Chaetodon melannotus

Chaetodon melannotus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chaetodon
Phân chi (subgenus)Rabdophorus
Loài (species)C. melannotus
Danh pháp hai phần
Chaetodon melannotus
Bloch & Schneider, 1801
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Chaetodon dorsalis Rüppell, 1829
    • Chaetodon melanotus Cuvier, 1831
    • Chaetodon marginatus Cuvier, 1831
    • Chaetodon abhortani Cuvier, 1831
    • Chaetodon reinwardtii Günther, 1860

Chaetodon melannotus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Rabdophorus[2]) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh melannotus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: mélanos (μέλανος; "đen") và nôtos (νώτου; "lưng"), hàm ý đề cập đến phần lưng sẫm đen ở loài cá này, thường chỉ nhìn thấy được vào ban đêm hoặc khi cá sợ hãi.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Biển Đỏ dọc theo bờ biển Đông Phi, C. melannotus được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Marshall, quần đảo SamoaTonga, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và Nouvelle-Calédonie.[1][4]

Việt Nam, C. melannotus được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam) và quần đảo Hoàng Sa;[5] đảo Lý Sơn và vùng bờ biển Quảng Ngãi;[6] Phú Yên;[7] vịnh Vân Phong[8]vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[9] Ninh Thuận;[10] cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận;[11] cũng như tại Côn Đảo[12]quần đảo Trường Sa.[13]

C. melannotus sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hoặc trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 25 m; cá con thường ẩn mình giữa các nhánh của san hô Montipora.[1]

C. melannotus

C. melannotus có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 18 cm.[14] Loài này có màu xám trắng với các sọc chéo màu đen ở hai bên thân (các sọc ngắt đoạn thành các hàng chấm ở bụng, dọc gốc vây hậu môn và lưng trước). Vùng lưng sẫm đen. Đầu có một sọc đen từ gáy băng dọc qua mắt; mõm vàng. Vây ngực trong suốt và có đốm vàng ở gốc, các vây còn lại có màu vàng tươi, trừ nửa sau của vây đuôi trong suốt. Ở phía trước của gốc vây hậu môn có các đốm đen hợp thành cụm. Nửa trên của cuống đuôi có một đốm đen (đốm này của cá trưởng thành không lan rộng toàn bộ cuống đuôi như cá con).

Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 18–20; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 16–18; Số tia vây ở vây ngực: 14–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 33–39.[15]

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]
Một nhóm C. melannotus trên rạn san hô mềm Sinularia

Trong phân chi Rabdophorus, C. melannotus hợp thành nhóm chị em gần nhất với Chaetodon seleneChaetodon ocellicaudus.[2] Cả ba loài đều có vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn màu vàng, nhưng C. melannotusC. ocellicaudus là hai loài có kiểu hình giống nhau nhiều nhất.

C. ocellicaudus không có cụm đốm đen ở gốc vây hậu môn và lưng không sẫm đen như C. melannotus, và nếu quan sát kỹ, đốm đen trên cuống đuôi của C. ocellicaudus sẽ nằm ngay giữa (không lệch về phía rìa trên như C. melannotus).[16]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

C. melannotusloài ăn san hô chuyên biệt, bao gồm cả san hô cứng (đặc biệt là san hô của chi AcroporaMontipora) và san hô mềm.[17]

C. melannotus thường kết đôi với nhau, nhưng cũng có thể sống đơn độc hoặc hợp thành đàn.[14] Những cá thể cùng giới ở loài này cũng thường bắt cặp với nhau, có thể là để tăng cường cảnh giác trước những loài săn mồi.[18]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

C. melannotus thường được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh.[19]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Myers, R.; Pratchett, M. (2010). Chaetodon melannotus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165689A6092221. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165689A6092221.en. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ a b Fessler, Jennifer L.; Westneat, Mark W. (2007). “Molecular phylogenetics of the butterflyfishes (Chaetodontidae): Taxonomy and biogeography of a global coral reef fish family” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (1): 50–68. doi:10.1016/j.ympev.2007.05.018. ISSN 1055-7903. PMID 17625921.
  3. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Chaetodon melannotus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Astakhov, D. A.; Savinkin, O. V.; Ponomarev, S. A.; Phuong, Lai Duy; Thu, Dao Duy (2016). “Preliminary annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii) from Ly Son Islands (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 56 (1): 154–158. doi:10.1134/S003294521601001X. ISSN 1555-6425.
  6. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  7. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2014). “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 20: 70–88.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Astakhov, D. A. (2010). “Annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii, Perciformes) from Nha Trang Bay (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 50 (10): 914–931. doi:10.1134/S0032945210100024. ISSN 1555-6425.
  10. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  11. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  12. ^ Trần Ngọc Cường biên tập (2013). “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  13. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  14. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chaetodon melannotus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  15. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 224. ISBN 978-0824818951.
  16. ^ Bray, D. J. & Thompson, A. S. “Blackback Butterflyfish, Chaetodon melannotus Bloch & Schneider 1801”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Cole, Andrew; Pratchett, Morgan; Jones, Geoffrey (2008). “Diversity and functional importance of coral-feeding fishes on tropical coral reefs” (PDF). Fish and Fisheries. 9: 286–307. doi:10.1111/j.1467-2979.2008.00290.x.
  18. ^ Pratchett, Morgan S.; Pradjakusuma, Oki. A.; Jones, Geoffrey P. (2006). “Is there a reproductive basis to solitary living versus pair-formation in coral reef fishes?” (PDF). Coral Reefs. 25 (1): 85–92. doi:10.1007/s00338-005-0081-6. ISSN 1432-0975.
  19. ^ R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3243. ISBN 978-9251045879.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan