Khu di tích lịch sử Kim Liên

Khu di tích lịch sử Kim Liên
Di tích Việt Nam
Một phần Khu di tích lịch sử Kim Liên
Phân cấpDi tích quốc gia đặc biệt
Vị tríNghệ An
Công nhận1956
WebsiteTrang web chính thức
Tọa độ18°40′47,5″B 105°33′7,2″Đ / 18,66667°B 105,55°Đ / 18.66667; 105.55000
Khu di tích lịch sử Kim Liên trên bản đồ Việt Nam
Khu di tích lịch sử Kim Liên
Vị trí khu di tích Kim Liên (đỏ) trên bản đồ Việt Nam
Một phần Khu di tích lịch sử Kim Liên

Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo quốc lộ 46 . Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 - 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh); núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lịch sử công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích lịch sử văn hóa Kim Liên (gọi tắt là Khu di tích Kim Liên) được Nhà nước cho xây dựng từ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước [1]. Tới năm 1979, Khu di tích Kim Liên được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia theo Quyết định số 54VH/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 [2].

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh,[1] lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình của Người. Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cha mẹ Hồ chủ tịch (hai cụ Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan); ngôi nhà của ông bà ngoại của Người; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; giếng Cốc; lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử Vương Thúc Quý - thầy học khai tâm của Người; nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm - ông nội của chủ tịch Hồ Chí Minh; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thuộc cụm di tích Làng Sen); phần mộ cụ Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tích núi Chung. Toàn khu di tích rộng trên 205 ha, các điểm và cụm di tích cách nhau 2 – 10 km[1].

Được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, khu di tích Kim Liên được Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước tới viếng thăm.

Một số di tích tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Kim Liên

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen), quê nội của chủ tịch Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh khoảng 12.5 km về phía Tây. Làng nằm ở gần núi Chung, cách núi Đại Huệ khoảng 3 km.

Mộ cụ Hoàng Thị Loan

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Khu mộ cụ Hoàng Thị Loan.jpg
Mộ bà Hoàng Thị Loan.jpg

Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi mai táng cụ Hoàng Thị Loan - mẹ của Hồ Chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển.

Khu mộ là ngôi mộ của cụ Hoàng Thị Loan được xây dựng từ ngày 19 tháng 5 năm 1984 đến ngày 16 tháng 5 năm 1985. Nhìn tổng quát, ngôi mộ có hình một khung cửi khổng lồ (khi sinh thời, bà chuyên làm nghề dệt vải để nuôi các con). Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cươngđá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi được phủ đầy hoa giấy (được mang về trồng từ khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh - Đồng Tháp). Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của cụ Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi.

Từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ thì khu vực này đã được đầu tư xây dựng thành một khu tưởng niệm rộng lớn, liên kết với Khu di tích Kim Liên, khu lăng mộ Mai Hắc Đế tạo thành một quần thể di tích lịch sử. Từ ngày khánh thành đến nay, đã có hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước về đây thăm viếng để tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn cụ Hoàng Thị Loan.[cần dẫn nguồn]

Cụm di tích làng Hoàng Trù

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm di tích Hoàng Trù nằm trọn trong làng Hoàng Trù (thường goi là làng Chùa), quê ngoại của Hồ Chí Minh và cũng là nơi Bác Hồ ra đời. Diện tích của cụm di tích này khoảng 3.500 m².

Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

[sửa | sửa mã nguồn]
Kỷ vật trong ngôi nhà

Là ngôi nhà lá 5 gian được dân làng Sen quê nội Hồ Chí Minh dựng lên từ quỹ công của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh, khi ông đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Cụ Nguyễn Sinh Sắc dành hai gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi để ông dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi tối ông thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh.

Các kỷ vật trong ngôi nhà hiện còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh (tên hiệu Bạch Liên) con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Khu di tích Kim Liên: tài sản vô giá của quốc gia”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2009.
  2. ^ “Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2009.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Raiders of the Jade Empire 2018 Vietsub
Raiders of the Jade Empire 2018 Vietsub
Raiders of Jade Empire China, như chúng ta biết ngày nay, sẽ không tồn tại nếu không có nhà Hán
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia