Chung Thiệu Quân

Chung Thiệu Quân
钟绍军
Chức vụ
Nhiệm kỳ1 tháng 12 năm 2017 – nay
6 năm, 356 ngày
Chủ tịch Quân ủyTập Cận Bình
Tiền nhiệmTần Sinh Tường
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ1 tháng 6 năm 2013 – nay
11 năm, 173 ngày
Chủ tịch Quân ủyTập Cận Bình
Tiền nhiệmNgô Chí Minh
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ22 tháng 10 năm 2022 – nay
2 năm, 30 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh19 tháng 10, 1968 (56 tuổi)
Khai Hóa, Cù Châu, Chiết Giang
Nghề nghiệpSĩ quan Quân đội
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnThạc sĩ Ứng dụng tâm lý học
Tiến sĩ Tâm lý học
Alma materĐại học Hàng Châu
Đại học Chiết Giang
Đại học Thanh Hoa
Binh nghiệp
Thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Phục vụ Trung Quốc
Năm tại ngũ2013–nay
Cấp bậc Trung tướng
Chỉ huyVăn phòng Quân ủy Trung ương
Văn phòng Chủ tịch Quân ủy

Chung Thiệu Quân (tiếng Trung giản thể: 钟绍军, bính âm Hán ngữ: Zhōng Shàojūn, tiếng Latinh: Zhong Shaojun, sinh ngày 19 tháng 10 năm 1968, người Hán) là tướng lĩnh, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Trung tướng Giải phóng quân, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, hiện là Chủ nhiệm các cơ quan như Văn phòng Quân ủy Trung ương, Văn phòng Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Văn phòng Biên chế và Cải cách Quân ủy Trung ương, Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo Cải cách thâm sâu Quân đội và Quốc phòng Quân ủy Trung ương, Ủy viên Ủy ban tuyển cử Quân Giải phóng, và đồng thời là Đồng Chủ nhiệm Văn phòng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Tập Cận Bình.

Chung Thiệu Quân là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Thạc sĩ Ứng dụng tâm lý học, Tiến sĩ Tâm lý học. Ông có sự nghiệp xuất phát điểm từ Chiết Giang, là người theo sát và phụ tá trong thời gian dài của Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung Thiệu Quân sinh ngày 19 tháng 10 năm 1968, lớn lên ở quê quán tại huyện Khai Hóa, địa cấp thị Cù Châu, tỉnh Chiết Giang.[1] Từ năm 1986 đến 1990, ông theo học Tính toán hệ chuyên ngành ứng dụng và tốt nghiệp Cử nhân Ứng dụng máy tính tại Đại học Hàng Châu. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, ông tiếp tục theo học nghiên cứu sinh tại quê nhà Chiết Giang. Cho đến năm 1999, ông tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Ứng dụng tâm lý học tại Đại học Chiết Giang.[2] Ông đã tốt nghiệp Tiến sĩ Tâm lý học tại Đại học Thanh Hoa.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiết Giang

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung Thiệu Sơn là người sinh ra, lớn lên và học tập tại quê nhà Chiết Giang. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, ông bắt đầu sự nghiệp công vụ viên ở Chiết Giang.[4] Vào tháng 10 năm 2002, Tập Cận Bình được Trung ương điều chuyển tới Chiết Giang, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang đồng thời là Phó Tỉnh trưởng kiêm Quyền Tỉnh trưởng Chiết Giang. Khi là Bí thư Chiết Giang, ông trở thành thủ trưởng chỉ huy lãnh đạo toàn diện tỉnh Chiết Giang, kiêm nhiệm Tỉnh trưởng Chiết Giang là vị trí tạm thời trước khi bổ nhiệm Tỉnh trưởng mới.[Ghi chú 1] Trong những năm này, Chung Thiệu Quân trở thành một trong những người thư ký phụ tá của Tập Cận Bình, bằng tài năng của mình. Ông công tác với chức vụ Chủ nhiệm Thư ký Bí thư, như một người hỗ trợ cho nhà lãnh đạo. Cùng với Thái Kỳ, Hoàng Khôn Minh, Trần Đức Vinh, Bayanqolu, Lâu Dương Sinh, Hạ Bảo Long, Lý Cường, Trần Mẫn Nhĩ, Lý Hi, Trần Hi, Hà Lập Phong, Thư Quốc Tăng thành lập tổ chức hệ thống chỉ huy Chiết Giang, được truyền thông phương Tây gọi là "Quân Chiết Giang Tập Cận Bình".[5]

Tập Cận Bình công tác lãnh đạo Chiết Giang từ năm 2002 đến 2007, tròn nhiệm kỳ của Trung ương Đảng khóa XVI. Chung Thiệu Quân cùng Quân Chiết Giang Tập Cận Bình phụ trách nhiều lĩnh vực, đẩy mạnh các chính sách và thực thi chỉ đạo của thủ trưởng, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định tiến bộ xã hội tỉnh Chiết Giang đạt mức độ phát triển xuất sắc, tạo cơ sở Chiết Giang cho đến ngày nay. Vào năm 2020, GDP Chiết Giang đạt 6.235 tỷ tệ, tương đương 904 tỷ USD, xếp thứ tư toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng thực tế đạt 6,8%, tốc độ danh nghĩa nội địa đạt tới 12,6%,[Ghi chú 2] một tốc độ khủng khiếp.[6] Chiết Giang hướng tới đạt GDP 1000 tỷ USD, tăng vị trí trong danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh phát triển nhất thế giới. Trong những năm này, ông được bổ nhiệm thăng chức thành Phó Bộ trưởng Bộ Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang, chức vụ hàm chính sở, địa, cục.

Thượng Hải

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối 2006, đầu năm 2007, trong thời điểm mà Đại hội Đảng lần thứ XVII chuẩn bị tiến hành thì Trung Quốc rung động bởi cuộc thanh trừng chính trị gia tham nhũng mà điển hình nghiêm trọng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thượng Hai Trần Lương Vũ. Sau khi tiến hành điều tra, phán quyết Trần Lương Vũ, Tập Cận Bình được điều chuyển bổ nhiệm thay thế, làm Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải. Với tư cách là người phụ tá, Chung Thiệu Quân được điều chuyển theo và tiếp tục làm Chủ nhiệm Thư ký Bí thư Thành ủy. Cùng thời gian năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng thư ký Thành ủy Thượng Hải.[7]

Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 2007, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII diễn biến nhiều tình huống. Vấn đề quan trọng diễn ra là Tập Cận Bình được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhậm chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trở thành Lãnh đạo cấp Quốc gia. Chung Thiệu Quân tiếp tục theo bước và được điều về Trung ương công tác. Ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghiên cứu Chính trị Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[8] Năm 2012, Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, chính thức trở thành Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao thứ 5 trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vào thời điểm này, Chung Thiệu Quân được điều chỉnh công tác, điều động vào Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Quân ủy Trung ương,[9] phụ tá lãnh tụ Tập Cận Bình ở lĩnh vực quân đội từ năm 2013.[10] Trong nhiệm kỳ khóa XVIII này, ông cùng Chủ nhiệm Văn phòng Tần Sinh Tường phụ trách công tác thông thường và thường xuyên của Giải phóng quân, xử lý các vấn đề và phụ tá trực tiếp cho Chủ tịch Quân ủy, tức triển khai lệnh của Tập Cận Bình trong lĩnh vực quân sự, liên kết hỗ trợ hai Phó Chủ tịch Quân ủy, tướng lĩnh trọng yếu cùng các quân chủng,[Ghi chú 3] chiến khu,[Ghi chú 4] bộ máy quân đội – các lực lượng cấp bộ. Đây là một chức vụ có vai trò quan trọng, ông giữ hàm Đại hiệu, đến năm 2016 được phong Thiếu tướng.[5]

Năm 2017, ông là một trong 303 tướng quân được cử tham gia Đại hội Đảng Toàn quốc. Trước kỳ Đại hội, với tư cách là thư ký Tập Cận Bình, ông được dự đoán sẽ tăng thêm vị trí công tác.[11] Vào tháng 12 năm 2017, sau kỳ Đại hội Đảng khóa XIX, ông được thăng chức bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc, một chức vụ với hàm Bộ trưởng, khi mới 49 tuổi.[12] Sau đó, ông được phân công thêm các nhiệm vụ là Chủ nhiệm Văn phòng Biên chế và Cải cách Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo Cải cách thâm sâu Quân đội và Quốc phòng Quân ủy Trung ương, Ủy viên Ủy ban tuyển cử Quân Giải phóng. Giai đoạn đầu năm 2022, ông được bầu làm đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn Quân Giải phóng và Vũ cảnh.[13][14] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[15][16][17] ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[13][18]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung Thiệu Quân được phong quân hàm Đại hiệu (大校 – tương đương Đại tá). Ông được phong thẳng, không qua công tác quân đội.[19] Vào tháng 7 năm 2016, ông được thăng hàm Thiếu tướng Quân Giải phóng.[5][Ghi chú 5][Ghi chú 6] Vào tháng 12 năm 2019, ông được thăng hàm Trung tướng Quân Giải phóng, bậc hàm tiếp cận cấp cao nhất trong hệ thống quân hàm quân đội Trung Quốc với ba cấp tướng là Thiếu tướng, Trung tướng và Thượng tướng.[Ghi chú 7] Ông là một vị tướng đặc biệt của Trung Quốc. Chung Thiệu Quân công tác không xuất phát từ lĩnh vực quân sự, mà là chuyển vị trí giữa chừng trong sự nghiệp,[20] đồng thời là ngôi sao đang lên và nhân vật trẻ nhất trong số lực lượng phụ tá của lãnh tụ Tập Cận Bình.[1][21][22]

Năm thụ phong 2013 2016 2019
Quân hàm
Cấp bậc Đại hiệu Thiếu tướng Trung tướng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tại Trung Hoa, Bí thư Tỉnh ủy là lãnh đạo vị thứ thứ Nhất, Tỉnh trưởng là lãnh đạo vị trí thứ Hai. Trong thời gian ngắn trước khi bổ nhiệm vị trí Tỉnh trưởng, theo các đợt bầu cử của Nhân Đại tỉnh cùng bổ nhiệm của Tổng lý Quốc vụ viện thì Bí thư Tỉnh ủy thường kiêm nhiệm vị trí Tỉnh trưởng.
  2. ^ 12,8% là tốc độ tăng trưởng nội tệ của Chiết Giang, từ 5,6 nghìn tỷ tệ lên 6,2 nghìn tỷ tệ. Bởi giảm tỷ giá nhân dân tệ xuống nên tính theo đô la Mỹ, tốc độ tăng trưởng là 6,8%.
  3. ^ Các Quân chủng Giải phóng quân gồm có: Lục quân, Hải quân, Không quân, Hỏa tiễn, Chi viện, và Vũ Cảnh.
  4. ^ Trung Hoa hiện tại có năm chiến khu, gồm: Chiến khu Đông bộ, Chiến khu Nam bộ, Chiến khu Tây bộ, Chiến khu Bắc bộ, Chiến khu Trung ương. Đây là các chiến khu cực kỳ quan trọng, đơn vị cấp bộ.
  5. ^ Tháng 7 năm 2016, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tham sát Lực lượng dự bị chiến lược và phong cấp quân hàm Thiếu tướng Giải phóng quân.
  6. ^ Từ năm 2018, Chung Thiệu Quân là Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương, hàm Bộ trưởng, thăng quân hàm Trung tướng tháng 12 năm 2019. Ông là Tiến sĩ Tâm lý học, Tướng quân Giải phóng quân, người phụ tá lãnh tụ Tập Cận Bình từ năm 2002 thuộc Quân đội Chiết Giang Tập Cận Bình.
  7. ^ Vào ngày 10 tháng 12 năm 2019, Chung Thiệu Quân mặc quân phục Thiếu tướng khi tham gia Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương. Vào ngày 12 tháng 12 năm 2019, ông được thăng quân hàm Trung tướng bởi Quân ủy Trung ương.

Nguồn trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Annie Wu (ngày 12 tháng 3 năm 2018). “Details Revealed About Xi Jinping's Most Trusted Aide”. Epoch Times. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ “解放军最新出炉这份名单 有何特殊之处?” [Danh sách mới nhất do Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc công bố]. New Sina (bằng tiếng Trung). ngày 27 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ RANADE, JAYADEVA (ngày 22 tháng 1 năm 2017). “XI JINPING'S POLITICAL POWER BASE”. Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ Willy Lam (ngày 11 tháng 5 năm 2016). “The Eclipse of the Communist Youth League and the Rise of the Zhejiang Clique”. Ref World. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ a b c Willy Lam Wo-lap (ngày 16 tháng 2 năm 2016). “Who will succeed President Xi Jinping?”. Ejinsight. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ “两年间浙江GDP站上新台阶 6万亿背后的成长新逻辑” [Chiết Giang đạt 6 nghìn tỷ tệ sau hai năm, phương án tăng trưởng hợp lý]. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). ngày 22 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “从上海到北京 习近平贴身秘书只有钟绍军”. Mingjing News. Boxun. ngày 11 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ “Out of control? The Secretary of the University Commanding General Xi? Great Reversal, Great Changes in the World, See Everyone Treats the CCP as an Enemy * Apollo News Network”. Tekdeep. ngày 26 tháng 7 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ “Zhong Shaojun 钟绍军 (Chung Thiệu Quân)”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ Edward Wong (ngày 30 tháng 9 năm 2015). “The 'Gatekeeper' in Xi Jinping's Inner Circle”. Sinophere Blogs. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  11. ^ Choi Chi-yuk (ngày 13 tháng 9 năm 2017). “Young guns including Xi Jinping's top military aide expected to move up the ranks”. South China Morning Post. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ “钟绍军个人资料首次曝光 习近平大秘走向前台” [Tiểu sử đồng chí Chung Thiệu Quân, phụ tá lãnh tụ Tập Cận Bình]. DW News (bằng tiếng Trung). ngày 9 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ a b “解放軍和武警部隊選舉產生出席中國共產黨第二十次全國代表大會代表”. 解放軍報. ngày 19 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  14. ^ 王珂园; 宋美琪 (ngày 17 tháng 8 năm 2022). “解放军和武警部队选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ Willy Lam (ngày 9 tháng 9 năm 2015). “Tianjin disaster, part of a plot to overthrow Xi Jinping”. Asia News. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  20. ^ “钟绍军名列官方权威辅导材料编者名单” [Chung Thiệu Quân trong danh sách tài liệu biên giả]. Lianhe Zaobao (bằng tiếng Trung). ngày 11 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2020.
  21. ^ Willy Wo-Lap Lam (ngày 20 tháng 10 năm 2017). “The Irresistible Rise of the "Xi Family Army". The Jamestown Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  22. ^ “习近平率"之江新军"大展拳脚”. Takungpao.com. Boxun. ngày 29 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vũ Nguyên (2020), Chính trị Trung Hoa. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Việt Nghiên cứu Trung Quốc.
  • Jayadeva Ranade, Xi Jinping's China, Nhà xuất bản K W Publishers Pvt Ltd (15 tháng 9 năm 2017). ISBN 9789386288905, ISBN 978-9386288905.
  • Elizabeth C. Economy (2018), The Third Revolution: Xi Jinping and the New Chinese State. Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN 0190866071, ISBN 978-0190866075.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu TV Series: Ragnarok (2020) - Hoàng hôn của chư thần
Giới thiệu TV Series: Ragnarok (2020) - Hoàng hôn của chư thần
Một series khá mới của Netflix tuy nhiên có vẻ do không gặp thời
Review Ayato - Genshin Impact
Review Ayato - Genshin Impact
Về lối chơi, khả năng cấp thủy của Ayato theo mình đánh giá là khá yếu so với những nhân vật cấp thủy hiện tại về độ dày và liên tục của nguyên tố
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét