Chử Thiên Khải

Chử Thiên Khải
Trường Sơn bá[a]
Thông tin cá nhân
Giới tínhNam
Học vấnĐệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
Chức quanTham chính
Tước hiệuTrường Sơn bá[a]
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ

Chử Thiên Khải là tham chính thời Lê sơ, đỗ tiến sĩ vào năm Cảnh Thống[2][3] (1502).[1][4]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Chử Thiên Khải là người xã Cối Giang,[5] huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh[1][2] nay thuộc thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Chử Thiên Khải là con của Chử Phong,[6] là một trong bốn tiến sĩ của nhà họ Chử tại Cự Trình.[7][8]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân[1] khoa Nhâm Tuất[4][7] niên hiệu Cảnh Thống. Chử Thiên Khải làm quan đến chức tham chính,[1][2] khi chết được tặng hữu thị lang bộ Lại, tước Trường Sơn bá.[2][3][a] Theo Lịch triều hiến chương loại chí, ông chết "vì tiết nghĩa".[2]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con của Chử Phong[6] (tiến sĩ khoa Nhâm Thìn 1472),[7] có cháu nội là Chử Sư Đổng[6] (hoàng giáp khoa Giáp Tuất 1514),[7] con Chử Sư Đổng là Chử Sư Văn.[6]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, thuộc Nhân vật chí, Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa".[2]

  1. ^ a b Có tài liệu chép là Tương Sơn bá.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 135
  2. ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 412
  3. ^ a b Bùi Văn Vượng 2012, tr. 437
  4. ^ a b Trần Hồng Đức 1999, tr. 136
  5. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 157.
  6. ^ a b c d Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa & Việt Ánh 2002, tr. 69
  7. ^ a b c d Viện dân tộc học (Việt Nam) 2010, tr. 10
  8. ^ Thanh Hương (28 tháng 2 năm 2015). “Tự hào những dòng họ khoa bảng”. baobaohiemxahoi.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Ánh (2002), Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  2. Bùi Văn Vượng (2012), Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Thanh niên
  3. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  4. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2[liên kết hỏng]
  5. Trần Hồng Đức (1999), Hội khoa học lịch sử Việt Nam (biên tập), Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  6. Viện dân tộc học (Việt Nam) (2010), Tạp chí dân tộc học, số 163-168, Viện dân tộc học (Việt Nam), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
  7. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan