Cuộc vây hãm Vicksburg

Trận Vicksburg
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Siege of Vicksburg
Minh họa: Kurz và Allison.
Thời gian18 tháng 54 tháng 7 năm 1863
Địa điểm
Kết quả Thắng lợi quyết định của Liên bang miền Bắc[1]
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa KỳUlysses S. Grant
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ David D. Porter
Liên minh miền Nam Hoa KỳJohn C. Pemberton  (POW)
Thành phần tham chiến
Binh đoàn sông Tennessee
Đội tàu Sông Mississippi
Binh đoàn Vicksburg
Lực lượng
77.000 quân [2] ~33.000 quân
Thương vong và tổn thất
4.835 quân thương vong[3] 3.202 chết hoặc bị thương, 29.495 bị bắt[3], 172 hỏa pháo bị mất [4]

Cuộc vây hãm Vicksburg (18 tháng 54 tháng 7 năm 1863) là hoạt động quân sự lớn sau cùng của chiến dịch Vicksburg thời Nội chiến Hoa Kỳ. Sau một chuỗi các hoạt động, Thiếu tướng Liên bang miền Bắc Ulysses S. Grant đã kéo Binh đoàn sông Tennessee vượt sông Mississippi, đẩy quân Liên minh miền Nam do tướng John C. Pemberton chỉ huy vào thế trận phòng ngự quanh thành phố pháo đài Vicksburg, Mississippi. Sau hai lần tấn công (ngày 1922 tháng 5) vào các công sự của quân miền Nam bị thất bại với thiệt hại nặng nề, Grant quyết định cho quân bao vây thành phố, bắt đầu từ 25 tháng 5. Pemberton không bị bắt buộc phải cố thủ nhưng vẫn quyết cầm cự. Bị cô lập, hầu như không còn tiếp tế, quân dân trong thành phố phải chịu cảnh đói khổ trong 6 tuần. Bị cô lập, hầu như không còn tiếp tế, quân dân trong thành phố phải chịu cảnh đói khổ trong 6 tuần. Khi đó, quân đội của tướng Robert E. Lee lại tấn công miền Bắc, bỏ lửng Vicksburg.[5] Vicksburg luôn chịu những cơn mưa đạn của súng cối miền Bắc, và quân dân ở đây thậm chí còn ăn thịt chuột. Đến ngày 3 tháng 7 năm 1863, quân miền Nam đã nản chí. Đội quân miền Nam duy nhất có khả năng cứu vãn Vicksburg cũng không làm gì được.[6] Pemberton phải giảng hòa,[4] và đầu hàng vào ngày 4 tháng 7 năm ấy.[7]

Do tầm quan trọng của Vicksburg với phe miền Nam, đại thắng tại Vicksburg của quân miền Bắc có ý nghĩa to lớn trong cuộc chiến.[8] Không những là thắng lợi chiến thuật lớn của quân miền Bắc, đây cũng là chiến thắng về mặt tâm lý cho họ.[9] Trận Vicksburg đã dẫn tới việc cảng Hudson thất thủ ngày 9 tháng 7,[10] khiến cho sông Mississippi từ đó hoàn toàn thuộc kiểm soát của miền Bắc cho đến hết cuộc chiến. Thắng lợi lớn tại Vicksburg đã đánh dấu sự chấm dứt của chiến dịch hiển hách nhất của Grant trong suốt chiến tranh,[11] đã loại hẳn một Binh đoàn của miền Nam ra khỏi vòng chiến[12]. Trận Vicksburg cũng xua tan tiếng xấu của ông như là vị tướng suýt thua trận Shiloh (1862),[13] và khiến ông dần dần trở thành người anh hùng của Liên bang.[14] Chiến thắng Vicksburg thể hiện sự táo bạo và tài dụng binh của Grant,[11] và được xem là thắng lợi vĩ đại nhất của một viên tướng Liên bang cho đến thời điểm ấy.[15] Quân của ông đã bắt được tù binh cùng với hàng trăm khẩu pháo.[4] Sự đầu hàng của quân miền Bắc tại Vicksburg song hành với thất bại của Lee trong trận Gettysburg được xem là một "thảm họa đôi" cho quân miền Nam[12], cũng như là một bước ngoặt của Nội chiến Hoa Kỳ.[16] Cả hai trận chiến đều được xem là những chiến thắng lớn nhất của Liên bang miền Bắc trong suốt cuộc chiến.[17] Với ý nghĩa chính trị trọng đại,[11] hai trận đánh này là mốc lịch sử bắt đầu sự suy yếu của Liên minh miền Nam, vì kể từ đây lực lượng của họ bị chia làm hai phần, quân miền Nam không thể liên lạc tiếp ứng được với khu vực phía tây sông Mississippi cho đến hết chiến tranh. Thành phố Vicksburg đã không tổ chức kỷ niệm Ngày Độc lập Hoa Kỳ trong suốt 8 năm sau cuộc đầu hàng này. Bên cạnh đó, sự trùng hợp của hai thắng lợi vang dội tại Gettysburg và Vicksburg với Ngày Độc lập năm 1863 có ý nghĩa biểu tượng rất lớn cho quân dân miền Bắc, khiến cho ngày hôm ấy trở nên "thần kỳ" đối với họ.[18][19]

Mặc dù chiến thắng Gettysburg trở nên nổi tiếng hơn hẳn chiến thắng Vicksburg trong lịch sử Hoa Kỳ, trận Vicksburg đã đem lại những thành quả thực tiễn và[18] quan trọng hơn là trận Gettysburg.[8] Ngoài ra, cuộc vây hãm Vicksburg được xem là cuộc vây hãm tiêu biểu nhất của cuộc nội chiến Hoa Kỳ.[20] Dù sao đi chăng nữa, cả hai cuộc đại thắng này đều gia tăng số lượng người ủng hộ Lincoln.[11] Bản thân Lincoln sau khi Grant giành thắng lợi lớn tại Vicksburg cũng càng thêm tin cậy vào khả năng cầm quân của vị tướng này.[12][18] Sau hai thất bại nặng nề, tinh thần cũng như hy vọng ly khai khỏi Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ của người miền Nam.[5] Sau chiến thắng Vicksburg - được xem là một trong những thắng lợi lớn nhất trong lịch sử nhân loại[15] đồng thời là thắng lợi huy hoàng nhất của người Mỹ kể từ sau khi lập quốc,[21] quân đội miền Bắc đã nâng cao uy tín của mình với chiến thắng trong Chiến dịch Tullahoma ở miền Trung Tennessee.[12]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi quân đội Liên bang của Thiếu tướng Ulysses S. Grant vượt sông Mississippi về hướng Nam Vicksburg tại Bruinsburg và tiến về hướng Đông Bắc, Grant đánh thắng quân miền Nam trong Trận cảng GibsonRaymond rồi chiếm được Jackson, thủ phủ bang Mississippi vào ngày 14 tháng 5 năm 1863, buộc Tướng Pemberton phải rút quân về hướng Tây. Quân miền Nam cố gắng chặn chân quân miền Bắc, nhưng thất bại trong hai trận Champion HillBig Black River Bridge. Pemberton tin là binh đoàn của Thiếu tướng William T. Sherman đang hòng đánh tạt sườn quân đội ông từ hướng Bắc, do đó Pemberton không còn gì nữa ngoài hai lựa chọn duy nhất: hoặc là triệt thoái hoặc là để bị bọc sườn. Pemberton đốt cháy các cây cầu trên dòng sông Big Black và lấy hết tất cả những gì có thể ăn được trên đường tiến của ông, cả thực vật lẫn động vật, giữa lúc ông đang rút quân về thành phố Vicksburg được bố phòng chặt chẽ.[22]

Lực lượng hai bên và tuyến phòng thủ Vicksburg

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ John C. Fredriksen, American Military Leaders: A-L. v. 2. M-Z, trang 300
  2. ^ Kennedy, trg 172.
  3. ^ a b Kennedy, trg 173.
  4. ^ a b c James R. Arnold, Roberta Wiener, American Civil War: The Essential Reference Guide, trang 223
  5. ^ a b Mary Beth Norton, Carol Sheriff, David W. Blight, Howard P. Chudacoff, Fredrik Logevall, A People and a Nation, Volume I: A History of the United States: To 1877, các trang 411-414.
  6. ^ Tim McNeese, America's Civil War, trang 81
  7. ^ Sheehan-Dean, Aaron. Gettysburg: Turning Point or a Small Stepping-Stone to Victory. Cập nhật ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  8. ^ a b Christopher Waldrep, Vicksburg's long shadow: the Civil War legacy of race and remembrance, các trang XI-XVI.
  9. ^ Edward L. Ayers, Lewis L. Gould, David M. Oshinsky, Jean R. Soderlund, American Passages: A History of the United States, Volume 1: To 1877, Brief, các trang 324-327.
  10. ^ Siege of Vicksburg, 19 May-ngày 4 tháng 7 năm 1863
  11. ^ a b c d David M. Kennedy, Lizabeth Cohen, Thomas A. Bailey, The American Pageant, Volume I: A History of the American People: To 1877, Tập 1, trang 496
  12. ^ a b c d Gary W. Gallagher, Lee and His Generals in War and Memory, trang 253
  13. ^ Mark E. Neely, Harold Holzer, The Union image: popular prints of the Civil War North, trang 208
  14. ^ Mark E. Neely, Harold Holzer, The Union image: popular prints of the Civil War North, trang 162
  15. ^ a b Wilmer Jones, Generals in Blue and Gray: Volume One; Lincoln's Generals, trang 173
  16. ^ Gina DeAngelis, The Battle of Gettysburg: Turning Point of the Civil War, các trang 33-36.
  17. ^ Stephen E. Ambrose, Duty, honor, country: a history of West Point, trang 186
  18. ^ a b c Alan Hankinson, Vicksburg 1863: Grant clears the Mississippi, trang 68
  19. ^ A. E. Elmore, Lincoln's Gettysburg address: echoes of the Bible and Book of Common Prayer, trang 219
  20. ^ Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, các trang 924-925.
  21. ^ William McKnight, Do they miss me at home?: the Civil War letters of William McKnight, Seventh Ohio Volunteer Cavalry, trang 233
  22. ^ Esposito, text for map 105.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Cô có vẻ ngoài của một con người hoặc Elf, làn da của cô ấy có những vệt gỗ óng ánh và mái tóc của cô ấy là những chiếc lá màu xanh tươi
Enkanomiya rơi xuống từ… trên trời
Enkanomiya rơi xuống từ… trên trời
Nhiều người nghĩ Enkanomiya rơi từ trên mặt biển Inazuma xuống khi Vị thứ nhất và Vị thứ hai hỗn chiến
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Thread này sẽ là sự tổng hợp của tất cả những mối liên kết kì lạ đến Thiên Không Childe có mà chúng tôi đã chú ý đến trong năm qua