Cordelia (vệ tinh)

Cordelia Biểu tượng Cordelia
Cordelia (hình chụp ngày 21 tháng 1 năm 1986)
Khám phá
Khám phá bởiRichard J. Terrile/Voyager 2
Ngày phát hiệnngày 20 tháng 1 năm 1986
Đặc trưng quỹ đạo
Bán kính quỹ đạo trung bình
49.751,722 ± 0,149 km[1]
Độ lệch tâm0,00026 ± 0,000096[1]
0,33503384 ± 0,00000058 ngày[1]
Độ nghiêng quỹ đạo0,08479 ± 0,031° (với xích đạo Sao Thiên Vương)[1]
Vệ tinh củaSao Thiên Vương
Đặc trưng vật lý
Kích thước50 × 36 × 36 km[2]
Bán kính trung bình
20,1 ± 3 km[2][3][4]
~5.500 km²[a]
Thể tích~38.900 km³[a]
Khối lượng~4,4×1016 kg[a]
Mật độ trung bình
~1,3 g/cm³ (giả định)[3]
~0,0073 m/s²[a]
~0,017 km/s[a]
đồng bộ[2]
không[2]
Suất phản chiếu
Nhiệt độ~64 K[a]

Cordelia (/kɔːrˈdliə/ kor-DEE-lee-ə) là vệ tinh đã biết trong cùng nhất của Sao Thiên Vương. Nó được phát hiện từ những hình ảnh được Voyager 2 chụp vào ngày 20 tháng 1 năm 1986 và được đặt tên tạm thời là S/1986 U 7.[6] Nó không được phát hiện lại cho đến khi Kính thiên văn vũ trụ Hubble quan sát thấy nó vào năm 1997.[5][7] Cordelia đặt tên theo tên con gái út của Lear trong Vua Lia của William Shakespeare. Nó cũng được gọi là Uranus VI.[8]

Ngoài các tham số như quỹ đạo,[1] bán kính 20 km[2]suất phản chiếu hình học 0,08[5] của nó thì các nhà khoa học hầu như không biết gì về nó. Trong các hình ảnh do Voyager 2 chụp, Cordelia xuất hiện như một vật thể thon dài với trục chính hướng về Sao Thiên Vương. Tỷ lệ các trục của hình cầu thuôn dài của Cordelia là 0,7 ± 0,2.[2]

Cordelia có vai trò như là vệ tinh chăn dắt (shepherd moon) bên trong vành đai ε của Sao Thiên Vương.[9] Quỹ đạo của Cordelia nằm trong bán kính quỹ đạo đồng bộ của Sao Thiên Vương, và do đó đang dần suy giảm do sự giảm tốc thủy triều.[2]

Cordelia rất gần với cộng hưởng quỹ đạo 5:3 với Rosalind.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn giải ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Tính toán theo các tham số khác.

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Jacobson, R. A. (1998). “The Orbits of the Inner Uranian Satellites From Hubble Space Telescope and Voyager 2 Observations”. The Astronomical Journal. 115 (3): 1195–1199. Bibcode:1998AJ....115.1195J. doi:10.1086/300263.
  2. ^ a b c d e f g Karkoschka, Erich (2001). “Voyager's Eleventh Discovery of a Satellite of Uranus and Photometry and the First Size Measurements of Nine Satellites”. Icarus. 151 (1): 69–77. Bibcode:2001Icar..151...69K. doi:10.1006/icar.2001.6597.
  3. ^ a b c “Planetary Satellite Physical Parameters”. JPL (Solar System Dynamics). ngày 24 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2008.
  4. ^ a b Williams, David R. (ngày 23 tháng 11 năm 2007). “Uranian Satellite Fact Sheet”. NASA (National Space Science Data Center). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2008.
  5. ^ a b c Karkoschka, Erich (2001). “Comprehensive Photometry of the Rings and 16 Satellites of Uranus with the Hubble Space Telescope”. Icarus. 151 (1): 51–68. Bibcode:2001Icar..151...51K. doi:10.1006/icar.2001.6596.
  6. ^ Smith, B. A. (ngày 27 tháng 1 năm 1986). “Satellites and Rings of Uranus”. IAU Circular. 4168. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ Showalter, M. R.; Lissauer, J. J. (ngày 3 tháng 9 năm 2003). “Satellites of Uranus”. IAU Circular. 8194. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011.
  8. ^ “Planet and Satellite Names and Discoverers”. Gazetteer of Planetary Nomenclature. USGS Astrogeology. ngày 21 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2006.
  9. ^ Esposito, L. W. (2002). “Planetary rings”. Reports on Progress in Physics. 65 (12): 1741–1783. Bibcode:2002RPPh...65.1741E. doi:10.1088/0034-4885/65/12/201.
  10. ^ Murray, Carl D.; Thompson, Robert P. (ngày 6 tháng 12 năm 1990). “Orbits of shepherd satellites deduced from the structure of the rings of Uranus”. Nature. 348 (6301): 499–502. Bibcode:1990Natur.348..499M. doi:10.1038/348499a0. ISSN 0028-0836.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan