Christine Marie của Pháp

Christine Marie của Pháp
Christine Marie de France
Chân dung Christine của Pháp đang để tang với tư cách là Nhiếp chính của Savoia
Bà chúa Vương thất [a]
Tại vị25 tháng 11 năm 1615 – 10 tháng 2 năm 1619
(3 năm, 77 ngày)
Tiền nhiệmÉlisabeth của Pháp
Kế nhiệmHenriette Marie của Pháp
Công tước phu nhân xứ Savoia
Tại vị26 tháng 7 năm 1630 – 7 tháng 10 năm 1637
(7 năm, 73 ngày)
Tiền nhiệmCatalina Micaela của Tây Ban Nha
Kế nhiệmFrançoise Madeleine của Orléans
Thông tin chung
Sinh(1606-02-10)10 tháng 2 năm 1606
Palais du Louvre, Paris, Pháp
Mất27 tháng 12 năm 1663(1663-12-27) (57 tuổi)
Palazzo Madama, Turin, Công quốc Savoia
An tángVương cung Thánh đường Thánh Andrea
Phối ngẫu
Vittorio Amedeo I của Savoia
(cưới 1619⁠–⁠mất1637)
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Christine Marie de France
Vương tộcNhà Bourbon
Thân phụHenri IV của Pháp Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaria de' Medici
Tôn giáoCông giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của Christine Marie của Pháp

Christine Marie của Pháp (10 tháng 2 năm 1606 – 27 tháng 12 năm 1663) là em gái của Louis XIII của Pháp và là Công tước phu nhân xứ Savoia. Sau cái chết của chồng là Vittorio Amadeo I vào năm 1637, Christine đảm nhận vai trò nhiếp chính của Savoia từ năm 1637 đến 1648.

Vương nữ nước Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Christine Marie được sinh ra tại Cung điện LouvreParis, là con thứ ba và con gái thứ hai của Henri IV của PhápMaria de' Medici. Là con gái của Quốc vương Pháp, Christine được gọi là Fille de France (Con gái nước Pháp). Christine Marie là em gái của Louis XIIIÉlisabeth của Pháp và là chị gái của Đức ngài xứ Orléans, GastonHenriette Marie của Pháp. Christine còn là em vợ của Felipe IV của Tây Ban Nha thông qua chị gái Élisabeth và là chị vợ của Charles I của Anh thông qua em gái Henriette Marie. Khi còn nhỏ, Vương nữ được nuôi dưỡng dưới sự giám sát của nữ gia sư Françoise de Montglat.

Sau cuộc hôn nhân của chị gái Élisabeth vào năm 1615 với Felipe của Tây Ban Nha, Christine được kế thừa danh hiệu Madame Royale (Bà chúa Vương thất) của chị gái, biểu thị thân phận của Christine Marie là Vương nữ lớn nhất chưa kết hôn trong triều đình của Henri IV của Pháp. Sau khi Christine kết hôn, danh hiệu này được kế thừa bởi em gái Christine là Henriette Marie.

Thân vương phi xứ Piemonte

[sửa | sửa mã nguồn]

Christine Marie kết hôn với Vittorio Amadeo I của Savoia vào ngày 10 tháng 2 năm 1619 tại Louvre ở Paris. [1] Từ năm 1619 cho đến khi chồng lên ngôi, Christine được biết đến là Thân vương phi xứ Piemonte. Vittorio Amadeo là con trai của Carlo Emanuele I của SavoiaCatalina Micaela của Tây Ban Nha. Thân vương phi bị cho là người dễ thay đổi và phù phiếm. Với nền giáo dục được thừa hưởng từ triều đình Pháp, Christine Marie đã phổ biến văn hóa Pháp tới triều đình Savoia. Nơi ở của Christine bao gồm Palazzo Madama mà Thân vương phi đã cho xây dựng lại và Christine cũng là người thúc đẩy việc tái thiết Lâu đài Valentino cũng như cho mở rộng Cung điện Vương thất Torino. Sau này Christine cũng sở hữu Villa Abegg, nơi ở cũ của Maurizio của Savoia, em chồng cũng như là con rể của Christine Marie.

Christine Marie đã nỗ lực hết mức có thể để đảm bảo rằng triều đình của mình có thể sánh ngang với em gái Henriette Marie, vợ của Charles I của Anh. Mặc dù vậy, hai chị em vẫn duy trì mối quan hệ thư từ gần gũi trong suốt cuộc đời, cho thấy hai chị em có mối quan hệ thân thiết. Christine cũng là tâm phúc của Henriette Marie trong thời gian sống lưu vong khỏi nước Anh và Henriette Marie cũng thường viết thư cho chị gái kể về những trải nghiệm của mình trong Nội chiến Anh và sự phục vị của con trai Vương hậu. Christine khuyến khích chồng mình đòi quyền sở hữu tước hiệu Quốc vương Síp và Jerusalem, một 'vương quốc' khiến Vittorio Amadeo I bị gắn mác là "một quốc vương không có vương miện". Christine Marie cũng không che giấu mong muốn trở thành một Vương hậu hơn là một Công tước phu nhân hay muốn biến Công quốc Savoia thành nước Pháp phiên bản nhỏ hơn.

Công tước phu nhân và nhiếp chính xứ Savoia

[sửa | sửa mã nguồn]

Victtorio Amadeo trở thành Công tước xứ Savoia sau cái chết của cha vào ngày 26 tháng 7 năm 1630. Khi chồng của Christine qua đời vào năm 1637, bà Thái Công tước được phong làm nhiếp chính thay mặt con trai là Francesco Giacinto I. Sau khi Francesco Giacinto I qua đời vào năm 1638, Christine tiếp tục nắm quyền nhiếp chính thay mặt con trai Carlo Emanuele II.

Cả Công tử Maurizio và em trai là Công tử Tomasso Francesco của Savoia đều tranh chấp quyền lực với chị dâu và đoàn thị tùng người Pháp của Thái Công tước phu nhân. Khi người thừa kế đầu tiên Francesco Giacinto I qua đời vào năm 1638, cả hai anh em bắt đầu Nội chiến Piemonte với sự hỗ trợ của Tây Ban Nha. Hai phe đối địch được gọi là "principisti " (những người ủng hộ các Công tử) và "madamisti " (những người ủng hộ Madama Reale).

Sau bốn năm tranh giành quyền lực, Christine Marie giành thắng lợi nhờ sự hỗ trợ của quân đội Pháp. Christine không chỉ bảo toàn được Công quốc Savoia cho con trai mà còn ngăn cản việc Pháp có được quá nhiều quyền lực trong Công quốc. Khi hòa bình được thiết lập vào năm 1642, Maurizio kết hôn với con gái mười bốn tuổi Luisa Cristina của Christine Marie, từ bỏ tước vị hồng y và xin Giáo hoàng Phaolô V miễn trừ. Maurizio trở thành thống đốc xứ Nice. Christine vẫn nắm quyền kiểm soát vững chắc Công quốc Savoia cho đến khi con trai bà có thể cai trị nối bước mình. Quyền nhiếp chính của Christine Maria kết thúc vào năm 1648, nhưng Christine vẫn chịu trách nhiệm theo dõi theo lời mời của con trai cho đến khi qua đời. [2]

Christine Marie sống một cuộc sống riêng tư thoải mái và có quan hệ với Đại sứ Pháp, Marini, em chồng Maurizio, và Bá tước Filippo d'Aglié, một người đàn ông đẹp trai, học thức và gan dạ và luôn trung thành với Christine suốt cuộc đời.

Cuộc sống sau này

[sửa | sửa mã nguồn]

Christine Marie khuyến khích con trai Carlo Emanuele II kết hôn với cháu gái gọi bác của mình là Françoise Madeleine của Orléans, con gái út còn sống của Gaston của Pháp, Công tước xứ Orléans, em trai út của Christine. Hai người kết hôn vào ngày 3 tháng 4 năm 1663. [2]

Christine qua đời tại Cung điện Madama ở Torino vào ngày 27 tháng 12 năm 1663 [3] ở tuổi 57 và được chôn cất tại Vương cung thánh đường Thánh Andrea. Christine Marie đã sống lâu hơn 4 trong số 7 người con của mình.

Diễn biến sau này và di sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Françoise Madeleine qua đời vào tháng 1 năm 1664 và Carlo Emanuele II sau đó tái hôn với một người em họ xa là Marie Jeanne Baptiste xứ Savoie-Nemours. [4] Marie Jeanne Baptiste sinh ra Victtorio Amadeo II của Sardegna, người sau này kết hôn với một Vương tôn nữ Pháp (và là thành viên của Vương tộc Orléans) là Anne Marie của Orléans. 17 năm sau khi Christine Marie qua đời, vào năm 1680, cháu ngoại của Christine là Maria Anna Victoria xứ Bayern thông qua con gái thứ ba là Enrichetta Adelaide của Savoia, kết hôn với cháu trai của anh trai Christine là Louis của Pháp, được gọi là 'Người béo'. Christine do đó đã trở thành tổ mẫu của nhánh Tây Ban Nha của Vương tộc Bourbon thông qua con trai thứ hai của Maria Anna Victoria là Felipe V của Tây Ban Nha. [5]

Năm 2010, trên chương trình Who Do You Think You Are? của NBC, người mẫu/diễn viên Brooke Shields được tiết lộ là một hậu duệ của Christine Marie. [6] Marie Christine von Reibnitz, Vương phi Michael xứ Kent cũng là hậu duệ của Christine thông qua con trai Carlo Emanuele II. [7]

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Con trai chết lưu (1621)
  2. Luigi Amadeo của Savoia (1622–1628)
  3. Luisa Cristina của Savoia (27 tháng 7 năm 1629 – 14 tháng 5 năm 1692) kết hôn với Maurizio của Savoia nhưng không có hậu duệ.
  4. Francesco Giacinto I của Savoia (14 tháng 9 năm 1632 – 4 tháng 10 năm 1638), Công tước xứ Savoia
  5. Carlo Emanuele II của Savoia (20 tháng 6 năm 1634 – 12 tháng 6 năm 1675) kết hôn với Françoise Madeleine của Orléans nhưng không có con; kết hôn lần hai với Marie Jeanne Baptiste xứ Savoie-Nemours và có hậu duệ.
  6. Margherita Violante của Savoia (15 tháng 11 năm 1635 – 29 tháng 4 năm 1663) kết hôn với Ranuccio II Farnese, Công tước xứ Parma, và qua đời khi sinh con.
  7. Enrichetta Adelaide của Savoia (6 tháng 11 năm 1636 – 18 tháng 3 năm 1676) kết hôn với Ferdinand Maria, Tuyển hầu tước xứ Bayern và có hậu duệ.
  8. Caterina Beatrice của Savoia (6 tháng 11 năm 1636 – 26 tháng 8 năm 1637) qua đời khi còn nhỏ.
  1. ^ Dịch từ Madame Royale, tước hiệu thường được ban cho con gái lớn nhất của Quốc vương Pháp mà chưa kết hôn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Parrott 1997, tr. 36.
  2. ^ a b Oresko 2004, tr. 20.
  3. ^ Oresko 2004, tr. 21.
  4. ^ Oresko 2004, tr. 21-23.
  5. ^ Oresko 2004, tr. 18.
  6. ^ “Brooke Shields”. Who Do You Think You Are? – USA. Tập 2. 4 tháng 7 năm 2010. BBC. BBC One. Back in New York, Brooke sets out on the trail of her very different paternal ancestry, the family of her paternal grandmother, the glamour heiress Marina Torlonia. Her journey takes her to Rome where she discovers that as bankers to the Vatican, the Torlonia family became one of the wealthiest and most influential families in 19th-century Italy. But it doesn't end there – on the trail of yet another illustrious ancestor, the mysteriously titled 'Madame Royale', Brooke heads to Paris and the very heart of French nobility.
  7. ^ Princess Michael of Kent. The Serpent and the Moon: Two Rivals for the Love of a Renaissance King, Simon and Schuster, Sep 13, 2005. Index. Princess Michael Descent Chart
  8. ^ Robert Knecht, Renaissance France, genealogies; Baumgartner, genealogical tables.

Nguồn tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Oresko, Robert (2004). “Maria Giovanna Battista of Savoy-Nemours (1644–1724): daughter, consort, and Regent of Savoy”. Trong Campbell Orr, Clarissa (biên tập). Queenship in Europe 1660–1815: The Role of the Consort. Cambridge University Press. tr. 16–55. ISBN 0-521-81422-7.
  • Parrott, David (1997). “The Mantuan Succession, 1627–31: A Sovereignty Dispute in Early Modern Europe”. The English Historical Review. Oxford Academic. CXII, Issue 445, February (445): 20–65. doi:10.1093/ehr/CXII.445.20.
Christine Marie của Pháp
Nhánh thứ của Vương tộc Capet
Sinh: 10 tháng 2, năm 1606 Mất: 27 tháng 12, năm 1663
Vương thất Pháp
Tiền nhiệm:
Élisabeth của Pháp
Madame Royale
25 thang 11 năm 1615 – 10 tháng 2 năm 1619
Kế nhiệm:
Henriette Marie của Pháp
Vương thất Ý
Tiền nhiệm:
Catalina Micaela của Tây Ban Nha
Công tước phu nhân xứ Savoia
26 tháng 7 năm 1630 – 7 tháng 10 năm 1637
Kế nhiệm:
Françoise Madeleine của Orléans
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Mình sở hữu chiếc túi designer bag đầu tiên cách đây vài năm, lúc mình mới đi du học. Để mà nói thì túi hàng hiệu là một trong những ''life goals" của mình đặt ra khi còn bé
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nigredo là một Magic Caster và nằm trong những NPC cấp cao đứng đầu danh sách của Nazarick
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngay cả những cha mẹ không được tặng túi quà khi còn nhỏ cũng sẽ tặng lại túi quà cho con cái của họ.
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Lúc bạn nhận ra người khác đi làm vì đam mê là khi trên tay họ là số tiền trị giá hơn cả trăm triệu thì Sugar Daddy Nanami là một minh chứng khi bên ngoài trầm ổn, trưởng thành