Con cáo và tổ ong

Con cáo và tổ ong[1] là một bài thơ cổ động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 130 ra ngày 1 tháng 7 năm 1942.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bài thơ gồm 14 câu, kể chuyện con cáo định moi tổ ong ăn mật, song bầy ong đã xúm lại đốt túi bụi, con cáo sợ chạy mất

Tổ ong lủng lẳng trên cành
Trong đầy mật nhộng ngon lành lắm thay.
Cáo già nhè nhẹ lên cây
Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn.
Ong thấy Cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta.
Châm đầu, châm mắt Cáo già
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
Ong kia yêu giống yêu nòi
Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi.
Bây giờ ta thử so bì,
Ong còn đoàn kết, huống chi là người !
Nhật, Tây áp bức giống nòi,
Ta nên đoàn kết để đòi tự do.

Sự kiện ngoài lề[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1959, nhóm họa sĩ Lê Minh Hiền, Trương Qua, Hồ Quảng của Xưởng phim hoạt họa Việt Nam (nay là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam) đã bắt tay thực hiện bộ phim hoạt hình đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam với việc chuyển thể câu chuyện Con cáo và tổ ong thành phiên bản hoạt hình dài 10 phút mang tên Đáng đời thằng Cáo[2]. Bộ phim đã được trao tặng giải thưởng Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai (1973). Hồ QuảngTrương Qua nhận giải đồng hạng: Họa sĩ xuất sắc nhất.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Báo Việt Nam độc lập, số 130, ngày 1-7-1942.
    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật - Hà Nội (1995) // trang 3, trang 236.
    Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật - Hà Nội (2006) // trang 2, trang 168.
  2. ^ Ngô Mạnh Lân (27 tháng 3 năm 2013). “Phim Hoạt hình Việt Nam – Những chặng đường không thể quên”. Báo Thế giới Điện ảnh Online. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Quá khứ của nhân vật Ryomen Sukuna thời Heian đã luôn là một bí ẩn xuyên suốt Jujutsu Kaisen được các bạn đọc mòn mỏi mong chờ
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki