Chữ Tất Đàm Siddhaṃ | |
---|---|
Từ Siddhaṃ được viết bằng thể chữ Tất Đàm (𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖽) | |
Thể loại | |
Thời kỳ | cỡ 600–cỡ 1200 tại Ấn Độ, và hiện nay tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam |
Hướng viết | Trái sang phải |
Khu vực | Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam |
Các ngôn ngữ | Tiếng Phạn |
Hệ chữ viết liên quan | |
Nguồn gốc | Chữ Proto-Sinai [a]
|
Hậu duệ | Chữ Nagari |
Anh em | Chữ Sharada, chữ Tạng |
[a] Giả thuyết chữ Brahmi có nguồn gốc từ Semit chưa được thống nhất. | |
Chữ Tất Đàm hay chữ Siddham (𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖽) là một dạng văn tự cổ của tiếng Phạn được dùng để ghi chép kinh điển Phật giáo ở Ấn Độ thời xưa. Chữ này âm Phạn đọc là Siddhaṃ có nghĩa là "thành tựu"; chữ Devanagari viết là सिद्धं Khi chữ này truyền sang Trung Quốc thì được phiên ra nhiều âm khác nhau: Tất Đàm, Tất Đàn, Tất Đán, Thất Đán, Thất Đàn... Khi truyền sang Nhật Bản thì người Nhật gọi chữ này là Bonji.
Thời điểm ra đời của loại chữ này đến nay vẫn chưa thống nhất. Theo John Stevens, tác giả Sacred Calligraphy of the East (Thư pháp linh tự Đông Phương) thì hình dạng chữ này chuẩn định vào khoảng năm 700 sau Công nguyên nhưng đã trải qua thời kỳ hình thành khá lâu trước đó. Chứng tích là kinh lá bối bằng chữ Tất Đàm chép Bát Nhã Tâm Kinh được thỉnh từ Thiên Trúc qua ngả Trung Hoa sang tận Nhật Bản năm 610. Một số tài liệu thì cho rằng chữ này hình thành trong khoảng những năm 420-588 và xuất phát từ Nam Ấn.
Chữ Tất Đàm gốc là chữ cổ Gupta, sau đó biến hóa thành chữ Devanagari. Kinh điển Phật giáo từ Ấn Độ thời xưa truyền sang các nước lân cận ở nhiều dạng văn tự khác nhau trong đó chữ Tất Đàm mang tầm quan trọng nhất, trong đó có bộ Kinh tạng của Huyền Trang thỉnh về từ Ấn Độ (vào năm 645).
Tại Việt Nam chữ Tất Đàm từ xưa đến nay được mật truyền trong các tự viện. Với đại chúng thì lối chữ này không có mặt trong các văn bản lưu hành.
Ở Trung Quốc thời Đường, kinh văn chữ Phạn chính là chữ Siddham, đã xuất hiện các tác phẩm Phạn Tự Thiên Văn của Nghĩa Tịnh, Tất Đàm Tự Ký của Trí Quảng, Tự Mẫu Biểu của Nhất Hạnh.
Tại Nhật Bản chữ Tất Đàm gọi là Bonji, tức "Phạm tự" (chữ của thiên vương Phạm Thiên). Sử ghi năm 608 đoàn tăng sĩ và tông đồ từ Nhật sang Trung Hoa thỉnh kinh và đem về nước một bộ kinh chữ Bonji. Tông phái Đông Mật của Không Hải cho tới nay vẫn chú trọng lối chữ Tất Đàm trong thư tịch.
Có người cho rằng khi Trung Quốc tiếp thu chữ Nagari thì chữ Tất Đàm bị đẩy vào quên lãng. Thời điểm này cũng là lúc bang giao giữa Nhật và Trung Quốc bị gián đoạn nên chữ Nagari và các thế hệ chữ viết sau này không được truyền sang lấn chân chữ Tất Đàm tại Nhật. Vì lý do đó, chữ này đã trở thành tử ngữ tại Trung Quốc và ở các nước khác trừ nước Nhật. Thực tế là chữ Tất Đàm vẫn được bảo tồn và lưu truyền trong các dòng Mật tông tại các nước trong khu vực.
Thể độc lập | Phiên Latin | Thể ghép với | Thể độc lập | Phiên Latin | Thể ghép với |
---|---|---|---|---|---|
a | ā | ||||
i | ī | ||||
u | ū | ||||
e | ai | ||||
o | au | ||||
aṃ | aḥ |
Âm tắc | Âm mũi | Âm tiếp cận | Âm xát | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Vô thanh | Hữu thanh | ||||||
Âm không bật | Âm bật | Âm không bật | Âm bật | ||||
Âm thanh hầu | h | ||||||
Âm vòm mềm | k | kh | g | gh | ṅ | ||
Âm vòm | c | ch | j | jh | ñ | y | ś |
Âm quặt lưỡii | ṭ | ṭh | ḍ | ḍh | ṇ | r | ṣ |
Âm răng | t | th | d | dh | n | l | s |
Âm đôi môi | p | ph | b | bh | m | ||
Âm môi răng | v |
Bảng Unicode Siddhaṃ (Tất đàm) Official Unicode Consortium code chart: Siddham Version 13.0 | ||||||||||||||||
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | A | B | C | D | E | F | |
U+1158x | 𑖀 | 𑖁 | 𑖂 | 𑖃 | 𑖄 | 𑖅 | 𑖆 | 𑖇 | 𑖈 | 𑖉 | 𑖊 | 𑖋 | 𑖌 | 𑖍 | 𑖎 | 𑖏 |
U+1159x | 𑖐 | 𑖑 | 𑖒 | 𑖓 | 𑖔 | 𑖕 | 𑖖 | 𑖗 | 𑖘 | 𑖙 | 𑖚 | 𑖛 | 𑖜 | 𑖝 | 𑖞 | 𑖟 |
U+115Ax | 𑖠 | 𑖡 | 𑖢 | 𑖣 | 𑖤 | 𑖥 | 𑖦 | 𑖧 | 𑖨 | 𑖩 | 𑖪 | 𑖫 | 𑖬 | 𑖭 | 𑖮 | 𑖯 |
U+115Bx | 𑖰 | 𑖱 | 𑖲 | 𑖳 | 𑖴 | 𑖵 | 𑖸 | 𑖹 | 𑖺 | 𑖻 | 𑖼 | 𑖽 | 𑖾 | 𑖿 | ||
U+115Cx | 𑗀 | 𑗁 | 𑗂 | 𑗃 | 𑗄 | 𑗅 | 𑗆 | 𑗇 | 𑗈 | 𑗉 | 𑗊 | 𑗋 | 𑗌 | 𑗍 | 𑗎 | 𑗏 |
U+115Dx | 𑗐 | 𑗑 | 𑗒 | 𑗓 | 𑗔 | 𑗕 | 𑗖 | 𑗗 | 𑗘 | 𑗙 | 𑗚 | 𑗛 | 𑗜 | 𑗝 | ||
U+115Ex | ||||||||||||||||
U+115Fx |