tống không thành công trong việc cố phục hồi lãnh thổ do sự kháng cự của Đại Việt cũng như là các triều đại Nhà Kim và Tây Hạ của Người Nữ Chân và Đảng Hạng.[8][9][10][11]
Nhà Nguyên được xem như là một triều đại phức tạp do vai trò của người Mông Cổ trong sự trở lại của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Nhà Nguyên đã thành công trong việc chinh phạt Triều Tiên, đánh chiếm trở lại Trung Á và Tây Tạng, cũng như phá hủy Triều Pagan ở Miến Điện; nhưng thất bại ở Nhật Bản, Java, Việt Nam và Ấn Độ đã đấnh dấu chấm hết cho mộng bành trướng của người Mông Cổ.[12][13][14][15][16][17] Sau đó, Nhà Minh cố gắng quay trở lại với chủ nghĩa bành trướng bằng việc xâm chiếm Việt Nam thời Nhà Hồ, nhưng cũng chỉ kéo dài được 20 năm cho tới khi bị đánh đuổi vào năm 1427, và nó khiến nhà Minh không dám nghĩ đến ý định bành trướng về sau.[18][19][20]
Nhà Thanh, thành lập năm 1644 bởi Người Mãn, chứng kiến sự trở lại của chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa và được coi là đỉnh cao thứ hai của Trung Quốc. Nhà Thanh tiến hành Thập toàn Võ công, với 10 chiến dịch quân sự quy mô lớn xâm chiếm trở lại Trung Á, Tây Tạng, Tân Cương, đánh chiếm Mông Cổ, tiến công ở Triều Tiên, Kashmir và tái chiếm Đài Loan từ những người ủng hộ nhà Minh cũ.[21][22][23][24][25][26] Nhà Thanh ngoài ra cố tìm cách đánh chiếm xa hơn, trong đó xâm lược Miến Điện, Việt Nam và Nepal, nhưng không thành công.[27][28][29] Nó bị chặn lại sau khi Trung Quốc thua Anh trong Chiến tranh Nha phiến, và dần bị các siêu cường châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản chèn ép. Cho đến năm 1950, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập sau đó cố tránh theo đuổi chủ nghĩa bành trướng.
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1950, Mao Trạch Đông tìm cách từ bỏ chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa để theo đuổi Chủ nghĩa Stalin. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn có xung đột trong việc bành trướng lãnh thổ, khi nước này chiếm Tây Tạng và Tân Cương trở lại.[30][31][32] Trung Quốc cũng đánh nhau với Ấn Độ ở hai cuộc chiến những năm 1960, và chiếm Aksai Chin.[33] Cùng lúc đó, năm 1974 chứng kiến Trung Quốc tiến hành của hải chiến Hoàng Sa và chiếm quần đảo từ Việt Nam Cộng hòa, và sau đó đánh nhau với nhà nước cộng sản Việt Nam thống nhất năm 1979 và Hải chiến Gạc Ma năm 1988.[34][35]
Kể từ Cải cách kinh tế Trung Quốc năm 1978, Trung Quốc đã leo lên từ một nước lạc hậu trở thành siêu cường kinh tế mới của thế giới. Đã có nhiều luồng ý kiến từ năm 1990 hy vọng rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ.[36] Tuy nhiên, từ những năm 2010, đặc biệt khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc mới, thì Trung Quốc ngày càng đan díu và thậm chí gia tăng xung đột lãnh thổ với các láng giềng, nhiều ý kiến nhận định Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi dục vọng bành trướng và mở rộng lãnh thổ cho tới ngày nay.[37][38]
Trung Quốc giành lại Hồng Kông năm 1997 và Ma Cao năm 1999, và Trung Quốc hứa sẽ đảm bảo quyền tự trị cho hai vùng này trong 50 năm trước khi nó được tái hội nhập vào lãnh thổ Trung Quốc như những thành phố bình thường.[39][40][41] Tuy nhiên, Trung Quốc công khai thể hiện tham vọng muốn xóa sổ quyền tự trị Hồng Kông và Ma Cao, đặc biệt với Hồng Kông, dẫn tới những loạt biểu tình, gần đây nhất và quy mô lớn nhất là Biểu tình tại Hồng Kông từ năm 2019.[42][43][44]
Ma Cao được cho là yên tĩnh hơn so với Hồng Kông. Tuy vậy, một số cuộc phản kháng chống Trung Quốc vẫn nổ ra.[45]
Ba vùng tự trị này có nhiều nhóm dân tộc không thuộc sắc dân Hán, nhưng nằm dưới sự cai trị Trung Quốc từ 1949. Kể từ khi Trung Quốc cai trị, Tây Tạng và Tân Cương đã tiến hành nhiều cuộc phản kháng chống lại hành vi phân biệt đối xử và bạo lực dân tộc chống người bản địa, cũng như chính sách thiên vị người Hán trong vùng. Tất cả đều bị trấn áp vô cùng đẫm máu, và chính phủ Trung Quốc ban bố những bài viết lịch sử qua đó tìm cách khẳng định chính sách chủ quyền của Trung Quốc cũng như có cái nhìn về những dân tộc bản địa có tính bài xích và phân biệt đối xử.[44][46][47]
Nội Mông ít chịu ảnh hưởng từ các chính sách trấn áp hơn, tuy nhiên việc khai thác tài nguyên bừa bãi và sự coi thường văn hóa, ngôn ngữ và phong tục Mông Cổ khiến cho người Mông Cổ cảm thấy ức chế. Việc người Mông Cổ chỉ còn là thiểu số do chính sách Hán hóa cũng khiến cho nhiều người Mông Cổ phản kháng.[48][49][50][51]
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản liên quan đến Quần đảo Senkaku, và điều này đã làm xấu đi nhiều quan hệ giữa hai nước. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tranh cãi với Nhật Bản xung quanh Quần đảo Ryukyu và Okinawa, và đã nhiều lần gửi tàu hải cảnh và máy bay đến để thách thức Nhật Bản về chủ quyền.[52][53][54][55][56]
Trung Quốc cũng có nhiều tranh cãi với Hàn Quốc liên quan đến chủ quyền và lịch sử. Khởi phát từ những Tranh cãi về Cao Câu Ly, Trung Quốc dần tìm cách tranh giành chủ quyền với Hàn Quốc liên quan tới Đá ngầm Socotra và Núi Trường Bạch, gây phẫn nộ ở Hàn Quốc rằng Trung Quốc có âm mưu muốn giành lấy lãnh thổ và xóa bỏ dấu tích Triều Tiên trong khu vực.[57][58][59][60]
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tìm cách đánh chiếm Đài Loan, mặc dù hai nước này đồng thuận về quan điểm Chính sách Một Trung Quốc từ năm 1992.[61] Nó đã trở nên căng thẳng hơn kể từ khi Thái Anh Văn lên nắm quyền Đài Loan, khi Trung Quốc gia tâng các hành động quân sự cho mọi kế hoạch xâm chiếm Đài Loan.[62][63]
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp trên đất liền với Myanmar. Trung Quốc vừa trực tiếp và không trực tiếp dính líu đến cuộc Xung đột nội bộ tại Myanmar, và trong vài trường hợp, có ý định sáp nhập Kachin và Shan vào Myanmar, dấy lên nghi ngờ ở Myanmar về ý định bành trướng của Trung Quốc.[69][70][71] Với Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm lấy một nửa Thác Bản Giốc, kết quả từ cuộc chiến không có người thắng năm 1979 giữa hai nước, dấy lên sự nghi ngờ ở Việt Nam về âm mưu bành trướng dài hạn của Trung Quốc.[72][73]
Trung Quốc có mâu thuẫn ghê gớm với Ấn Độ về biên giới và lãnh thổ, chủ yếu liên quan tới Arunachal Pradesh và Kashmir. Những tranh chấp không có hồi kết này đã dẫn đến những cuộc đụng độ quân sự ở biên giới giữa hai nước, gần đây nhất là 2020.[74] Trung Quốc coi Arunachal Pradesh là Nam Tây Tạng, đổ lỗi cho đế quốc Anh về thỏa thuận Simla đã lấy đi vùng này khỏi tay Trung Quốc.[75][76] Ngoài ra, Trung Quốc còn coi Ladakh, Sikkim là của mình.[77][78] Để tìm cách chiếm thêm lãnh thổ từ Ấn Độ, Trung Quốc công khai ủng hộ phong trào dân tộc chủ nghĩa xét lại ở Pakistan và Nepal chống Ấn Độ.[79]
Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao với Bhutan và từ năm 2017, Trung Quốc đã gia tăng hiện diện tại Doklam, và từ đó đã gia tăng đòi chủ quyền lên tới tận thung lũng tự nhiên Sakteng.[80][81]
Trong khi đó, Nepal hiện tại được xem là đồng minh của Trung Quốc do sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Nepal và chính phủ Cộng sản Nepal tìm cách gia tăng tranh chấp với Ấn Độ nhiều hơn là với Trung Quốc.[82][83] Tuy nhiên, điều này không ngăn được Trung Quốc đòi chủ quyền Himalaya từ Nepal trong năm 2020.[84]
Kể từ năm 2010, Trung Quốc bắt đầu gia tăng đòi chủ quyền ở vùng Pamir thuộc Tajikistan, và đã có những cáo buộc rằng Trung Quốc muốn nuốt lãnh thổ Pamir từ năm 2013.[85][86] Đến năm 2020, vấn đề trở nên nóng hơn khi Trung Quốc bị cáo buộc đã điều quân vào sâu trong lãnh thổ Pamir.[87]
Từ những năm 2019, các trang web tư nhân có liên hệ với chính phủ Trung Quốc như sohu và tuotiao đã đăng những bài viết dân tộc chủ nghĩa, cho rằng Kazakhstan và Kyrgyzstan là lãnh thổ không thể tách rời khỏi Trung Quốc và cho rằng sự xâm chiếm của Đế quốc Nga đã làm đứt sự liên kết này.[88] Nó đã gây phẫn nộ ở cả hai quốc gia về ý đồ bành trướng công khai của Bắc Kinh.
Người Mông Cổ luôn nghi ngờ việc Trung Quốc tìm cách đồng hóa và xóa sổ Mông Cổ vì dân số nhỏ của Mông Cổ so với Trung Quốc.[89][90]
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đã ngừng tranh chấp từ năm 2004. Tranh chấp giữa hai nước từ đó đã im ắng và nó được cho là vùng biên giới yên tĩnh nhất của Trung Quốc trong tất cả các vùng biên giới tranh chấp bởi Bắc Kinh, bản thân chính phủ Trung Quốc cũng cấm nhắc đến tranh chấp lãnh thổ với Nga tại các phương tiện truyền thông chính thức của nước này.[91] Trong khi đó, người Nga đặt ra sự nghi kị về việc người Hán di cư vào khu vực tìm cách thay đổi lãnh thổ và hiện trạng.[92][93]
^Injae, Lee; Miller, Owen; Jinhoon, Park; Hyun-Hae, Yi (ngày 15 tháng 12 năm 2014). Korean History in Maps. Cambridge University Press. ISBN9781107098466 – qua Google Books.
^Drompp, Michael R. (2005). “Imperial State Formation in Inner Asia: The Early Turkic Empires (6Th to 9Th Centuries)”. Acta Orientalia Academiae Scientiarum Hungaricae. 58 (1): 101–111. doi:10.1556/AOrient.58.2005.1.8. JSTOR23658608.
^Leverenz, Niklas (ngày 1 tháng 1 năm 2019). “A Set of Eight Gurkha Campaign Copperplate Prints”. Getty Research Journal. 11: 185–196. doi:10.1086/702753.
^Baker, Peter (ngày 2 tháng 8 năm 2003). “Russians fear Chinese 'takeover' of Far East regions”. Dawn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate= và |archive-date= (trợ giúp)