Công quốc Savoia

Công quốc Savoia
Tên bản ngữ
1416-1814; 1847
Quốc huy Savoy
Quốc huy
Quốc huy Savoy
Quốc huy

Các bang của Công quốc Savoy vào khoảng năm 1700
Các bang của Công quốc Savoy vào khoảng năm 1700
Tổng quan
Vị thếThành bang của Thánh chế La Mã
Thủ đôChambéry (1416–1562)
Torino (1562–1847)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Ý, tiếng Piemonte, tiếng Pháp, tiếng Latinh, tiếng Franco Provençal, tiếng Occitan
Tôn giáo chính
Công Giáo La Mã
Tên dân cưSavoyard
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Công tước 
• 1416–1440
Amadeus VIII
• 1831–1847
Charles Albert
Lịch sử
Thời kỳCận đại
• Bá quốc Savoy nâng lên thành Công quốc
1416
• Bị Pháp chiếm đóng
1536–59, 1630,
1690–96, 1703–13
• Mua lại Sicilia và các phần của Công quốc Milano
11 tháng 4 năm 1713
• Mua lại Vương quốc Sardegna để đổi lấy Sicily
1720
• Bị Đệ Nhất Cộng hòa Pháp chiếm đóng
1792–1814
• Hợp nhất cùng với Vương quốc Sardegna
 
1847
Tiền thân
Kế tục
Bá quốc Savoy
Công quốc Montferrat
Cộng hòa Genova
Đế chế La mã Thần thánh
Đệ nhất Cộng hòa Pháp
Vương quốc Sardegna
Hiện nay là một phần củaÝ
Pháp
Thụy Sĩ


Công quốc Savoia (tiếng Ý: Ducato di Savoia; tiếng Pháp: Duché de Savoie) là một cựu quốc gia ở Tây Âu. Savoia được thành lập khi Sigismund, Vua của người La Mã, nâng Bá quốc Savoia thành công quốc để ban cho Amadeus VIII. Công quốc là một thành bang thuộc Đế chế La Mã Thần thánh và có phiếu bầu trong Đại hội Đế quốc. Từ thế kỷ 16, Savoia thuộc Vùng đế chế Thượng Rhenish. Trong suốt thời gian tồn tại, nó được cai trị bởi Vương tộc Savoia và cuối cùng trở thành một phần của bang Savoiaard (vào năm 1720 trở thành Vương quốc Sardegna (còn được gọi là "Vương quốc Savoia-Sardinia"))[1][2][3][4]

Bán đảo Ý năm 1499.

Quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Savoia là một cường quốc quân sự trong khu vực, thường tham gia vào các cuộc chiến giữa người Pháp và người Habsburgs. Vào thế kỷ 17, quân số thời bình có xu hướng xoay quanh 4.800 quân chuyên nghiệp (3.600 bộ binh và 1.200 kỵ binh) với một lượng lớn dân quân nông dân. Trong thời kỳ chiến tranh, dân quân được huấn luyện và lính đánh thuê được tuyển, quy mô của quân đội nhanh chóng tăng lên. Năm 1625, công quốc có một đội quân gồm 26.600 quân chính quy (25.381 bộ binh và 1.213 kỵ binh) cộng với khoảng 8.000 dân quân. Lực lượng chính quy bao gồm 5 đến 7 trung đoàn của người Piedmontese, phần còn lại là lính đánh thuê, bao gồm 9 trung đoàn của người Pháp và 2 trung đoàn của người Ý. Năm 1635, lính chính quy giảm xuống còn 12.250, sau đó là 15.710 vào năm 1637, 18.000 vào năm 1649, 5.500 vào năm thời bình 1660, 26.178 vào năm 1672, 35.000 vào năm 1705 (với 10.000 dân quân bán thường trực).[5]

Lực lượng dân quân được trang bị tương đối tốt và bao gồm 24.000 người vào năm 1566.[6]

Danh sách công tước của Savoia

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc kỳ của Savoia có hình một cây thánh giá màu trắng trên nền màu đỏ. Nó dựa trên một lá cờ của quân thập tự chinh, và do đó có nguồn gốc giống với lá cờ của Hiệp sĩ Malta (từ đó là Quốc kỳ hiện đại của Malta và của Quân kỳ của Malta) và những lá cờ khác (cờ của Đan MạchThụy Sĩ, với đảo ngược màu với của AnhGenova cùng với việc thêm những màu khác). Nó có thể được sử dụng lần đầu tiên bởi Amadeus III, Bá tước Savoia người đã tham gia cuộc Thập tự chinh thứ hai vào năm 1147. Vào thế kỷ 18, các chữ cái " FERT"đôi khi được thêm vào trên cờ của các bang để phân biệt lá cờ với lá cờ Malta.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khi Công quốc Savoia mua lại Sicilia vào năm 1713 và sau đó là Sardinia vào năm 1720, "Công tước xứ Savoia" (trong khi vẫn là một danh hiệu chính) đã trở thành một tước hiệu thấp hơn danh hiệu Vua. Công quốc Savoia vẫn là một thành bang của nhà nước mới cho đến khi cải cách cấp tỉnh của Vua Charles Albert, lúc này vương quốc trở thành một quốc gia thống nhất.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hearder, Harry (2002). Morris, Jonathan (biên tập). Italy: A Short History. Cambridge University Press. ISBN 978-0521000727.
  • Longhi, Andrea (2015). “Palaces and Palatine Chapels in 15th-Century Italian Dukedoms: Ideas and Experiences”. Trong Beltramo, Silvia; Cantatore, Flavia; Folin, Marco (biên tập). A Renaissance Architecture of Power: Princely Palaces in the Italian Quattrocento. Brill. ISBN 978-9004315501.
  • Oresko, Robert (1997). “The House of Savoy in search for a royal crown in the seventeenth century”. Trong Oresko, Robert; Gibbs, G. C.; Scott, H. M. (biên tập). Royal and Republican Sovereignty in Early Modern Europe: Essays in Memory of Ragnhild Hatton. Cambridge University Press. ISBN 978-0521419109.


Bản mẫu:Vòng tròn Upper Rhenish

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan