Chiến dịch Entebbe

Chiến dịch Entebbe
Một phần của Xung đột Ả Rập–Israel

Các đặc công Israel từ Sayeret Matkal sau chiến dịch
Thời gian4 tháng 7 năm 1976
Địa điểm
Kết quả Phi vụ thành công; 102 (trong số 105) con tin được giải cứu.
Tham chiến
Israel Lực lượng Phòng vệ Israel PFLP-EO
Revolutionäre Zellen
 Uganda
Chỉ huy và lãnh đạo
Israel Yekutiel Adam
Israel Dan Shomron
Israel Yonatan Netanyahu 
Wadie Haddad
Uganda Idi Amin
Lực lượng
Xấp xỉ 100 Commando,
gồm Sayeret Matkal,
cộng các phi đội máy bay và nhân viên hỗ trợ.
7 tên không tặc
Không rõ số lượng binh sĩ Uganda
Thương vong và tổn thất
1 lính biệt kích thiệt mạng
5 bị thương
Không tặc:
Tất cả bảy tên bị giết
Binh sĩ Uganda
45 binh sĩ Uganda thiệt mạng
Không rõ số lượng binh sĩ Uganda bị thương
11 máy bay bị phá huỷ.
bốn con tin thiệt mạng
10 con tin bị thương
Toà nhà ga cũ tại Sân bay Quốc tế Entebbe ngày nay.

Chiến dịch Entebbe (còn được gọi là Chiến dịch Yonatan (Hebrew: מבצע יונתן), Cuộc đột kích Entebbe hay Chiến dịch Thunderbolt) là một phi vụ giải cứu con tin chống khủng bố do Các lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tiến hành tại Sân bay EntebbeUganda trong đêm ngày 3 tháng 7 và rạng sáng ngày 4 tháng 7 năm 1976.[1] IDF thực hiện phi vụ dựa trên thông tin được cơ quan tình báo Mossad của Israel cung cấp. Sau cuộc không tặc chuyến bay 139 của Air France các thành viên của các tổ chức du kích Các chi bộ Cách mạngMặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine – Các chiến dịch bên ngoài và những kẻ không tặc đe doạ giết hại các con tin nếu các yêu cầu thả tù nhân của chúng không được đáp ứng, một kế hoạch đã được vạch ra nhằm không vận các con tin tới nơi an toàn.[2] Những kế hoạch này có tính đến khả năng kháng cự vũ trang từ binh lính quân đội Uganda.[3]

Ban đầu mật hiệu của nó được IDF đặt là Chiến dịch Thunderbolt,[Ghi chú 1] chiến dịch được đổi tên thành Chiến dịch Yonatan để tưởng nhớ chỉ huy của Sayeret MatkalTrung tá Yonatan "Yoni" Netanyahu, anh trai của Benjamin Netanyahu, là lính commando duy nhất thiệt mạng trong vụ việc.[4] Toàn bộ những kẻ không tặc, ba con tin và 45 lính Uganda bị giết, và năm lính commando Israel bị thương.[5] Một con tin thứ tư bị giết hại [6] bởi các sĩ quan quân đội Uganda tại một bệnh viện gần đó.[7]

Idi Amin, lãnh đạo Uganda ở thời điểm đó đã bị bẽ mặt bởi cuộc đột kích bất ngờ. Ông tin rằng Kenya đã hợp tác với Israel trong việc lập kế hoạch đột kích và hàng trăm người Kenya sống tại Uganda đã bị thảm sát ngay sau đó.[8] Toà nhà nơi các con tin bị giữ từng được một công ty Israel xây dựng, và công ty này vẫn còn các bản thiết kế. Trong khi lên kế hoạch cho chiến dịch quân sự, quân đội Israel đã xây dựng một phiên bản một phần của nhà ga sân bay với sự giúp đỡ của công ty đó.[9]

Không tặc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 6 năm 1976, chuyến bay 139 của Air France, một chiếc Airbus A300 (Airbus A300B4-203), số đăng ký F-BVGG (cn 019), xuất phát từ Tel Aviv, Israel, mang theo 248 hành khách và phi đội 12 người, cất cánh từ Athens, hướng tới Paris.[10][Ghi chú 2] Ngay sau khi cất cánh lúc 12:30 p.m., chiếc máy bay bị không tặc bởi hai người Palestine thuộc Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine - Các chiến dịch Bên ngoài (PFLP-EO) và hai người Đức thuộc Các chi bộ Cách mạngWilfried BöseBrigitte Kuhlmann. Những kẻ không tặc buộc chuyến bay chuyển hướng tới Benghazi, Libya.[11] Tại đây nó bị giữ trên mặt đất trong bảy giờ để tái nạp nhiên liệu, trong thời gian đó một nữ con tin được thả, người này có vẻ sắp bị sẩy thai.[2] Chiếc máy bay rời Benghazi, vào lúc 3:15 p.m. nó tới Sân bay EntebbeUganda.[11]

Tại Entebbe, bốn kẻ không tặc được tăng cường thêm ít nhất bốn tên khác, với sự hỗ trợ của các lực lượng ủng hộ người Palestine của Tổng thống Uganda, Idi Amin. Chúng yêu cầu thả 40 người Palestine đang bị giam giữ tại Israel và 13 người khác đang bị bỏ tù tại Kenya, Pháp, Thuỵ Sĩ và Tây Đức. Chúng đe doạ nếu các yêu cầu này không được thoả mãn, chúng sẽ bắt đầu giết hại con tin vào ngày 1 tháng 7 năm 1976.[12] Những tên không tặc đã chủ tâm xếp hành khách thành hai nhóm - người Do Tháiphi Do Thái.[13] Khi chúng làm như vậy một nạn nhân còn sống sót của cuộc Diệt chủng người Do Thái đã vạch cho Böse xem một số đăng ký được xăm trong trại giam Phát xít trên cánh tay ông, Böse quả quyết "Tôi không phải Phát xít! ... Tôi là người theo chủ nghĩa lý tưởng".[13] Những kẻ không tặc giữ các con tin trong một tuần tại phòng quá cảnh của Sân bay Entebbe - hiện là nhà ga cũ. Một số con tin được thả, nhưng 105 người vẫn bị bắt giữ.[11] Những kẻ không tặc doạ giết họ nếu Israel không đáp ứng các yêu cầu của chúng.[12]

Ngay khi những kẻ không tặc thông báo rằng phi đội và những hành khách không phải người Do Thái sẽ được thả và đưa lên một chiếc máy bay Air France khác đã được đưa tới Entebbe vì mục đích này, cơ trưởng Michel Bacos nói với những kẻ không tặc rằng mọi hành khách, kể cả những người còn lại, đều thuộc trách nhiệm của ông và rằng ông sẽ không bỏ họ lại. Toàn bộ thành viên phi đội đều làm theo Bacos. Một bà người Pháp cũng từ chối được thả, đề nghị rằng một trong số hành khách còn lại sẽ được thả thay cho mình, nhưng bà bị các binh sĩ Uganda buộc phải vào chiếc máy bay Air France đang chờ.[3] Tổng cộng 85 người Israel và/hay con tin Do Thái còn lại, cũng như 20 người khác, đa số họ gồm phi đoàn chiếc Air France.[1][14]

Kế hoạch chiến dịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời hạn chót 1 tháng 7,[15] chính phủ Israel để xuất đàm phán với những kẻ không tặc nhằm kéo dài thời hạn chót tới ngày 4 tháng 7. Amin yêu cầu chúng kéo dài thời gian tới mùng 4 tháng 7. Điều này có nghĩa ông có thể thực hiện một chuyến đi ngoại giao tới Port Louis, Mauritius, nhằm chính thức chuyển giao chức chủ tịch Tổ chức Thống nhất châu Phi cho Seewoosagur Ramgoolam.[16] Việc kéo dài thời hạn chót này có tầm quan trọng cực lớn giúp các lực lượng Israel có đủ thời gian để tới Entebbe.[10] Ngày 3 tháng 7, Nội các Israel thông qua phi vụ giải cứu,[17] dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Yekutiel "Kuti" Adam cùng Matan Vilnai là Phó chỉ huy.[18] Thiếu tướng Dan Shomron được chỉ định chỉ huy chiến dịch trên mặt đất.[19] Sau nhiều ngày thu thập thông tin tình báo và lên kế hoạch bởi vị phó của Netanyahu là Moshe "Muki" Betser, bốn chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules của Không quân Israel bí mật bay tới Sân bay Entebbe, trong bóng tối, mà không cần sự trợ giúp của đài không lưu mặt đất Entebbe.[14]

Họ bay qua Sharm al-Sheikh, và xuống đường bay quốc tế qua Biển Đỏ, bay ở độ cao không hơn 30 m (100 feet) để tránh bị radar của Ai Cập, Sudan, và Ả Rập Xê Út phát hiện. Ở gần cửa sông phía nam của Biển Đỏ những chiếc C-130 quay về phía nam và bay qua miền nam Djibouti. Từ đó họ tới một điểm phía đông bắc Nairobi, dường như thuộc Kenya qua Somalia và vùng Ogaden của Ethiopia. Sau đó họ bay về phía nam qua Thung lũng Đường nứt châu Phi và qua Hồ Victoria.[20] Hai chiếc phản lực Boeing 707 bay theo họ. Chiếc thứ nhất mang theo các đồ y tế và hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Jomo KenyattaNairobi, Kenya. Người chỉ huy chiến dịch, Thiếu tướng Yekutiel Adam, ở trên chiếc Boeing thứ hai bay trên Sân bay Entebbe trong thời gian chiến dịch.[19]

Lực lượng mặt đất của Israel có số lượng xấp xỉ 100 người, và gồm các thành phần sau:[19]

  • Đội Chỉ huy và Điều khiển Mặt đất
Nhóm nhỏ này gồm người chỉ huy chung, Thiếu tướng Shomron, và các nhân viên liên lạc và hỗ trợ.
  • Đội tấn công
Một đơn vị tấn công 29 người dưới sự chỉ huy của Trung tá Netanyahu, lực lượng này gồm toàn các lính commando thuộc Sayeret Matkal, và có nhiệm vụ hàng đầu là tấn công vào nhà ga cũ và giải cứu các con tin. Thiếu tá Betser chỉ huy một đội các nhóm tấn công, Matan Vilnai chỉ huy nhóm kia.
  • Đội tăng cường
  1. Bảo vệ khu vực, và ngăn chặn bất kỳ một lực lượng mặt đất thù địch nào can thiệp vào những chiếc C-130 Hercules và cuộc giải cứu.
  2. Phá huỷ phi đội máy bay phản lực chiến đấu MiG trên mặt đất, để ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào của Không quân Uganda.
  3. Bảo vệ và hỗ trợ việc đưa con tin lên các máy bay vận tải.
  4. Hỗ trợ việc tái nạp nhiên liệu cho những chiếc máy bay vận tải.

Cuộc đột kích

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh chụp từ trên không thành phố EntebbeSân bay Quốc tế Entebbe trong hoàng hôn

Các lực lượng Israel hạ cánh tại Entebbe lúc 23:00 IST, với các khoang hàng đã mở cửa sẵn. Một chiếc Mercedes đen được hộ tống bởi những chiếc Land Rover được triển khai để tạo cảm giác rằng các binh sĩ Israel đang lái xe từ chiếc máy bay vừa hạ cánh ra tới nhà ga là một đoàn hộ tống cho Amin vừa quay trở về, hay một quan chức cấp cao khác.[3][21] Chiếc Mercedes và những chiếc xe hộ tống nhanh chóng được các thành viên đội tấn công Israel lái tới nhà ga sân bay theo đúng kiểu thông thường của Amin. Dọc con đường, hai cảnh sát Uganda, những người biết rằng Idi Amin mới mua một chiếc Mercedes trắng thay cho chiếc màu đen, đã ra lệnh cho đoàn xe dừng lại. Các lính commando nổ súng vào hai viên cảnh sát bằng súng giảm thanh, nhưng không trúng người nào.[3] Khi họ rút đi, một lính commando Israel trong một trong những chiếc Land Rovers chạy theo chiếc Mercedes phát hiện ra rằng họ đã không loại bỏ được hai viên cảnh sát và nhanh chóng giết họ bằng một quả lựu đạn bắn ra từ khẩu Kalashnikov của mình.[3] Sợ rằng những hành động này sẽ báo động cho những người ủng hộ những tên không tặc, đội tấn công nhanh chóng hành động.[21]

Lính Israel lao ra từ những chiếc xe và xông vào nhà ga. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng gấp gáp này, Chỉ huy Yonatan Netanyahu bị tử thương, có lẽ bởi một lính bắn tỉa Uganda trong đài kiểm soát không lưu. Ông là lính commando duy nhất thiệt mạng trong chiến dịch.[10] Các con tin ở trong toà nhà chính của sân bay, ngay cạnh đường băng. Ngay khi vào nhà ga, các lính commando hét lên qua loa, "Nằm xuống! Nằm xuống! Chúng tôi là binh sĩ Israel." bằng cả tiếng Hebrew và tiếng Anh.[11] Một người Do Thái quốc tịch Pháp 19 tuổi tên là Jean-Jacques Maimoni - người đã chọn cách xác nhận mình là một người Do Thái Israel với những kẻ không tặc tuy anh ta có một hộ chiếu Pháp - đứng dậy,[11] nhưng bị các lính commando Israel giết, họ nhầm tưởng anh ta là một tên không tặc. Một con tin khác, Pasco Cohen, 52, người quản lý một quỹ bảo hiểm y tế Israel, cũng bị tử thương trong cuộc tấn công, hoặc từ súng của những tên không tặc hoặc chẳng may do các lính commando Israel.[11] Ngoài ra, một con tin thứ ba, Ida Borochovitch 56 tuổi, một người Nga gốc Do Thái đã di cư tới Israel, bị giết trong cuộc đấu súng.[11]

Một chiếc C-130 Hercules phía trước nhà ga cũ sau khi hạ cánh với thực phẩm và đồ hỗ trợ cho các trại tị nạn Rwandan năm 1994. Lưu ý lỗ đạn từ cuộc đột kích năm 1976 vẫn còn.

Có thời điểm, một lính commando đã kêu lên bằng tiếng Hebrew, "Bọn còn lại đâu rồi?", chỉ tới những kẻ không tặc.[11] Các con tin chỉ vào một cửa nối của sảnh chính sân bay, các lính commando Israel ném nhiều quả lựu đạn vào trong đó. Sau đó họ vào trong phòng và bắn chết ba tên không tặc còn lại, hoàn thành cuộc tấn công.[10] Trong lúc ấy, ba chiếc C-130 Hercules khác đã hạ cánh và triển khai các xe bọc thép chở quân, được dùng để phòng vệ trong thời gian tái nạp nhiên liệu, để phá huỷ các máy bay chiến đấu của Uganda tại sân bay để ngăn chúng đuổi theo các máy bay của Israel sau khi họ đã rời Sân bay Entebbe, và để thu thập tin tức.[10]

Sau cuộc đột kích, đội tấn công của Israel quay lại chiếc máy bay của mình và bắt đầu đưa các con tin lên khoang. Các binh sĩ Uganda nổ súng vào họ trong quá trình đó. Các lính commando bắn trả, giết hại nhiều binh sĩ Uganda. Người Israel hoàn thành việc đưa con tin lên khoang, đưa thi thể Yonatan Netanyahu vào trong một trong những chiếc máy bay, và sau đó rời Sân bay Entebbe.[5] Toàn bộ chiến dịch kéo dài 53 phút - trong đó thời gian tấn công chỉ kéo dài 30 phút, và toàn bộ bảy tên không tặc có mặt đều bị giết.[10] Ít nhất năm lính commando khác của Israel bị thương. Trong số 105 con tin, ba người thiệt mạng và xấp xỉ 10 người bị thương. Khoảng 33 tới 45 binh sĩ Uganda bị giết trong cuộc đột kích, và khoảng 11 chiếc máy bay chiến đấu MiG-17 của Không quân Uganda bị phá huỷ trên mặt đất tại Sân bay Entebbe.[5] Các con tin được giải cứu được đưa về Israel qua Nairobi, Kenya, ngay sau đó.[4][5]

Dora Bloch, một con tin 75 tuổi được đưa tới Bệnh viện MulagoKampala, đã bị chính phủ Uganda giết hại, khi một số bác sĩ và y tá của bà tìm cách can thiệp.[11] Tháng 4 năm 1987, Henry Kyemba, Tổng Chưởng lýBộ trưởng Tư pháp Uganda ở thời điểm đó, đã nói với Cao uỷ Nhân quyền Uganda rằng Bloch đã bị kéo khỏi giường bệnh và bị hai sĩ quan quân đội giết hại theo lệnh của Idi Amin.[22] Thi thể của Bloch được phát hiện gần một cánh đồng mía cách 20 dặm (32 km) phía đông Kampala năm 1979,[7] sau cuộc Chiến tranh Ugandan–Tanzanian dẫn tới sự chấm dứt thời kỳ cai trị của Amin.[23]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các công ty Israel đã tham gia vào nhiều dự án xây dựng tại châu Phi trong thập niên 1960 và 1970. Một lý do cuộc đột kích được lên kế hoạch tốt như vậy bởi toà nhà nơi các con tin bị giam giữ được Solel Boneh, một công ty xây dựng Israel, thực hiện, và họ vẫn còn các bản vẽ của nó, và đã cung cấp cho chính phủ Israel. Ngoài ra, Mossad đã có một bức tranh chính xác về nơi giam giữ các con tin, số lượng các chiến binh và binh lính Uganda tham gia từ những con tin được thả ra tại Paris.[9] Khi lên kế hoạch cho chiến dịch quân sự, quân đội Israel đã làm mô hình một phần nhà ga sân bay với sự giúp đỡ của một số kỹ sư Israel tham gia vào việc xây dựng công trình thực tế. Công việc được bảo mật rất kỹ, và các nhà thầu dân sự xây dựng bản sao này đã bị giữ như những vị "khách" của quân đội cho tới khi chiến dịch giải cứu được tuyên bố thành công.[24]

Theo một bài phỏng vấn ngày 5 tháng 7 năm 2006 của Associated Press với người tổ chức cuộc đột kích "Muki" Betser, các nhà điều tra của Mossad đã phỏng vấn kỹ lưỡng các con tin được thả ra.[25] Nhờ vậy, một nguồn tin khác là một hành khách người Pháp - Do Thái, người bị thả nhầm như một con tin phi Do Thái. Betser nói rằng người đàn ông này đã trải qua huấn luyện quân sự và có "một trí nhớ siêu đẳng," cho phép ông ta cung cấp thông tin về số lượng và trang bị của những kẻ bắt giữ con tin, cùng nhiều thông tin giá trị khác.[25]

Trong tuần trước cuộc đột kích, Israel đã tìm kiếm một số giải pháp chính trị để giải phóng các con tin. Nhiều nguồn tin nói rằng nội các Israel đã chuẩn bị thả các tù binh Palestine nếu một giải pháp quân sự không có hy vọng thành công. Một sĩ quan IDF đã nghỉ hưu, Baruch "Burka" Bar-Lev, đã từng biết Idi Amin trong nhiều năm và được coi là có mối quan hệ cá nhân thân cận với ông ta. Theo yêu cầu của nội các ông đã nhiều lần liên lạc điện thoại với Amin, tìm cách giải phóng các con tin, nhưng không thành công.[26][27]

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Uganda, dưới sự lãnh đạo của Juma Oris, Bộ trưởng Ngoại giao Uganda ở thời điểm ấy, sau này đã tìm cách tổ chức một kỳ họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tìm kiếm một sự lên án chính thức với cuộc đột kích của Israel,[28] như sự xâm phạm vào chủ quyền của Uganda. Hội đồng ngay lập tức từ chối đưa ra bất kỳ một nghị quyết nào về vấn đề này, không lên án cả Israel và Uganda. Trong bài phát biểu của mình trước Hội đồng, đại sứ Israel Chaim Herzog nói:

Chúng tôi tới với một thông điệp đơn giản tới Hội đồng: chúng tôi tự hào về điều mình đã làm bởi chúng tôi đã thể hiện với thế giới rằng, một quốc gia nhỏ bé, trong những trường hợp của Israel, mà với quốc gia đó các thành viên của Hội đồng này hiện đã đều biết rõ, phẩm giá của một con người, cuộc sống của con người và tự do của con người là những giá trị cao nhất. Chúng tôi không chỉ tự hào bởi chúng tôi đã cứu mạng sống của hơn một trăm đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội mà còn bởi tầm quan trọng của hành động của chúng tôi cho lý tưởng tự do của loài người.[29][30]

— HERZOG, Chaim.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kurt Waldheim đã miêu tả cuộc đột kích là "một sự vi phạm nghiêm trọng vào chủ quyền quốc gia của một nước thành viên Liên hiệp quốc" (có nghĩa là Uganda). Vì từ chối ra đi (và sau đó để lại một số hành khách làm con tin) khi đã được những kẻ khủng bố cho phép, Cơ trưởng Bacos đã bị các lãnh đạo của mình tại Air France lên án và cho tạm ngừng công việc trong một thời gian. Ông đã được Israel tặng thưởng vì hành động anh hùng từ chối để lại các con tin Do Thái.[31] Idi Amin bị bẽ mặt bởi cuộc đột kích bất ngờ này. Ông tin rằng Kenya đã cộng tác với Israel trong việc liên kế hoạch tấn công và hàng trăm người Kenya đang sống tại Uganda đã bị thảm sát sau đó. Nhưng từ thời điểm đó, chế độ của Amin bắt đầu tan rã, và hai năm sau, ông bị buộc phải đi sống lưu vong tại Ả Rập Xê Út. Amin chết ở Jeddah tháng 8 năm 2003.[8] Trong những năm sau đó, Betser và những người anh em của Yonatan Netanyahu - IddoBenjamin, tất cả đều là các cựu chiến binh của Sayeret Matkal - ngày càng xuất hiện nhiều trước các diễn đàn công khai về người chịu trách nhiệm cho việc nổ súng bất ngờ dẫn tới cái chết của Yonatan Netanyahu và một phần về sự mất bí mật chiến thuật.[32][33]

Các quốc tịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc máy bay chở theo 248 hành khách và 12 thành viên phi đoàn[10][Ghi chú 2]- trong số đó bốn người thiệt mạng và mười người bị thương.[4][5] Trong tổng cộng 260 trên khoang, 256 trở về an toàn. Một con tin thứ tư sau này bị các sĩ quan quân đội Uganda giết hại tại Bệnh viện MulagoKampala.

Bốn con tin thiệt mạng là:

  1. Jean-Jacques Maimoni - một người Pháp gốc Do Thái 19 tuổi, người đã đứng dậy khi các lính commando Israel đang trấn áp những kẻ không tặc. Họ nhầm anh ta với một tên không tặc.[11]
  2. Pasco Cohen - một người quản lý 52 tuổi tại một quỹ bảo hiểm y tế Israel, ông bị tử thương bởi đạn, hoặc từ phía những kẻ không tặc hoặc bởi các lính commando Israel.[11]
  3. Ida Borochovitch - một người Nga gốc Do Thái 56 tuổi đã di cư sang Israel, cũng bị giết trong cuộc đọ súng.[11]
  4. Dora Bloch - một phụ nữ 75 tuổi bị chính phủ Uganda giết hại tại Bệnh viện Mulago ở Kampala khi đang được điều trị bệnh không liên quan tới cuộc đột kích. Xác của Bloch đã được phát hiện gần một cánh đồng mía cách 20 dặm phía đông Kampala năm 1979.[23]

Theo một danh sách của Air France, đa số hành khách là người Israel, người Pháp, Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tất cả 105 hành khách bị bắt giữ đều là người Do Thái. Danh sách cụ thể như sau:

Quốc tịch Hành khách Phi đội Tổng
 Bỉ 4 0 4
 Brasil 2 0 2
 Đan Mạch 2 0 2
 Pháp 42 12 54
 Hy Lạp 25 0 25
 Đức 1 0 1
 Israel 92 0 92
 Ý 9 0 9
 Nhật Bản 1 0 1
 Hàn Quốc 1 0 1
Tây Ban Nha 5 0 5
 Anh Quốc 30 0 30
 Hoa Kỳ 34 0 34
Tổng 248 12 260

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ việc đã trở thành chủ đề của nhiều bộ phim, hai trong số đó là các bộ phim của Mỹ với các diễn viên người Mỹ/Anh; một bộ phim thứ ba do Israel sản xuất với hầu hết các vai chính là diễn viên Israel. Vụ không tặc chuyến bay AF139 của Air France và phi vụ giải cứu sau đó đã được dựng lại trong bộ phim tài liệu Operation Thunderbolt: Entebbe.[34] Dưới đây là một danh sách đầy đủ các bộ phim về vụ việc:

Những đề cập khác:

Tuyên bố sự liên can của Israel

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một hồ sơ của chính phủ Anh về vụ khủng hoảng, một tiếp xúc giấu tên bên trong Liên hiệp Nghị viện Ả Rập đã tìm cách thuyết phục một nhà ngoại giao Anh tại Paris, ngay sau vụ không tặc, rằng Sở Mật vụ Israel và Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP), đã cùng hành động để chiếm máy bay. Theo phiên bản này, Shin Bet đã giúp vạch ra kế hoạch để làm tổn hại uy tín của PLO tại Pháp và việc thiết lập quan hệ của nó với Hoa Kỳ.[37] Israel bác bỏ cáo buộc của nguồn tiếp xúc về sự liên quan của mình,[38] và các quan chức trong văn phòng Phó thủ tướng gọi nó là "ngu xuẩn" và "không đáng để bình luận."[39] Sự thiếu vắng các bằng chứng xác thực ủng hộ cáo buộc dẫn tới những đồn đoán rằng đã có một hành động chủ tâm thông tin sai, một nỗ lực để tạo một giả thuyết âm mưu.[40]

  1. ^ Một số nguồn gọi chiến dịch là Chiến dịch Thunderbolt, chứ không phải là Chiến dịch Thunderball.
  2. ^ a b Các nguồn đưa ra con số hành khách khác nhau, trong khoảng 228 và 248; con số cao hơn là từ New York Times.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Smith, Terence. “HOSTAGES FREED AS ISRAELIS RAID UGANDA AIRPORT; Commandos in 3 Planes Rescue 105-Casualties Unknown Israelis Raid Uganda Airport And Free Hijackers' Hostages”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  2. ^ a b “Mossad took photos, Entebbe Operation was on its way”. Ynetnews. 2006. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2009.
  3. ^ a b c d e Feldinger, Lauren Gelfond. “Back to Entebbe”. Jerusalem Post. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  4. ^ a b c “Operation Entebbe”. The Knesset at Sixty. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  5. ^ a b c d e “Hostage Rescue at the Raid on Entebbe”. OperationEntebbe.Com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  6. ^ Middle Eastern terrorism, Mark Ensalaco p. 101 University of Pennsylvania Press, 2007
  7. ^ a b "Body of Amin Victim Is Flown Back to Israel." New York Times. 4 tháng 6 năm 1979, Monday, p. A3.
  8. ^ a b “1976: Israelis rescue Entebbe hostages”. BBC – On this day. 4 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2009.
  9. ^ a b “The Rescue: 'We Do the Impossible'. Time Magazine. Monday, 12 tháng 7 năm 1976. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  10. ^ a b c d e f g “General Dan Shomron—Times Online Obituary”. The Times. 27 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  11. ^ a b c d e f g h i j k l Ben, Eyal (3 tháng 7 năm 2006). “Special: Entebbe's unsung hero”. YNetNews.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  12. ^ a b “Woolly Days: Entebbe”. 2 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  13. ^ a b David Tinnin, Like Father, Time (magazine), 8 tháng 8 năm 1977. A review of Hitler's children by Julian Becker, Page 2 Lưu trữ 2010-10-18 tại Wayback Machine
  14. ^ a b “The Entebbe Rescue Mission”. Israel Defense Forces. Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  15. ^ Grimes, Paul. "Rescuing the Entebbe Hostages." New York Times. Friday, 30 tháng 7 năm 1976. (The Weekend, p. 51)
  16. ^ Lipkin-Shakhak, Tali. "The Forgotten Hero of Entebbe" Maariv. 16 tháng 6 năm 2006.
  17. ^ Terence, Smith. "Hostages Freed as Israelis Raid Uganda Airport."] New York Times. Sunday, 4 tháng 7 năm 1976”.
  18. ^ Matan Vilnai: Deputy Minister of Defense. Israel Ministry of Foreign Affairs.
  19. ^ a b c “Israel Defense Forces — Entebbe Diary”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2010.
  20. ^ Stevenson, William (1976). Ninety Minutes at Entebbe. New York: Bantam Books. tr. 100. ISBN 0-553-10482-9.
  21. ^ a b “Remembering Entebbe,Larry Domnitch”. The Jewish Press. 1 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  22. ^ “The July 4 Entebbe rescue was a gift from Israel to the world”. Judy Press. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  23. ^ a b Verkaik, Robert (13 tháng 2 năm 2007). “Revealed: the fate of Idi Amin's hijack victim—Crime, UK—The Independent”. The Independent. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  24. ^ Preparation for the Raid on Entebbe Answers 2000 Ltd. Verified 14 tháng 12 năm 2008.
  25. ^ a b 4 tháng 7 năm 2006-palestinian-pressure_x.htm "Israel marks 30th anniversary of Entebbe." Associated Press in USA Today. 5 tháng 7 năm 2006.
  26. ^ "Vindication for the Israelis." Lưu trữ 2011-05-21 tại Wayback Machine Time Magazine. 26 tháng 7 năm 1976]
  27. ^ "War of Words over a Tense Border." Lưu trữ 2011-03-09 tại Wayback Machine Time Magazine. 26 tháng 7 năm 1976.
  28. ^ Teltsch, Kathleen. "Uganda Bids U.N. Condemn Israel for Airport Raid." New York Times. 10 tháng 7 năm 1976. (Section: The Week In Review)
  29. ^ Herzog, Chaim. Heroes of Israel. p. 284.
  30. ^ Fendel, Hillel. "Israel Commemorates 30th Anniversary of Entebbe Rescue." Israel National News.
  31. ^ Kaplan, David E. "A historic hostage-taking revisited." Jerusalem Post. 3 tháng 8 năm 2006.
  32. ^ Sharon Roffe-Ofir "Entebbe's open wound" Ynet, 7 tháng 2 năm 2006
  33. ^ Josh Hamerman "Battling against 'the falsification of history'" Ynet News, 4 tháng 2 năm 2007
  34. ^ McFadden, Robert. "6 Film Studios Vie Over Entebbe Raid." New York Times. 26 tháng 7 năm 1976.
  35. ^ Cohen, Peter-Adrian. “theatreor.com presents A WORLD PREMIERE from an Israeli Perspective”. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2009.
  36. ^ “Untitled Theater Co #61's Fest Of Jewish Theater & Ideas Runs”. 20 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2009.
  37. ^ Parkinson, Daniel (6 tháng 6 năm 2007). “Israel hijack role 'was queried'. BBC. Truy cập 1 tháng 6 năm 2007.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  38. ^ "Eitam: UK claims of Israeli collusion in 1976 hijacking 'audacious'." Lưu trữ 2008-12-09 tại Wayback Machine Israel Insider. 2 tháng 6 năm 2007.
  39. ^ Israel: "BBC Entebbe Story 'Ridiculous'." Israel National News. 2 tháng 6 năm 2007.
  40. ^ Hochstein, Joseph M. Claims of Entebbe conspiracy lack credibility. Mideastweb.org. 8 tháng 6 năm 2007

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Xung đột Ả Rập-Israel Bản mẫu:Lực lượng Phòng vệ Israel Bản mẫu:Các vụ việc và tai nạn hàng không năm 1976

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hành trình 18 năm từ TTTM sang chảnh bậc nhất đến thảm cảnh phá sản của Parkson
Hành trình 18 năm từ TTTM sang chảnh bậc nhất đến thảm cảnh phá sản của Parkson
Parkson tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2005 và trở thành một trong những siêu thị bán lẻ hàng hiệu quốc tế đầu tiên tại đây.
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Sở hữu năng lực xoá buff diện rộng kèm hiệu ứng Speed Reduction, đặc biệt là rush action cực khủng
Download anime Toki wo Kakeru Shoujo Vietsub
Download anime Toki wo Kakeru Shoujo Vietsub
Bách nhọ nữ sinh và vượt thời không bộ pháp. Theo một thống kê có thể chính xác.