Chiến tranh Ottoman-Safavid (1623–1639)

Chiến tranh Ottoman-Safavid (1623–639)
Một phần của Chiến tranh Ottoman-Ba Tư

Map of the Safavid state. The area of Mesopotamia, permanently lost to the Ottomans in 1639 is shaded.
Thời gian1623-1639
Địa điểm
Kết quả Đế quốc Ottoman chiến thắng: Hòa ước Zuhab
Thay đổi
lãnh thổ
Sự phân chia lâu dài của vùng Caucasus,
Iraq rơi vào quyền kiểm soát của vương triều Ottoman
Tham chiến
Đế quốc Safavid Đế quốc Ottoman
Chỉ huy và lãnh đạo
Abbas I
Safi
Murad IV
Hafiz Ahmed Pasha
Khüsrev Pasha

Chiến tranh Ottoman-Safavid (1623 – 1639) là cuộc chiến cuối cùng trong một chuỗi chiến tranh giữa đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) và đế quốc Safavid (Ba Tư), hai quốc gia hùng mạnh nhất Trung Đông vào thời bấy giờ. Sau khi Quân đội Ba Tư chiếm được Bagdad và phần lớn Iraq, cuộc chiến tranh rơi vào tình thế bế tắc, bởi vì Đế quốc Ba Tư không đủ sức để mở mang xa hơn, trong khi Đế quốc Ottoman đang vướng vào các cuộc chiến tranh ở Âu châu đồng thời nhiều cuộc bạo loạn bùng nổ trong nước. Cuối cùng, Quân đội Ottoman chiếm lại được Bagdad, và cuộc chiến kết thúc bằng Hòa ước Zuhab với kết quả là Đế quốc Ottoman chiến thắng, vùng Lưỡng Hà rơi vào quyền kiểm soát của Đế quốc Ottoman trong nhiều thập kỷ cho đến khi mất quyển kiểm soát vùng này trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Cuộc chiến tranh này kéo dài 17 năm. Trong những năm đầu, quân Ba Tư thường xuyên đánh bại quân Ottoman trên các mặt trận, trong khi tự quân Thổ Nhĩ Kỳ là Murad IV còn thơ ấu, chưa thể trị nước. Tuy vậy, khi trưởng thành, Sultan Murad IV đàn áp các cuộc bạo loạn trong nước, rồi xây dựng lại bộ máy nhà nước. Kể từ năm 1635, ông thân chinh thống lĩnh Quân đội Ottoman trên các mặt trận. Cùng năm ấy, ông cùng với 100.000 binh sĩ chiếm được Yerevan.[1] Ngoài ra, Quân đội Ottoman còn cướp phá cả cố đô Tabriz.[2] Dù vậy, cuối năm 1635, Sultan Murad IV ca khúc khải hoàn về kinh đô Istanbul. Mùa xuân năm sau, vua Safi của Ba Tư phản công và tái chiếm Yerevan.

Bagdad thất thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi mất Yerevan về tay Ba Tư, vua Murad IV mở một chiến dịch xâm chiếm Bagdad. Quân đội của ông đã tiến về Bagdad ngày 16 tháng 11 năm 1638. Sau hơn 30 ngày bị Quân đội Ottoman bao vây, thành Bagdad thất thủ.

Hiệp ước Zuhab được ký kết: Yerevan và Azerbaijan thuộc về Ba Tư, Bagdad và núi Zagros thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Finkel (2006), các trang 215-216
  2. ^ Roemer (1989), tr. 283

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cooper, J. P. (1979). The New Cambridge Modern History, Volume IV: The Decline of Spain and the Thirty Years War, 1609-48/59. CUP Archive. ISBN 0521297134 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
  • Faroqhi, Suraiya (2006). The Cambridge History of Turkey: The Later Ottoman Empire, 1603-1839. Cambridge University Press. ISBN 9780521620956.
  • Finkel, Caroline (2006). Osman's Dream: The Story of the Ottoman Empire 1300-1923. London: John Murray. ISBN 978-7195-6112-2 Kiểm tra giá trị |isbn=: số con số (trợ giúp).
  • Bagdad thất thủ
  • Chiến tranh Ottoman-Iran
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Decarabian có thực sự là bạo chúa - Venti là kẻ phản động
Decarabian có thực sự là bạo chúa - Venti là kẻ phản động
Bài viết này viết theo quan điểm của mình ở góc độ của Decarabian, mục đích mọi người có thể hiểu/tranh luận về góc nhìn toàn cảnh hơn
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Chúng ta có thể có "điểm cộng" khi thi đại học nhưng tới khi ra trường những thứ ưu tiên như vậy lại không tự nhiên mà có.
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Công việc của CPU là thực thi các chương trình, các chương trình như Microsoft Office, safari, v.v.
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?