Chaetodon baronessa

Chaetodon baronessa
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chaetodon
Phân chi (subgenus)Gonochaetodon
Loài (species)C. baronessa
Danh pháp hai phần
Chaetodon baronessa
Cuvier, 1829

Chaetodon baronessa là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Gonochaetodon[2]) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh baronessa có nguồn gốc từ douwing-baroness, tên gọi của loài này được đặt bởi thuyền trưởng người Hà Lan Willem de Vlamingh (1640 – k. 1698), không rõ hàm ý nhưng được ghép từ douwing (hay doewing), tên bản địa trong tiếng Mã Lai của một số loài cá bướm gai và cá bướm, và baroness, "nữ Nam tước".[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ quần đảo Cocos (Keeling)đảo Giáng Sinh (đều là lãnh thổ hải ngoại của Úc) , phạm vi của C. baronessa trải rộng về phía đông đến FijiTonga, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến bang New South Wales (Úc).[1][4][5]

Việt Nam, C. baronessa được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam) và quần đảo Hoàng Sa;[6] Phú Yên;[7] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[8] Ninh Thuận;[9] cù lao Câu (Bình Thuận) và quần đảo Trường Sa.[10]

C. baronessa sống tập trung ở những khu vực mà san hô (đặc biệt là Acropora) phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong đầm phá, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 20 m.[4]

C. baronessa có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 16 cm.[4] Loài này có màu tím xám với những sọc vàng hình chữ V ở hai bên thân. Đầu màu vàng với 3 dải màu nâu đỏ: dải thứ nhất từ trán xuống quanh miệng; dải thứ hai từ đỉnh đầu băng dọc qua mắt; dải còn lại từ lưng trước kéo xuống ngực. Vây lưng và vây hậu môn có dải vàng dọc theo phần rìa (vây lưng có viền đen rất mỏng ở rìa, còn vây hậu môn có một sọc mảnh màu xanh óng ở trong). Cuống đuôi có vệt vàng. Vây đuôi có vạch sọc vàng (vạch đen mỏng hơn ở sát phía trong), phần vây phía sau cặp sọc này trong suốt. Vây bụng màu vàng. Vây ngực trong suốt, có vạch nâu đỏ băng qua gốc.

Số gai ở vây lưng: 11–12; Số tia vây ở vây lưng: 23–26; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–22; Số tia vây ở vây ngực: 13–14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 24–30.[11]

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Gonochaetodon đặc trưng bởi các loài có hình dạng cơ thể hình tam giác với sọc chữ V màu vàng ở hai bên thân. Ngoại trừ Chaetodon larvatus dễ dàng phân biệt bởi vùng đầu màu cam, hai loài còn lại là C. baronessaChaetodon triangulum hầu như không có nhiều khác biệt, ngoại trừ hoa văn trên vây đuôi của chúng. Vây đuôi của C. triangulum có một vệt đen hình thoi bao quanh bởi dải viền vàng, trong khi vây đuôi của C. baronessa chỉ có cặp sọc vàng-đen.[12]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

C. baronessaloài ăn san hô chuyên biệt, đặc biệt ưa thích san hô cành AcroporaPocillopora nhưng bỏ qua san hô mềm.[13] Là một loài phụ thuộc hoàn toàn vào san hô cứng, quần thể C. baronessa sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu san hô bị tẩy trắng, và điều này đã xảy ra tại rạn san hô Great Barrier.[14]

C. baronessa thường kết đôi với nhau và sống chung trong một lãnh thổ.[4][15] C. baronessa cũng có thể kết đôi khác loài với C. triangulum ở khu vực mà cả hai có phân bố chồng lấn (như các đảo phía tây Indonesia).[16]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

C. baronessa ít được xuất khẩu trong các hoạt động kinh doanh cá cảnh. Do chế độ ăn đặc biệt nên chúng thường chết đói trong điều kiện nuôi nhốt.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Craig, M. T.; Pratchett, M. (2010). Chaetodon baronessa. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165692A6093453. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165692A6093453.en. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2022. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  2. ^ Fessler, Jennifer L.; Westneat, Mark W. (2007). “Molecular phylogenetics of the butterflyfishes (Chaetodontidae): Taxonomy and biogeography of a global coral reef fish family” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (1): 50–68. doi:10.1016/j.ympev.2007.05.018. ISSN 1055-7903. PMID 17625921.
  3. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chaetodon baronessa trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  5. ^ a b R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3237. ISBN 978-9251045879.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  6. ^ Astakhov, D. A.; Savinkin, O. V.; Ponomarev, S. A.; Phuong, Lai Duy; Thu, Dao Duy (2016). “Preliminary annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii) from Ly Son Islands (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 56 (1): 154–158. doi:10.1134/S003294521601001X. ISSN 1555-6425.
  7. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Astakhov, D. A. (2010). “Annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii, Perciformes) from Nha Trang Bay (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 50 (10): 914–931. doi:10.1134/S0032945210100024. ISSN 1555-6425.
  9. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  10. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  11. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 221. ISBN 978-0824818951.
  12. ^ Stuart-Smith, R. D.; Edgar, G. J.; Green, A. J. & Shaw, I. V. biên tập (2015). Chaetodon baronessa - Triangular Butterflyfish”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  13. ^ Cole, Andrew; Pratchett, Morgan; Jones, Geoffrey (2008). “Diversity and functional importance of coral-feeding fishes on tropical coral reefs” (PDF). Fish and Fisheries. 9: 286–307. doi:10.1111/j.1467-2979.2008.00290.x.
  14. ^ Pratchett, M. S.; Wilson, S. K.; Baird, A. H. (2006). “Declines in the abundance of Chaetodon butterflyfishes following extensive coral depletion”. Journal of Fish Biology. 69 (5): 1269–1280. doi:10.1111/j.1095-8649.2006.01161.x. ISSN 0022-1112.
  15. ^ Nowicki, Jessica P.; O'Connell, Lauren A.; Cowman, Peter F.; Walker, Stefan P. W.; Coker, Darren J.; Pratchett, Morgan S. (2018). “Variation in social systems within Chaetodon butterflyfishes, with special reference to pair bonding”. PLoS ONE. 13 (4): e0194465. doi:10.1371/journal.pone.0194465. ISSN 1932-6203. PMC 5894994. PMID 29641529.
  16. ^ Hobbs, J-P.A.; van Herwerden, L.; Pratchett, M. S. & Allen, G. R. (2013). “Hybridisation Among Butterflyfishes” (PDF). Trong Pratchett, M. S.; Berumen, M. L. & Kapoor, B. (biên tập). Biology of Butterflyfishes. Boca Raton, Florida: CRC Press. tr. 48–69.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống
Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Manabu Horikita (堀ほり北きた 学まなぶ, Horikita Manabu) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu Hội trưởng Hội học sinh
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Đột nhiên, Hiruguma nói rằng nếu tiếp tục ở trong lãnh địa, Gojo vẫn phải nhận đòn tất trúng
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển